So sánh hiệu quả đo huyết áp bằng iphone với máy đo truyền thống

Trong những năm gần đây, xu hướng theo dõi sức khỏe bằng các thiết bị di động như iphone, đồng hồ thông minh ngày càng phổ biến.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Nhờ sự tiện lợi và khả năng kết nối internet, những thiết bị này giúp người dùng dễ dàng theo dõi các chỉ số sức khỏe cơ bản như nhịp tim, giấc ngủ, đặc biệt là huyết áp. Tuy nhiên, liệu phương pháp này có thực sự hiệu quả hơn máy đo huyết áp truyền thống hay không? Các chuyên gia nói sao về vấn đề này? Chúng ta cùng tìm hiểu nhé!

So sánh 1.jpg

Đo huyết áp bằng iphone, đồng hồ thông minh: Hoạt động như thế nào?

Apple đã liên tục cải tiến các ứng dụng chăm sóc sức khỏe của mình trên iphone. Với các cảm biến tiên tiến, iPhone có khả năng đo lường các chỉ số sức khỏe quan trọng, bao gồm cả huyết áp. Thông qua việc sử dụng camera để thu thập tín hiệu quang học, iphone có thể phân tích màu sắc da và sự thay đổi của mạch máu để đưa ra kết quả đo huyết áp. Cùng với đó là các ứng dụng như Apple Health và hàng trăm ứng dụng bên thứ ba khác như Blood Pressure Diary, Heart Rate App… cung cấp tính năng đo và theo dõi huyết áp.

Còn các thương hiệu như Apple, Samsung,Garmin, Xiaomi, Huawei, Fitbit… cũng đã phát triển các dòng sản phẩm đồng hồ thông minh có tích hợp tính năng đo huyết áp. Chúng sử dụng các cảm biến quang học, theo dõi sự thay đổi của mạch máu thông qua da, phân tích ánh sáng thu được, xác định phần trăm oxy trong máu và đưa ra kết quả huyết áp gần như tức thời.

Liệu chúng ta có thể thay thế máy đo huyết áp truyền thống bằng các thiết bị như iphone, đồng hồ thông minh hay không? Dưới đây là so sánh chi tiết về vấn đề này:

Tiện lợi và tính năng bổ sung

So sánh 2.jpg

Việc sử dụng iPhone, đồng hồ thông minh để theo dõi huyết áp có thể mang lại khá nhiều lợi ích cho người dùng. Chúng rõ ràng vượt trội về mặt tiện lợi. Người dùng có thể đo huyết áp mọi lúc, mọi nơi mà không cần phải mang theo các thiết bị cồng kềnh.

Ngoài ra, các thiết bị này còn tích hợp nhiều tính năng theo dõi sức khỏe khác như đo nhịp tim, theo dõi giấc ngủ, đếm bước chân và thậm chí là theo dõi mức độ stress. Từ đó, giúp chăm sóc sức khỏe người dùng toàn diện hơn.

Khả năng theo dõi

Một đặc điểm nổi bật nữa khi đo huyết áp bằng iphone là nó có khả năng đo liên tục và lưu trữ dữ liệu để theo dõi xu hướng. Nhờ khả năng kết nối với các ứng dụng sức khỏe, người dùng dễ dàng quản lý và theo dõi các chỉ số sức khỏe của mình qua thời gian.

Còn máy đo huyết áp, tuy không nhỏ gọn nhưng chúng cũng cũng dần được cải tiến. Máy đo huyết áp điện tử có nhiều loại kích thước chỉ bằng bàn tay, đi kèm với túi đựng giúp người dùng có thể mang đi một cách dễ dàng. Bên cạnh đó, chúng cũng dần bổ sung thêm các tính năng khác như cảnh báo huyết áp vượt mức chỉ tiêu, lưu trữ kết quả lên tới 99 lần… Thậm chí là kết nối với thiết bị di động thông qua ứng dụng để theo dõi và kiểm soát huyết áp một cách dễ dàng.

Độ chính xác

So sánh 3.jpg

Theo các chuyên gia y tế, độ chính xác của phương pháp đo huyết áp bằng iphone, đồng hồ thông minh vẫn còn hạn chế. Kết quả thu được từ thiết bị di động thường có sai số cao, lên tới 24mmHg. Độ chính xác của chúng có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như ánh sáng môi trường, vị trí đeo thiết bị, và tình trạng da của người sử dụng. Ngoài ra, các ứng dụng đo huyết áp trên điện thoại này còn có nguy cơ theo dõi, đánh cắp thông tin người dùng.

Trong khi đó, độ sai số ở máy đo huyết áp điện tử chỉ dao động khoảng 5 mmHg, có chiếc chỉ 3mmHg. Bởi máy đo huyết áp thường phải đáp ứng được các yêu cầu nghiêm ngặt của các tổ chức quốc tế như Hiệp hội vì sự tiến bộ của tiêu chuẩn thiết bị y tế (AAMI) và Hiệp hội Tăng huyết áp châu Âu (ESH)...

Theo Tiến sĩ Y khoa Nilay Kumar - giảng viên y khoa tại Trường Y Harvard và là bác sĩ nội trú tại Cambridge Health Alliance ở Cambridge, Massachusetts không khuyến khích bệnh nhân sử dụng các ứng dụng đo huyết áp. Ông nhấn mạnh rằng công nghệ này vẫn đang trong quá trình phát triển và chưa được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) chấp thuận là chính xác và an toàn. Ông khuyên những bệnh nhân rằng nên mua các thiết bị đo huyết áp tại nhà sử dụng vòng bít để thực hiện đo huyết áp và sau đó có thể lựa chọn các ứng dụng trong điện thoại để theo dõi huyết áp nếu cần thiết.

Vì vậy, dù nổi bật về tính tiện lợi nhưng độ chính xác của các thiết bị thông minh còn hạn chế nên người dùng chỉ sử dụng chúng để theo dõi huyết áp như một công cụ hỗ trợ tham khảo. Người bệnh, đặc biệt là người lớn tuổi, người bị bệnh tim mạch, người bị cao huyết áp nên theo dõi huyết áp bằng máy đo huyết áp truyền thống để theo dõi huyết áp một cách chính xác nhất.

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast