Phim "Em chưa 18" đoạt Bông Sen Vàng

Sau khi phá kỷ lục phòng vé Việt, tác phẩm của đạo diễn Lê Thanh Sơn tiếp tục được vinh danh ở Liên hoan phim Việt Nam.

Đêm bế mạc Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 20 diễn vào 20h ngày 28/11 ở Nhà hát Trưng Vương (Đà Nẵng), thu hút hơn 1.000 khán giả cùng hàng trăm nghệ sĩ, giới chuyên môn điện ảnh... tham dự.

Phim Em chưa 18 đoạt giải Bông Sen Vàng cho hạng mục phim truyện điện ảnh. Trong 16 phim truyện điện ảnh tranh giải ở liên hoan năm nay, phim hài do Lê Thanh Sơn đạo diễn, Charlie Nguyễn sản xuất, có doanh thu cao nhất lịch sử màn ảnh Việt. Ngoài hai diễn viên chính là Kiều Minh Tuấn, Kaity Nguyễn, phim còn có sự góp mặt của Will, Châu Bùi và Quang Minh...

Phim là bệ phóng tên tuổi cho hot girl 17 tuổi Kaity Nguyễn - người sinh ra ở Việt Nam và lớn lên tại Mỹ. Cô thể hiện tròn trịa vai diễn đầu tay - một nữ sinh gạ tình tay chơi (Kiều Minh Tuấn) để trả thù bạn trai, nhưng cuối cùng bị anh ta cuốn hút. Việc hot girl đoạt danh hiệu quan trọng ở sự kiện điện ảnh phản ánh tiêu chí chấm giải dựa trên tinh thần tươi trẻ, đậm chất giải trí dành cho các tác phẩm dự thi.

phim em chua 18 doat bong sen vang

Diễn viên Kaity Nguyễn (trái) nhận giải "Nữ diễn viên chính xuất sắc" bên diễn viên Quý Bình nhận giải "Nam diễn viên chính xuất sắc". Ảnh: Nguyễn Đông.

Hồi cuối tháng 5, Em chưa 18 thu về 169 tỷ đồng với hơn 2,3 triệu vé. Con số này vượt qua doanh thu 168,9 tỷ đồng của Kong: Skull Island (gần một tháng công chiếu ở Việt Nam). Phim hài Việt xác lập kỷ lục mới của màn ảnh trong nước.

Người nhỏ tuổi nhất được vinh danh ở mùa giải điện ảnh 2017 là bé Hà Mi - diễn viên 9 tuổi của Cô gái đến từ hôm qua (đạo diễn Phan Gia Nhật Linh). Hà Mi đoạt danh hiệu Nữ diễn viên phụ xuất sắc với vai Tiểu Li (nhân vật Việt An) lúc nhỏ. Cô bé được nhiều khán giả yêu thích bởi lối diễn tự nhiên, chuyển đổi nhịp nhàng các diễn biến tâm lý.

Đạo diễn Victor Vũ - thành viên ban giám khảo hạng mục phim truyện điện ảnh - nhận xét năm nay, thể loại phim dự thi rất đa dạng, sự chỉn chu và chất lượng của mỗi tác phẩm cho thấy tinh thần làm việc của các nhà làm phim. "Tôi tin giải thưởng đã vào tay những nhà làm phim và những bộ phim xứng đáng", đạo diễn nói.

phim em chua 18 doat bong sen vang

Diễn viên Hà Mi nhận giải cho vai diễn trong phim "Cô gái đến từ hôm qua". Ảnh: Nguyễn Đông.

Phát biểu ở lễ bế mạc, bà Ngô Phương Lan - Cục trưởng Cục Điện ảnh - chia sẻ sự kiện điện ảnh khép lại thành công sau 5 ngày đầy ắp hoạt động với các buổi chiếu phim chật kín rạp, các buổi giao lưu chuyên môn sôi nổi. Nhiều hoạt động bên lề như "Hội thảo con đường đưa điện ảnh Asean ra thế giới", chiếu phim ngoài trời miễn phí... thu hút sự tham gia của đông đảo người trong nghề và khán giả.

