"Save The Last Dance For Me": Điệu vũ của một tình yêu đã mất

Cũng đã hơn nửa thế kỷ kể từ khi ra đời nhưng Save the last dance for me chưa bao giờ có dấu hiệu của tuổi già. Bài hát như thể là một sự níu kéo hạnh phúc, nụ cười cho dù người sáng tác ra nó lại nhận về niềm đau.

Save the last dance for me đã được nhiều tạp chí âm nhạc uy tín xếp vào danh mục những bài ca bất tử và luôn được làm mới với những giọng ca tân thời.

Hãy nhớ ai đưa em về nhà

Doc Pumus là một nhạc sĩ chưa có nhiều tiếng tăm ở Mỹ vào thập niên 50 thế kỷ trước. Lúc đó ông đang là ký giả tự do, viết mục âm nhạc cho nhiều tờ báo và sáng tác lẻ tẻ cho một vài nghệ sĩ có tiếng như Lavern Baker, Ruth Brown hay Ray Charles, Big Joe Turner…

Cuộc sống khi ấy của Pumus khá khó khăn, gia đình ông là dân Do thái nhập cư, công việc bất ổn định và quan trọng hơn, Pumus bị bại liệt từ bé, cả cuộc đời ông gắn liền với chiếc nạng gỗ cùng chiếc xe lăn. Cho nên vì thế, dù rất mê trở thành ca sĩ nhưng Pumus đã từ bỏ giấc mộng trên sân khấu để chọn công việc sáng tạo ở phía sau, nơi ít người nhìn thấy.

Và đó cũng là lí do ra đời của Save the last dance for me.

save the last dance for me dieu vu cua mot tinh yeu da mat

Nhóm Drifters và single “Save The Last Dance For Me”

Bài hát này được ra đời khi Doc Pumus bắt đầu toàn tâm toàn ý, bỏ hết các công việc khác chỉ để chú tâm cho âm nhạc. Có 2 lí do chính, một là khi ông cầm được khoản thù lao 2.500 USD cho một bài hát đồng sáng tác với 2 “người khổng lồ” Jerry Leiber và Mike Stoller. Cái còn lại là khi ông gặp và yêu say đắm cô nàng vũ công của sân khấu Broadway, Willi Burke.

Chính Jerry Leiber và Mike Stoller đã khuyên Pumus nên đi theo con đường sáng tác bởi đó chính là tương lai của ông. Còn nàng vũ công xinh đẹp Willi Burke thì nói rằng cô muốn có một cuộc sống ổn định với Pumus. Điều đó có nghĩa Burke sẵn sàng cùng chàng nhạc sĩ chia sẻ phần đời còn lại cùng nhau bất chấp chàng có đi bằng nạng gỗ hay ngồi xe lăn.

Với Pumus, đó là một sự khích lệ vô cùng lớn lao.

Và thế là bắt đầu từ đây, Pumus kết hợp cùng nghệ sĩ dương cầm Mort Shuman (bạn trai của cô em gái) để tạo thành một cặp sáng tác có tiếng tăm. Người viết giai điệu, kẻ đặt lời và nhiều bài hát của họ đã được chào đón khá nồng nhiệt.

Và khi công việc ổn định thì ngày vui cũng điểm. Năm 1957, Doc Pumus kết hôn cùng nàng vũ công Willi Burke.

Đó là một ngày trọng đại trong đời Pumus khi sự nghiệp hanh thông và quan trọng hơn, người phụ nữ quan trọng nhất cuộc đời ông đã quyết định ở lại bên ông với lời thề nguyền sắt son.

Đó là ông nghĩ vậy cho dù biết rằng tình yêu mà Burke dành cho ông là trọn vẹn. Trong tình yêu chẳng có gì là trọn vẹn. Nhất là khi Pumus nhảy với khách mời trong ngày cưới của mình.

Ngồi xe lăn chăm chú quan sát, nụ cười vẫn nở trên môi Pumus nhưng nỗi buồn thì len lén trào dâng. Ông ước rằng phải chi mình là người khách mời đấy thì có lẽ sẽ trọn vẹn hơn. Và khi ông trông thấy cậu em trai Raoul Felder nhảy cùng chị dâu thì nỗi buồn đã lan xuống những đầu ngón tay.

