Phim ‘Cha cõng con’: Nỗi ám ảnh từ câu chuyện có thật

Tác phẩm điện ảnh nghệ thuật mang đề tài tình phụ tử bắt nguồn từ một nỗi ám ảnh ngoài đời thực của đạo diễn Lương Đình Dũng lúc anh mới chỉ 6 tuổi.

Bộ phim nghệ thuật Cha cõng con được đạo diễn kiêm biên kịch Lương Đình Dũng mới chính thức hoàn thành hồi tháng 11/2016. Ê-kíp sản xuất đang đưa tác phẩm tới dự nhiều liên hoan phim quốc tế, trước khi trình chiếu cho khán giả Việt Nam vào tháng 4 tới.

Cảm hứng từ nỗi ám ảnh hình ảnh con đánh cha

“Tôi rất nhiều lần đã muốn bỏ Cha cõng con. Khi định ghi hình năm 2013, bối cảnh quay gặp lũ quét. Tôi suy sụp tinh thần tới mức mất ăn, mất ngủ, không dám trò chuyện với ai suốt một tuần liền.

Nhiều lúc tôi muốn chuyển sang làm việc khác, chọn dự án khác. Nhưng rồi sự đau đáu mà cá nhân dành cho Cha cõng con vẫn còn đó, và tới năm 2015 thì phim chính thức khởi quay”, Lương Đình Dũng hồi tưởng.

phim cong con noi am anh tu cau chuyen co that

Cha cõng con là tác phẩm điện ảnh đầu tay của đạo diễn Lương Đình Dũng. Anh đã mất rất nhiều năm để phát triển và hoàn thành dự án.

Nổi tiếng trong lĩnh vực truyền thông thông qua các tác phẩm đĩa hài hoặc phim quảng cáo, nhưng Cha cõng con mới là tác phẩm điện ảnh đầu tay của Lương Đình Dũng. Kịch bản phim do chính anh thực hiện từng khiến nhà biên kịch nổi tiếng Hollywood là Pilar Alessandra rơi lệ, và bà đã quyết định biên tập nó miễn phí cho anh.

Nhắc đến ý tưởng của Cha cõng con - tác phẩm mang chủ đề tình phụ tử - Lương Đình Dũng tiết lộ: “Năm mới 6 tuổi, có một hôm tôi đi cùng bố. Khi ấy, tôi gặp cảnh một cậu con trai 18 tuổi dùng đòn gánh phang cha đẻ.

Cuối cùng, do bố tôi là một võ sĩ quyền Anh, ông đã ra tay can ngăn. Người cha bị đòn khi ấy bảo rằng con ông say rượu nên đánh mình, và hy vọng đứa con máu mủ sau này sẽ thay đổi.

Tôi rất sợ hãi và cảm thấy ám ảnh bởi câu chuyện đó suốt một thời gian dài. Lớn lên, tôi tiếp tục chứng kiến rất nhiều câu chuyện đau thương khác trong xã hội. Cha cõng con ra đời với mong muốn khơi gợi tình người trong ai đó đang bỏ quên vì cuộc sống xô bồ hôm nay. Tình phụ tử hay tình mẫu tử là điều vĩ đại và rất thiêng liêng”.

phim cong con noi am anh tu cau chuyen co that

Tình phụ tử là chủ đề chính của Cha cõng con và đạo diễn Lương Đình Dũng mong bộ phim có thể tiếp cận đối tượng khán giả gia đình.

Quá trình ghi hình Cha cõng con thực sự vất vả, nhưng cũng rất lý thú. Ban đầu, Lương Đình Dũng định sử dụng kỹ xảo cho các cảnh mưa bão. Nhưng sau khi khảo sát một số đơn vị, anh cảm thấy không ưng ý. Nếu có quyết làm thì rất tốn kém, nhưng không chắc chắn phim sẽ trung thực được không.

Rốt cuộc, ê-kíp quyết định quay đúng vào giữa mùa mưa bão để bộ phim có được những cảnh quay chân thực nhất.

Có rất nhiều điều may mắn xảy ra trong quá trình quay Cha cõng con. Chỉ đúng hai ngày sau khi phim đóng máy, bối cảnh quay chính lại gặp lũ lớn, bị cuốn phăng. Nếu như tiến độ quay chỉ cần chậm một vài ngày thôi, bộ phim chắc chắn sẽ không thể hoàn thành.

“Khát vọng lớn nhất của tôi chỉ là đưa bộ phim tiếp cận với nhiều khán giả nhất có thể, đặc biệt là đối tượng gia đình. Tôi tin rằng bộ phim của mình không giáo điều. Cảm giác của cá nhân tôi bây giờ có lẽ giống như câu hát ‘Cháy hết mình cánh phượng nhẹ nhàng rơi’”, vị đạo diễn hài hước chia sẻ.