Liên hoan phim Việt Nam lần 20 tổ chức tại Đà Nẵng từ ngày 24 đến 28/11 với chủ đề: "Xây dựng nền công nghiệp điện ảnh hiện đại và nhân văn”. Sự kiện là hoạt động lớn, nhằm biểu dương các tác phẩm điện ảnh mang đậm bản sắc dân tộc, giàu tính nhân văn, có dấu ấn sáng tạo, được sản xuất và phổ biến từ sau Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ 19 (năm 2015).

Sự kiện tạo môi trường cho các văn nghệ sĩ điện ảnh, các nhà quản lý, nhà sản xuất, phổ biến và phát hành phim trao đổi kinh nghiệm, góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của điện ảnh Việt Nam, giới thiệu đến công chúng những tác phẩm mới của điện ảnh Việt, qua đó tìm hiểu nhu cầu và thị hiếu điện ảnh của công chúng.

phim em chua 18 doat bong sen vang

Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 20 khép lại sau 5 ngày đầy ắp các hoạt động sôi nổi tại Đà Nẵng.

Mùa giải điện ảnh năm nay có nhiều thay đổi như việc "khai tử" hạng mục phim video bởi loại hình này đã lỗi thời, sáng lập giải thưởng Phim ASEAN (ASEAN Film Awards) để tăng cường sự hợp tác và vinh danh các tác phẩm trong khu vực. Bước ngoặt quan trọng là sự vắng bóng các phim của Nhà nước, vốn luôn chiếm ưu thế của các kỳ liên hoan trước đây.

Cả 16 phim truyện tham gia tranh giải đều do tư nhân sản xuất, được chiếu rạp với chiến lược quảng bá bài bản. Sự kiện này, kết hợp với việc Hãng phim truyện Việt Nam đang vướng nhiều lùm xùm sau cổ phần hóa, đặt ra thách thức lớn cho điện ảnh Nhà nước trong các năm tới.

Thành phố biển Vũng Tàu sẽ là nơi tổ chức kỳ Liên hoan phim lần thứ 21 vào năm 2019.

Các hạng mục giải thưởng ở Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 20:

Bông Sen Vàng:

Phim truyện điện ảnh: Em chưa 18 - đạo diễn Lê Thanh Sơn (Hãng phim Chánh Phương sản xuất).

Phim hoạt hình: Cậu bé Ma-nơ-canh (đạo diễn Phạm Hồng Sơn).

Phim khoa học: Một giải pháp chống xói lở bờ biển - đạo diễn Phùng Ngọc Tú (Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương).

Phim tài liệu: Sống và kể lại - đạo diễn Nguyễn Hoàng Lâm (Trung tâm Phim tài liệu và Phóng sự, Đài Truyền hình Việt Nam).

Bông Sen Bạc:

Phim truyện điện ảnh: Cô hầu gái của đạo diễn Derek Nguyễn, Cha cõng con của đạo diễn Lương Đình Dũng.

Phim hoạt hình: Một lần đào ngũ, Sóc nâu đáng yêu (Hãng phim hoạt hình Việt Nam).

Phim tài liệu:Việt Nam thời bao cấp - đạo diễn Trần Thanh Hiệp và Ngày về - đạo diễn Nguyễn Thanh Hùng.

Phim khoa học: Nuôi cấy tinh tử trong điều trị vô tinh nam - đạo diễn Phạm Hồng Thắng (Điện ảnh Quân đội Nhân dân).

Giải thưởng của Ban giám khảo:

Phim hoạt hình: Truyền thuyết chiếc khăn Piêu và Sự tích Hoa phượng (Hãng phim Hoạt hình Việt Nam).

Phim khoa học: Thuyền biển Việt Nam (Trung tâm Phim tài liệu và Phóng sự, Đài Truyền hình Việt Nam).

Phim tài liệu: Bảy Cồ - Đồng Tháp (Điện ảnh Quân đội Nhân dân), phim Kể tiếp chuyện hôm qua (Đài Truyền hình Việt Nam sản xuất).