Với tay lấy cái bút và tấm thiệp mời trên bàn, Pumus bắt đầu viết, những dòng chữ từ nỗi buồn sâu trong tim bắt đầu chảy ra, như thơ: “Em có thể nhảy bất kỳ điệu vũ nào với những gã ấy, những ánh mắt trao đi, những cái ôm thắm lại… Nhưng xin em đừng quên rằng ai sẽ là người đưa em về nhà tối nay, ai sẽ là người cho em vòng tay ôm xiết chặt. Vì thế người hỡi, xin hãy để dành điệu vũ cuối cùng cho anh”…

Những ca từ cảm động ấy được viết trong vòng 15 phút. Khi viết xong, Pumus đã đưa cho Mort Shuman để lắp thêm giai điệu.

Và hôm sau, một tuyệt phẩm đã ra đời với tên gọi Save the last dance for me.

Bài hát này đã trở thành nhân chứng của tình yêu và Pumus lừng khừng chưa muốn công bố. Lúc ấy, ông đang say đắm trong tình yêu và muốn nó trở thành của riêng.

Sau đám cưới, mối tình của Pumus và Burke thăng hoa và họ có sản phẩm đầu tay là cô con gái dễ thương. Đối với Pumus, đó chính là điệu nhảy tuyệt vời mà Burke đã dành cho ông.

save the last dance for me dieu vu cua mot tinh yeu da mat

Doc Pumus trên nạng gỗ

Của mọi người

Nhưng Save the last dance for me không “ủ” được lâu. Ba năm sau, tháng 8/1960 thì bài hát này chính thức xuất hiện dưới giọng hát của ca sĩ đang bắt đầu nổi lên khi đó, Ben E. King.

King lúc đó đang là giọng ca chính của nhóm The Drifters và nhóm này lúc ấy còn đang lừng khừng chưa biết có nên thu âm ca khúc này không.

Lúc đó, ông chủ của hãng đĩa Atlantic, Ahmet Ertegun, đã kể cho King nghe về câu chuyện bài hát, về một nỗi buồn tuyệt đẹp nhưng đã tạo ra một tuyệt phẩm như thế nào. Nghe xong Ben E. King đã rơi nước mắt.

Câu chuyện ấy đã làm King nghĩ lại và quyết định ghi âm. Và rồi, trong những cảm xúc dâng trào, tiềng hát của Ben E. King cũng đã tạo ra một tuyệt phẩm, vừa có được niềm vui, vừa thấm được nỗi buồn.

Khi bài hát vừa phát hành thì ngay lập tức nó đứng 3 tuần liên tiếp ở ngôi á quân bảng xếp hạng âm nhạc Mỹ và đưa nhóm The Drifters trở thành nhóm ca được yêu thích nhất lúc ấy, đồng thời đưa 2 người sáng tác trở thành cặp đôi sáng tác ăn ý nhất ở Mỹ.

Và từ đó trở đi, Save the last dance for me đã trở thành bài hát của mọi người. Bài hát này được yêu thích rộng khắp và được rất nhiều nghệ sỹ nổi tiếng hát lại. Ở Việt Nam, bài này nổi tiếng nhiều qua phiên bản của Michael Bublé. Ca sĩ Tuấn Ngọc cũng rất yêu thích bài hát này và anh đã nhiều lần hát lại trên sân khấu quê nhà.

"Save the last dance for me" do nhóm The Drifters trình diễn

Bạn thân và bạn đời bỏ di, thế giới “thiên tài” sụp đổ

Cứ tưởng rằng với thành công của Save the last dance for me và một cuộc sống riêng đang rất hạnh phúc thì Pumus đã có thể hoàn toàn mãn nguyện. Nhưng đời không như là mơ. Khi đang hạnh phúc nhất thì Pumus ngã quỵ.

Năm 1965, cậu bạn thân thiết Mort Shuman quyết định “giong buồm” đến Paris (Pháp) để tìm những cơ hội mới khi nhận được lời đề nghị của nam danh ca Johnny Hallyday. Một tuần sau, người vợ mà Pumus vô cùng yêu thương, Willi Burke cũng ra đi sau khi đóng sập cửa trước mặt ông. Thoáng chốc cả thế giới bỗng sụp đổ.

Người thân của ông sau này đã kể lại, trong buổi chiều hôm ấy, Pumus đã bị ngã cầu thang nhưng may mà cứu sống được.

Đó cũng là bước ngoặt trong cuộc đời Pumus. Cậu bạn thân ra đi, người vợ chia tay, còn sự nghiệp thì bắt đầu chóng vánh khi mà hiệu ứng Beatles đã loan ra toàn cầu và những người như Pumus bỗng nhanh chóng bị “lạc thời”.