Những người cộng sự đặc biệt

Ở buổi hậu kỳ cuối cùng, ê-kíp Cha cõng con đã làm ra bản phim thứ 78, tức họ đã phải xem đi xem lại, chỉnh sửa nhiều lần tác phẩm. Nhưng tại thời điểm đó, thành phẩm vẫn khiến một thành viên trong đoàn rơm rớm nước mắt. Đó là nhà quay phim Lý Thái Dũng.

phim cong con noi am anh tu cau chuyen co that

Đoàn làm phim Cha cõng con tại buổi giới thiệu tác phẩm sáng 18/1: quay phim Lý Thái Dũng, nam diễn viên Ngô Thế Quân, đô vật Hà Văn Hiếu, đạo diễn Lương Đình Dũng (từ trái qua).

Đạo diễn Lương Đình Dũng gián tiếp ca ngợi nhà quay phim tài ba của mình rằng: “Trong các bộ phim chiến tranh, khung hình của Lý Thái Dũng rất chắc chắn. Đến Cha cõng con, tôi cần sự trong sáng kiểu trẻ con. Nhiều người nghĩ các vị họa sĩ tài ba thì làm sao vẽ được những bức tranh ngây thơ như trẻ con ba tuổi. Nhưng anh ấy đã làm được điều đó”.

Thực hiện nhiều cảnh quay ngoại, lại bị lệ thuộc vào thời tiết, nhưng quay phim Lý Thái Dũng không cho rằng đó là điều khó khăn. “Chúng tôi chuẩn bị rất kỹ càng về mặt kỹ thuật. Bất cứ thời tiết nào cũng có giá trị của nó, và đã quay phim tức là vất vả, chỉ là ít hay nhiều thôi”, anh khiêm tốn cho biết.

Quay phim Lý Thái Dũng đi theo “chủ nghĩa duy cảm, coi trọng cảm xúc hơn giá trị thị giác”. Theo anh, 70% kế hoạch đã được hiện thực hóa, bởi đó là quá trình chuẩn bị rất dài khi kịch bản phân cảnh được vẽ đến 974 hình. 30% còn lại phụ thuộc vào các yếu tố khách quan, nằm ngoài tầm kiểm soát của ê-kíp.

Âm nhạc trong Cha cõng con cũng là một điều đáng chờ đợi, bởi nó được thực hiện bởi Lee Dong Jun - nhà soạn nhạc của nhiều bom tấn Hàn Quốc ăn khách như Cờ bay phấp phới, Điều kỳ diệu trong phòng giam số 7...

Đây là một nghệ sĩ tài năng có tiếng của xứ kim chi, với khả năng biến hóa uyển chuyển theo đề tài của mỗi dự án. Ban đầu, Lee Dong Jun nhận kịch bản từ Lương Đình Dũng và cảm thấy có chút ngần ngại. Nhưng sau khi xem bản dựng đầu tiên của bộ phim, nghệ sĩ Hàn Quốc quyết định nhận lời bởi anh “không nghĩ tác phẩm lại tốt đến thế”.

Theo dõi Cha cõng con, khán giả có cơ hội gặp lại Ngô Thế Quân - nam diễn viên của bộ phim Thời xa vắng (2003). Anh vốn xuất thân là người chuyên thiết kế mỹ thuật cho tạp chí, sách báo. Ngô Thế Quân cho biết anh là người yêu điện ảnh và một cuộc gặp gỡ tình cờ với đạo diễn Hồ Quang Minh đã đưa mình tới các phim trường.

“Tôi không phải là dân chuyên nghiệp, chỉ diễn xuất theo bản năng. Khi đóng phim, tôi cũng không tập dượt gì nhiều, chỉ đứng trước máy quay và diễn theo kịch bản. Ý thức rằng mình không phải là dân chuyên nghiệp, nên tôi không tham gia quá nhiều dự án, hoặc phải thấy dự án nào thực sự tâm đắc mới nhận lời”, Ngô Thế Quân nói.

phim cong con noi am anh tu cau chuyen co that

Hình ảnh đô vật Hà Văn Hiếu bên cạnh các diễn viên nhí trong phim.

Một gương mặt đặc biệt nữa của Cha cõng con là Hà Văn Hiếu - đô vật từng giành hai huy chương vàng SEA Games - trong vai một chàng mù.

“Đây là lần thứ hai tôi đóng phim sau một dự án trước đây của anh Bùi Thạc Chuyên. Đó cũng là cơ duyên đưa tôi đến Cha cõng con. Ban đầu, tôi nghĩ đóng vai mù rất khó, nhưng dưới sự chỉ dẫn của anh Lương Đình Dũng, tôi không gặp mấy khó khăn.

Tôi muốn thử sức trong lĩnh vực điện ảnh để xem khả năng bản thân ra sao, nhưng cũng không muốn chuyển hẳn sang nghiệp diễn viên. Bởi công việc chính của cá nhân lúc này là huấn luyện viên, đào tạo vận động viên thành tích cao cho quốc gia. Giờ tôi thậm chí vẫn còn có thể thi đấu ngon lành”, đô vật bộc bạch.

Cho tới giờ, đạo diễn Lương Đình Dũng dự kiến phát hành Cha cõng con vào tháng 4. Theo kế hoạch, đến tháng 6, anh sẽ bấm máy dự án tiếp theo mang tên Thành phố ngủ gật.