Phim truyện điện ảnh: 12 chòm sao: Vẽ đường cho yêu chạy của đạo diễn Vũ Ngọc Phượng và Cô Ba Sài Gòn của đạo diễn Lộc Trần và Kay Nguyễn.

Đạo diễn xuất sắc:

Phim truyện điện ảnh: Vũ Ngọc Đãng của Hot boy nổi loạn phần hai.

Phim tài liệu: Nguyễn Hoàng Lâm của Sống và kể lại.

Phim khoa học: đạo diễn Phùng Ngọc Tú của Giải pháp chống xói lở bờ biển.

Phim hoạt hình: đạo diễn Trịnh Lâm Tùng của Một lần đào ngũ.

Biên kịch xuất sắc:

Phim tài liệu: Cố Nghệ sĩ Ưu tú Đào Thanh Tùng (phim Thời bao cấp). Phim khoa học: Lê Thị Thanh Bình phim Thuyền biển Việt Nam, hoạt hình: Hoàng Phương Thảo - Sông Đông (Cậu bé Ma-nơ-canh). Phim truyện điện ảnh: Bùi Kim Quy - Lương Đình Dũng của phim Cha cõng con.

Nam diễn viên chính xuất sắc: Quý Bình (Bao giờ có yêu nhau)

Nữ diễn viên chính xuất sắc: Kaity Nguyễn (Em chưa 18)

Nam diễn viên phụ xuất sắc: Nhan Phúc Vinh (Đảo của dân ngụ cư)

Nữ diễn viên phụ xuất sắc: Hà Mi (Cô gái đến từ hôm qua)

Quay phim xuất sắc: phim tài liệu: Nguyễn Quang Tuấn (phim Lọc nước). Phim khoa học: Dương Văn Huân - Nguyễn Tài Việt - Ngô Quý Dương - Nguyễn Xuân Chinh phim Khúc biến tấu của côn trùng. Phim truyện điện ảnh: Lý Thái Dũng (Cha cõng con, Đảo của dân ngụ cư).

Thiết kế âm thanh xuất sắc:

Phim tài liệu: Nguyễn Đình Cảnh - phim Xuphanuvông với Việt Nam (Hãng phim Hội Điện ảnh Việt Nam).

Phim khoa học: Nguyễn Vinh Khoa - phim Muốn về nhà (Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương).

Phim truyện điện ảnh: Franck Desmoulins - phim Cô hầu gái.

Họa sĩ thiết kế mỹ thuật xuất sắc: Phim hoạt hình: Họa sĩ Nguyễn Thị Phương Hoa của phim Truyền thuyết chiếc khăn Piêu, nhóm họa sĩ phim Sóc nâu đáng yêu. Phim truyện điện ảnh: Cô Ba Sài Gòn.

Âm nhạc trong phim hay nhất: Phim hoạt hình: nhạc sĩ Nguyễn Chí Phong (Sóc nâu đáng yêu).

Phim truyện diện ảnh: nhạc sĩ Jerome Leroy của phim Cô hầu gái.

Phim truyện hay nhất do khán giả bình chọn: Yêu đi, đừng sợ của đạo diễn Stephen Gauger.

Giải thưởng Phim ASEAN (ASEAN Film Awards): Chú chim vàng (A yellow bird) của Singapore.

Phim xuất sắc: Chú chim vàng của Singapore.

Đạo diễn xuất sắc: Đạo diễn Wicaksono Wisnu Legowo của phim Turah.

Nam diễn viên chính xuất sắc: Sivakumar Palakrishna (phim Chú chim vàng).

Nữ diễn viên chính xuất sắc: Mary Joy Apostol (phim Birdshot).

