Việc tăng cường quản lý, vận hành, sửa chữa công trình cấp nước tập trung góp phần cải thiện đời sống, nâng cao sức khỏe người dân và xây chắc tiêu chí nước sạch trong xây dựng nông thôn mới ở Hà Tĩnh.
Để tăng tỷ lệ hộ nông thôn được tiếp cận với nước sạch đạt chuẩn, Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn Hà Tĩnh không ngừng triển khai các giải pháp, mở rộng mạng lưới, cung cấp và cải thiện chất lượng nước phục vụ người dân.
Hà Tĩnh triển khai nhiều giải pháp đưa nước sạch đến với vùng nông thôn, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, hoàn thành tiêu chí xây dựng nông thôn mới.
Tới nay, có 81.462/293.534 hộ dân vùng nông thôn được sử dụng nước từ các công trình cấp nước tập trung, góp phần quan trọng trong quá trình xây dựng NTM ở Hà Tĩnh.
Nước sạch được đưa về tận thôn không chỉ mang lại cho người dân nhiều vùng quê Hà Tĩnh niềm vui khi được sử dụng nguồn nước đảm bảo chất lượng mà còn góp phần cho các địa phương sớm đạt chuẩn trong xây dựng nông thôn mới.
Để người dân nông thôn Hà Tĩnh được quyền tiếp cận dịch vụ cấp nước sạch an toàn góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, đảm bảo chỉ tiêu nước sạch trong NTM là mục tiêu mà Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn luôn hướng tới.
Việc có hơn 1,1 triệu người khu vực nông thôn Hà Tĩnh được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh không chỉ nâng cao đời sống Nhân dân mà còn góp phần vào việc cùng tỉnh xây dựng đạt chuẩn nông thôn mới.
Tuần lễ Quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường năm 2023 có chủ đề: “Nước an toàn và đầy đủ cho mọi người” sẽ được phát động và hưởng ứng trên địa bàn Hà Tĩnh từ ngày 29/4 - 6/5.
Kể từ khi công trình cấp nước sinh hoạt La Giang đi vào vận hành, hơn 4.000 hộ dân ở 3 xã Lâm Trung Thủy, Bùi La Nhân, Quang Vĩnh thuộc vùng hạ huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) đã được tiếp cận với nguồn nước sạch đảm bảo, từ đó thay đổi thói quen sử dụng nước sinh hoạt.
Nhà máy xử lý nước sạch cụm Bắc Thạch Hà đang gấp rút hoàn thiện cơ sở hạ tầng để đến ngày 31/12/2021 thay mới nguồn nước thô từ sông Già sang hồ Trại Tiểu (xã Mỹ Lộc, Can Lộc).
Thiếu hệ thống cung cấp nước sạch không chỉ ảnh hưởng đến sức khoẻ, sinh hoạt của người dân mà còn “cản bước” hành trình xây dựng huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đạt chuẩn nông thôn.
Dù đã có hệ thống nước sạch nhưng từ nhiều năm nay, người dân xã Thạch Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) vẫn đang dùng nước mưa, nước giếng khoan để ăn uống, còn nước máy chỉ để... giặt giũ, tưới cây.
Trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp cùng thời tiết nắng nóng nhưng các nhà thầu Tiểu dự án nước sạch cho 9 xã ở 2 huyện Can Lộc, Lộc Hà (Hà Tĩnh) vẫn đảm bảo tiến độ thi công.
Theo thống kê, nước sinh hoạt của người dân khu vực nông thôn của huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) chủ yếu từ nguồn nước giếng trong khi công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung trên địa bàn còn rất hạn chế.
Ước mơ của người dân Kỳ Nam (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) đang dần trở thành hiện thực khi dự án mở rộng, nâng cấp hệ thống cấp nước sinh hoạt thuộc Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới năm 2020 đang được triển khai.
Sau gần 2 tháng triển khai thi công, công trình nước sạch do Quỹ Thiện Tâm - Tập đoàn Vingroup tài trợ đã hoàn thành đưa vào sử dụng phục vụ người dân vùng lũ Sơn Bằng (Hương Sơn - Hà Tĩnh).
Công trình nước sạch với tổng kinh phí 478 triệu đồng do Quỹ Thiện Tâm, Tập đoàn Vingroup tài trợ được xây dựng tại thôn 3, xã Hà Linh (Hương Khê, Hà Tĩnh).
Hồ chứa nước Khe Trúc với dung tích thiết kế gần 2,6 triệu m3 vừa được UBND huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) bàn giao cho Công ty TNHH MTV Thủy lợi Bắc Hà Tĩnh tiếp nhận quản lý, khai thác.
Với chi phí đầu tư xây dựng không lớn nhưng các mô hình xử lý nước thải sinh hoạt ở Hà Tĩnh bước đầu đã phát huy tác dụng. Nguồn nước sau khi được xử lý có thể sử dụng tưới các loại cây.
Mỗi gia đình ở “ốc đảo” Hồng Lam (Hà Tĩnh) có ít nhất 2 bể chứa nước mưa và chỉ dùng cho nấu ăn, nước uống nhưng do khô hạn kéo dài, nhiều bể nước đã trơ đáy.
Năm 2020, Hà Tĩnh bố trí 180 tỷ đồng đầu tư xây dựng, nâng cấp 4 dự án cấp nước sạch nông thôn, góp phần hoàn thành tiêu chí nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn trong xây dựng nông thôn mới .