Theo Zing

Đọc thêm

Podcast giai thoại danh nhân: Bóng dáng người vợ

Podcast giai thoại danh nhân: Bóng dáng người vợ

Danh họa Nguyễn Phan Chánh có mối tình lớn với người vợ đầu tiên, người đã sinh cho ông 6 người con và dâng hiến cả cuộc đời cho gia đình. Dù là vợ của một danh họa nổi tiếng, nhưng bà có một cuộc đời vất vả, lo toan và nhiều hy sinh.
Nhớ về kẻ sĩ Ngàn Hống Võ Hồng Huy

Nhớ về kẻ sĩ Ngàn Hống Võ Hồng Huy

Nhà nghiên cứu văn hoá dân gian Võ Hồng Huy là người có nhiều đóng góp cho kho tàng văn hoá dân gian xứ Nghệ với danh xưng: “kẻ sĩ Ngàn Hống”.
Trương Ngọc Ánh duyên nợ với thơ lục bát

Trương Ngọc Ánh duyên nợ với thơ lục bát

Duyên nợ với thi ca đã giúp thầy giáo dạy Sử sinh ra từ miền quê mặn mòi ven biển Đỉnh Bàn (TP Hà Tĩnh) đến với những vần thơ thấm đẫm phù sa quê hương. Trương Ngọc Ánh làm nhiều thơ, đủ các thể loại nhưng nhiều nhất, đặc sắc nhất vẫn là những bài thơ lục bát.
Dấu ấn 50 năm nền văn học nghệ thuật Hà Tĩnh

Dấu ấn 50 năm nền văn học nghệ thuật Hà Tĩnh

50 năm sau ngày thống nhất đất nước, các thế hệ văn nghệ sỹ Hà Tĩnh đã góp phần xây dựng được một nền VHNT dày dặn. Với hàng ngàn tác phẩm trên các lĩnh vực,  phản ảnh sinh động về sự phát triển kinh tế, văn hoá xã hội của Hà Tĩnh qua các giai đoạn lịch sử.
Ca khúc cách mạng - sức mạnh chiến thắng

Ca khúc cách mạng - sức mạnh chiến thắng

Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước kết thúc đã 50 năm nhưng âm hưởng hào hùng của những ngày tháng khói lửa vẫn vẹn nguyên bởi những ca khúc đi cùng năm tháng. Lời ca tiếng hát đã tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn, hun đúc tâm thế của cả dân tộc cùng ra trận và làm nên chiến thắng 30/4/1975.
Podcast truyện ngắn: Chuyến tàu Thống Nhất

Podcast truyện ngắn: Chuyến tàu Thống Nhất

Hai người bạn già ngồi bên nhau, nhấp từng ngụm trà cảm nhận vị đắng chát tan ra trong khoang miệng. Rồi chỉ còn lại vị ngọt cứ mênh mang nơi cuống họng. Ánh mắt họ hướng về phía lá cờ đỏ sao vàng treo trước cổng nhà đang tung bay trong gió…
Đêm không ngủ tại Thành phố Hồ Chí Minh

Đêm không ngủ tại Thành phố Hồ Chí Minh

Tối 29/4 - rạng sáng 30/4, hàng nghìn người dân tập trung trên các tuyến đường trung tâm TP.HCM để chờ xem Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Màn trình diễn 7 phút của 10.500 drone

Màn trình diễn 7 phút của 10.500 drone

Tối 28/4, 10.500 drone lần lượt thắp sáng bầu trời TP.HCM trong khoảng 7 phút, chào mừng 50 năm thống nhất đất nước với hàng loạt hình ảnh biểu tượng như Bác Hồ, Dinh Độc Lập...
Khai trương mùa du lịch biển Thạch Hải

Khai trương mùa du lịch biển Thạch Hải

Đây là sự kiện khởi động cho mùa du lịch biển sôi động năm 2025, góp phần quảng bá vẻ đẹp nguyên sơ, hấp dẫn của vùng biển Thạch Hải (TP Hà Tĩnh) đến với du khách gần xa.
Podcast truyện ngắn: Trái tim hòa bình

Podcast truyện ngắn: Trái tim hòa bình

Bước đi trong lòng địa đạo, cô thấy tim mình rung lên trong lồng ngực. Còn người cựu chiến binh già, có biết bao hồi ức đẹp ùa về, hồi ức về một thời binh lửa...
Podcast tản văn" Về đâu tháng Tư

Podcast tản văn: Về đâu tháng Tư?

Rồi mùa hạ sẽ bước những bước chân dập dồn mạnh mẽ, cái nắng non nớt run rẩy tháng Tư sẽ thay bằng những trận nắng trập trùng tháng Năm, tháng Sáu...
Những bài ca bất tử…

Những bài ca bất tử…

Chiến tranh đã lùi xa, mảnh đất bom cày đạn xới năm xưa nay đã trở thành những địa chỉ đỏ. Bài ca bất tử về những người đã sống, chiến đấu trên quê hương Hà Tĩnh vẫn còn vang vọng mãi...