Theo Ân Nguyễn/VnExpress

Đọc thêm

Podcast: Chuyện những người phụ nữ Hà Tĩnh được gặp Bác Hồ

Podcast: Chuyện những người phụ nữ Hà Tĩnh được gặp Bác Hồ

Trong ngôi nhà đơn sơ, những bức ảnh kỷ niệm thiêng liêng được treo ngay ngắn như những kỷ vật quý báu. Dù thời gian có qua đi hơn 55 năm thì nhũng ký ức được gặp Bác Hồ vẫn vẹn nguyên trong trái tim bà Tưởng Thị Diên - người Tiểu đội trưởng Tiểu đội dân quân gái Kỳ Phương năm nào....
Podcast: Hà Tĩnh in dấu chân Người

Podcast: Hà Tĩnh in dấu chân Người

Gần bảy thập kỷ đã đi qua, giọng nói trìu mến, thân thương của Bác vẫn còn vang vọng, thấm vào mỗi con tim. Khắc ghi lời Bác kính yêu, Đảng bộ và nhân dân Hà Tĩnh đoàn kết một lòng, ra sức xây dựng quê hương giàu đẹp như sinh thời Người căn dặn và mong muốn...
Đại sứ Nhật Bản ITO Naoki dự sự kiện giao lưu văn hóa tại Hà Tĩnh

Đại sứ Nhật Bản ITO Naoki dự sự kiện giao lưu văn hóa tại Hà Tĩnh

Tối 15/5, tại TP Hà Tĩnh đã diễn ra chương trình giao lưu văn hóa Việt - Nhật với chủ đề “Kết nối thế giới qua Truyện dân gian và Âm nhạc”. Tham dự có ngài ITO Naoki - Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Duy Lâm, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Dương Tất Thắng.
Podcast mỗi tuần một câu chuyện: Đôi guốc của tam thể

Podcast mỗi tuần một câu chuyện: Đôi guốc của tam thể

Chú mèo tam thể soi mặt vào vại nước ở gốc cau, vuốt đi vuốt lại mấy sợi ria mép trắng như cước cho thật óng ả rồi thong thả bước ra sân tắm nắng. Gió hây hẩy, nắng nhè nhẹ vàng như mật, tam Thể khoan khoái nằm duỗi dài trên sân...
ABC News: Vì sao bánh mì Việt Nam khiến người Australia 'phát cuồng'?

ABC News: Vì sao bánh mì Việt Nam khiến người Australia 'phát cuồng'?

Trang tin tức ABC News vừa đăng tải bài viết với tiêu đề “Why are Australians obsessed with bánh mì, the Vietnamese roll with the complex history?” (Tạm dịch: Vì sao người Australia “mê” bánh mì Việt Nam, món ăn giản dị chứa đựng câu chuyện lịch sử đặc biệt), phản ánh sức hút ngày càng lớn của bánh mì Việt trên đất Australia.
Podcast truyện ngắn: Kỷ vật cuối cùng

Podcast truyện ngắn: Kỷ vật cuối cùng

Chiếc đồng hồ cũ kỹ nằm im lìm trong hộp gỗ, phủ đầy bụi thời gian. Đó là kỷ vật giản dị, chứa đựng cả một kho tàng ký ức về người bà đã khuất với biết bao câu chuyện, những hồi ức đẹp đẽ về một thời đã qua...
Ly sữa chua... “chát”!?

Ly sữa chua... “chát”!?

Vị thanh mát của ly sữa chua đánh đá post lên mạng hôm ấy giờ chỉ còn trong mường tượng, nhưng dư vị chua ít, chát nhiều còn đọng lại và phảng phất gần xa ở Hà Tĩnh.
Thắp sáng tinh thần từ bi và hướng thiện

Thắp sáng tinh thần từ bi và hướng thiện

Đại lễ Phật đản được tổ chức tại hơn 300 ngôi chùa lớn, nhỏ trên địa bàn Hà Tĩnh là dịp để cộng đồng nhìn nhận những giá trị sống tích cực, lan tỏa tinh thần từ bi, hướng thiện của Phật giáo.
Podcast tản văn: Vàng nắng vàng đồng

Podcast tản văn: Vàng nắng vàng đồng

Sinh ra và lớn lên ở quê, những cảnh vật, con người nơi đây đã quá quen thuộc với tôi. Tôi yêu dòng sông như dải lụa xanh uốn lượn ôm trọn xóm thôn; yêu những hàng bằng lăng tím lịm chạy dọc theo con đường làng; yêu cả những tường rào được phủ sắc hoa tigon đỏ tươi như màu máu con tim trong bài thơ tình lãng mạn của ai đó...
Podcast truyện ngắn: Bí mật dưới chân đèn

