Phát triển loại vi khuẩn chỉ “ăn” khí CO2

Sau 10 năm nghiên cứu, các chuyên gia Viện Nghiên cứu khoa học Weizmann (WIS) của Israel đã phát triển loại vi khuẩn chỉ hấp thụ khí carbon dioxide (CO2).

Thành công của công trình này có thể giúp phát triển các công nghệ trong tương lai để giảm hiệu ứng khí thải nhà kính trong bầu khí quyển và chống lại tình trạng nóng lên toàn cầu.

Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Tế bào số ra ngày 27/11, loại vi khuẩn này phát triển toàn bộ sinh khối cơ thể từ khí CO2 trong không khí.

Các nhà khoa học Israel đã có thể “tái lập trình” vi khuẩn E.coli, loài vi khuẩn tiêu thụ đường và thải ra CO2, vì vậy loại vi khuẩn này sử dụng CO2 từ môi trường và sản xuất ra đường mà chúng cần để nuôi cơ thể.

Các chuyên gia đã vẽ sơ đồ gen của vi khuẩn, thêm vào gen của chúng một số gen mới để tạo ra bộ gen vi khuẩn trong phòng thí nghiệm.

Ngoài ra, họ cũng cấy vào vi khuẩn một loại gen cho phép chúng nhận năng lượng từ chất gọi là formate. Quá trình này chưa đủ để làm cho vi khuẩn thay đổi chế độ ăn của chúng, do đó quá trình xử lý “cách mạng hóa trong phòng thí nghiệm” từ từ tách chúng ra từ đường.

Ở mỗi giai đoạn trong quá trình trên, tập tính của vi khuẩn làm quen với việc giảm một lượng đường và cùng thời gian đó chúng tiếp nhận thêm một lượng dư CO2 và formate.

Các thế hệ sau của vi khuẩn từ từ thoát khỏi sự phụ thuộc vào đường cho đến khoảng 6 tháng sau đó, chúng đã quen với cơ chế tiêu hóa mới. Một số vi khuẩn trải qua sự biến đổi hoàn toàn về dinh dưỡng.

Các nhà nghiên cứu tin rằng thói quen “ăn uống” của loại vi khuẩn này có thể có lợi cho sức khỏe của Trái Đất.

Ví dụ, các công ty công nghệ sinh học sử dụng các cấu trúc tế bào vi khuẩn hoặc nấm men sẽ sản xuất ra các sản phẩm hóa học có thể sản sinh ra loại vi khuẩn này trong các tế bào sử dụng CO2 thay vì sử dụng một lượng lớn si-rô ngô như hiện nay.

Theo Công Đồng (TTXVN)

Đọc thêm

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Trước những vấn đề cấp thiết đang hiện hữu, các nhà khoa học từng nhận giải VinFuture dự đoán những nghiên cứu đột phá trong lĩnh vực biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường, an ninh năng lượng hay sức khỏe toàn cầu… sẽ là những ứng cử viên tiềm năng cho Giải thưởng VinFuture 2024 danh giá.
Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Sau video robot nhỏ thuyết phục "đồng đội" bỏ việc, nhiều người lo ngại viễn cảnh robot tích hợp AI có thể nổi loạn và tự ra quyết định.
Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Sau 3 mùa gây tiếng vang, các nhà khoa học trong nước kỳ vọng sự trở lại của Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024 với chuỗi hoạt động kết nối khoa học công nghệ, đặc biệt là “Chuỗi Đối thoại Khám phá tương lai VinFuture” hứa hẹn mang đến “cơ hội vàng” để tiếp cận tri thức toàn cầu và hợp tác phát triển.
Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất được làm từ kyawthuite, loại khoáng chất màu đỏ cam trong suốt chỉ có một mẫu vật đặt ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Los Angeles.