Và từ đây, Pumus ngừng sáng tác. Ông làm bạn với rượu và sa vào môn đỏ đen. Ông đã vẫy vùng trong thế giới ấy trong khoảng 10 năm và đến năm 1975 ông mới bừng tỉnh và trở lại. Tuy nhiên, hào quang xưa không bao giờ trở lại trong sự nghiệp của ông.

Doc Pumus mất năm 1991 tại Mỹ vì cănh bệnh ung thư phổi.

Theo Nguyên Minh/Thể thao & Văn hóa

Đọc thêm

'Săn' mai anh đào nở sớm

'Săn' mai anh đào nở sớm

Thời điểm này, trên khắp các diễn đàn mạng xã hội, người dân và du khách đã bày tỏ sự vui mừng khi hoa mai anh đào đã bắt đầu nở rộ tại khắp các vùng ngoại ô TP Đà Lạt.
Kịch bản 'Táo quân 2025' bị lộ?

Kịch bản 'Táo quân 2025' bị lộ?

Theo bảng phân vai "Táo quân 2025" được NSƯT Chí Trung đăng tải, buổi chầu năm nay của các Táo sẽ thay bằng hình thức cuộc thi.
Podcast truyện ngắn: Hơi ấm đêm xuân

Podcast truyện ngắn: Hơi ấm đêm xuân

Tim tôi như đứng lặng trong lồng ngực. Cớ gì mọi thứ lại trùng hợp đến vậy. Tôi khẽ nhìn khuôn mặt anh Ba qua kính chiếu hậu, thấy anh hiền, chân chất, lương thiện, nhân hậu như má, như ba...
VTV tung những hình ảnh đầu tiên về 'Táo quân 2025'

VTV tung những hình ảnh đầu tiên về 'Táo quân 2025'

Mới đây, chương trình "VTV Kết nối" đã thực hiện phóng sự đột nhập phòng tập "Táo quân" lúc nửa đêm. Các nghệ sĩ Chí Trung, Quang Thắng, Vân Dung... cũng có những chia sẻ đầu tiên về chương trình.
Podcast tản văn: Mùi của tết

Podcast tản văn: Mùi của tết

Những ngày cuối đông, tiết trời hao hao rét. Giữa khung cảnh ngược xuôi tấp nập của phố phường, ta thoảng nghe trong gió lạnh một mùi vị rất quen thuộc...
Dân ca Quan họ Bắc Ninh lời cổ: Vui bốn mùa

Dân ca Quan họ Bắc Ninh lời cổ: Vui bốn mùa

Tiết mục Vui bốn mùa (dân ca quan họ Bắc Ninh lời cổ), phối khí: NSƯT Quang Hưng, biên đạo: NSƯT Khánh Toàn, do Đoàn nghệ thuật tỉnh Bắc Ninh biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Podcast truyện ngắn: Hoa muộn

Podcast truyện ngắn: Hoa muộn

Bên trong vẫn ồn ào náo nhiệt, ngoài này tĩnh lặng bất thường. Chú nắm tay Thụy, ấm áp và yêu thương. Đêm bỗng nở hoa. Muộn mằn nhưng nồng nàn...
Podcast: Bức họa tháng Chạp

Podcast: Bức họa tháng Chạp

Thế là tháng Chạp đã trở về trong sự dùng dằng của đất trời buổi cuối đông. Lòng người vào Chạp cũng trở nên khác lạ với những hối hả để gói ghém lại một năm dài, với những chậm rãi, níu kéo trong sự ươm ủ đón chờ năm mới…
Podcast truyện ngắn: Chiếc khăn xanh

Podcast truyện ngắn: Chiếc khăn xanh

Tôi không biết điều kỳ diệu nào đã giữ bà tôi gắng gượng ở lại đón cái Tết cuối cùng với gia đình năm đó. Nhưng mãi về sau này, trên những hành trình xuôi ngược, tôi luôn giữ bên mình chiếc khăn len màu xanh bà trao cho tôi ngày ấy...
Podcast tản văn: Có hẹn với mùa xuân

Podcast tản văn: Có hẹn với mùa xuân

Nỗi nhớ bỗng thắt chặt ngực tôi lúc này khi chợt nhận ra, đã bao nhiêu năm mình lỗi hẹn, đã bao nhiêu cái Tết cứ vội vã trở về để rồi lại vội vã đi...