Podcast truyện ngắn: Bí mật dưới chân đèn

Tuổi trẻ của mẹ tôi là một phần ký ức đẹp đẽ của hai người lính. Tôi lại là con gái của mẹ. Đó là một nỗi niềm sâu kín. Kỷ vật này, tôi sẽ thay mẹ mình giữ mãi...
Podcast tùy bút: Về thăm quê Bác Làng Sen

Podcast tùy bút: Về thăm quê Bác Làng Sen

Về thăm quê Bác tháng 5, ta như được đi trong làn hương thơm dịu mát của hoa sen, loài hoa với phẩm cách thanh cao và luôn tỏa rạng, tỏa sáng, vừa thoảng hương thơm ngát, vừa bình dị gần gũi với đồng quê mộc mạc.
Podcast đến với bài thơ hay: Một chiều Đồng Lộc

Podcast đến với bài thơ hay: Một chiều Đồng Lộc

Đã có hàng trăm bài thơ ra đời tỏ lòng khâm phục và tiếc thương mười cô gái ở Ngã ba Đồng Lộc cùng bao người con đã ngã xuống nơi đây, dẫu vậy, “Một chiều Đồng Lộc” vẫn để lại dấu ấn riêng về tứ thơ và tình cảm của tác giả.
Podcast tản văn: Bến nước sông quê

Podcast tản văn: Bến nước sông quê

Có những dòng sông không chỉ chảy qua đất đai mà còn chảy dọc theo miền ký ức. Có những bến nước không chỉ là nơi neo đậu của những chuyến đò ngang, mà còn là nơi neo đậu của hồn quê, của tình người, và những kỷ niệm lắng sâu.
Podcast tản văn: Nhớ bóng tre làng

Podcast tản văn: Nhớ bóng tre làng

Tôi sinh ra và lớn lên từ làng, nơi có lũy tre xanh rì rào khăng khít, nơi ôm ấp tôi từ thuở ấu thơ đầu trần chân đất, nơi thật thà chất phác ruộng đồng vàng hươm, dòng kênh miệt mài tưới tắm đi qua bao vật đổi sao dời…
Podcast mỗi tuần một câu chuyện: Mùa lúa trổ bông

Podcast mỗi tuần một câu chuyện: Mùa lúa trổ bông

Chiều quê yên ả, những cánh đồng mướt xanh như tấm thảm trải dài vô tận. Màu xanh ngút ngàn căng tràn sức sống của lúa đương thì con gái khiến người xem như được tiếp thêm nguồn sinh lực sống mạnh mẽ...
Thái Lan lo du lịch Việt Nam vượt mặt

Thái Lan lo du lịch Việt Nam vượt mặt

Lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 3 tăng gần 50% so với trước đại dịch, trong khi Thái Lan tăng trưởng chậm khiến các doanh nghiệp lữ hành lo lắng.
Podcast truyện ngắn: Mùa cau trở lại

Podcast truyện ngắn: Mùa cau trở lại

"Mùa cau trở lại" của tác giả Sơn Trần. Với giọng kể chân thành, mộc mạc, câu chuyện không chỉ nói về mùa cau – mùa vụ gắn bó với đời sống người dân quê – mà còn thấm đẫm những tình cảm gia đình, nỗi nhớ quê hương, và tình yêu âm thầm mà sâu sắc.
Podcast tản văn: Nhớ nhung mít ta ở làng

Podcast tản văn: Nhớ nhung mít ta ở làng

Có những hương vị tuổi thơ chỉ cần nhắc tới thôi đã khiến lòng ta thổn thức. Trong ký ức của nhiều người, trái mít quê – mộc mạc, thơm nồng – không chỉ là món quà ngọt ngào của đất trời mà còn là biểu tượng của tình làng nghĩa xóm, đầy ắp yêu thương.