Sống để hạnh phúc hay tồn tại?

“Phải chăng vì người trẻ mải mê với học hành theo thành tích, người lớn lo chạy theo đời sống vật chất nên đã bỏ qua những hoạt động văn hoá, vốn cần thiết cho tinh thần?”.

song de hanh phuc hay ton tai

Cuốn sách Sống để hạnh phúc của tác giả Nguyễn Hoàng Ánh.

Trong xã hội hiện đại, nhịp sống công nghiệp, sự phát triển của TV, Internet, các trò giải trí mới là nguyên nhân chính giữ chân mọi người ở nhà và ngày càng xa rời với sinh hoạt văn hoá, tinh thần.

Phải chăng vì thế mà chúng ta vẫn nhìn thấy những gương mặt cau có, mệt mỏi, ở những nơi công cộng thì luôn nghe thấy lời than về cuộc sống. Nếu ta có nhìn thấy mọi người vui vẻ, cũng chỉ là lời chúc tụng nhau trong các quán ăn, quán nhậu chứ ít thấy sự bình an, thanh thản trong tâm hồn họ.

Có phải vì người trẻ mải mê với học hành chạy theo thành tích, còn người lớn lại theo đuổi đời sống vật chất nên không quan tâm đến các hoạt động văn hoá, vốn cần thiết cho tinh thần như thức ăn cho thân thể?

Sống để hạnh phúc hay sống để tồn tại? Có lẽ đây là câu hỏi mà mỗi người từng tự vấn mình ít nhất một lần trong đời nhưng không phải tất cả đều tìm ra được đáp án khiến bản thân cảm thấy thỏa mãn.

Cuốn sách Sống để hạnh phúc của PGS.TS Nguyễn Hoàng Ánh, giảng viên trường Đại học Ngoại thương sẽ giúp những bạn trẻ cũng như các bậc phụ huynh tìm thấy chiếc chìa khoá để mở ra cánh cửa “sống hạnh phúc”. Đó là biết cách tận hưởng những "món ăn" quý giá nhằm nuôi dưỡng tinh thần của mỗi người.

Hạnh phúc không phải từ bên ngoài mà chính ở trong suy nghĩ của chúng ta. Chúng ta không nên quá mải miết kiếm tìm vật chất mà bỏ bê, không quan tâm đến việc nuôi dưỡng tinh thần mình.

Tác giả cho rằng : "Nếu chỉ đi làm rồi về đi ngủ tôi cảm thấy thiếu gì đó, thấy đời sống của mình tầm thường đi, trở nên buồn chán, mệt mỏi, như con bò chỉ đi cày rồi về chuồng ngủ".

Không chỉ thế, cuốn sách còn là những chiêm nghiệm của một người thầy có gần 30 năm hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, là đúc rút của một bà mẹ có 2 cô con gái đang tuổi trưởng thành. Ở đó, tác giả chia sẻ những cuộc trò chuyện nhỏ của bản thân về nỗi bất an trong xã hội này như trăn trở làm người, tìm ra giá trị của bản thân và mục đích chúng ta sống.

Những chia sẻ này sẽ giúp bạn đọc trả lời nhiều câu hỏi trong cuộc sống như có nên học trường chuyên không? Vì sao phải đi du học? Chúng ta có thực sự đặc biệt không? Thế nào là thành công? Và làm giáo viên sướng hay khổ?...

Bằng những trải nghiệm thực tế của bản thân, tác giả khơi gợi cho bạn đọc tự tìm ra nhiều cách trả lời khác nhau cho những thắc mắc cuộc sống phía trước trong mỗi bài viết. Đó là các vấn đề về du học, bằng cấp, niềm say mê, ước mơ trên ghế giảng đường, cuộc sống náo nhiệt từ Facebook, tâm hồn cô quạnh của giới trẻ…

Tác giả cho rằng cuộc sống học đường thực ra là một hành trình tự định vị bản thân, dũng cảm trải nghiệm sống, không ngừng mơ ước. Các bạn trẻ phải luôn vững tin vào cách mình sống, cống hiến.

Sống để hạnh phúc cũng cổ vũ người trẻ cần biết ước mơ, tự lựa chọn nghề nghiệp và hướng đi tương lai của mình thay vì đặt vào tay phụ huynh hay những người khác. Bởi suy cho cùng, chúng ta sinh ra là để hạnh phúc chứ không phải để học hay làm việc.

Theo Zing.vn

Đọc thêm

Podcast tản văn: Nắng xiên khoai

Podcast tản văn: Nắng xiên khoai

Khoai lang không chỉ là món ăn mà là đặc trưng quê hương, gợi nhớ sự tảo tần của mẹ, tình cha, và tuổi thơ lấp lánh không thể quên.
Podcast truyện ngắn: Rừng và em

Podcast truyện ngắn: Rừng và em

Giữa núi rừng bạt ngàn, niềm tin và tình người ấm áp lấp lánh hơn nắng. Đây là câu chuyện thắp sáng ước mơ nơi bản làng, nơi khát vọng vươn lên luôn cháy bỏng.
Podcast truyện ngắn: Nhật ký của một hạt mưa

Podcast truyện ngắn: Nhật ký của một hạt mưa

“Nhật ký của một hạt mưa” của tác giả Anh Đức kể về một thế giới đầy màu sắc qua góc nhìn nhân hóa của hạt mưa với những thông điệp sâu sắc về cuộc sống, tình bạn và sự sẻ chia.
Nỗ lực trao truyền ví, giặm cho thế hệ trẻ

Nỗ lực trao truyền ví, giặm cho thế hệ trẻ

Giữa guồng quay của cuộc sống, có những lớp nghệ nhân ở Hà Tĩnh vẫn thầm lặng cống hiến, gìn giữ tinh hoa nghệ thuật truyền thống. Với họ, đó không chỉ là lòng nhiệt huyết, niềm đam mê mà còn là sứ mệnh giữ lửa, trao truyền các giá trị của di sản quê hương.
"Rệu rã" di tích gần 400 tuổi

"Rệu rã" di tích gần 400 tuổi

Chùa Tịnh Lâm (phường Hà Huy Tập, tỉnh Hà Tĩnh) được xây dựng từ thế kỷ thứ XVII, nay đã xuống cấp nghiêm trọng.
Ươm mầm dân ca ví, giặm

Ươm mầm dân ca ví, giặm

Phát huy vai trò là những hạt nhân trong bảo tồn, gìn giữ di sản, nhiều nghệ nhân trên địa bàn Hà Tĩnh đã tình nguyện tham gia, mở các lớp học miễn phí để truyền dạy dân ca cho các em học sinh.
Podcast bút ký: Làng thợ bạc Nam Trị

Podcast bút ký: Làng thợ bạc Nam Trị

Nâng chén trà miệng bít bạc của các nghệ nhân Nam Trị, tôi lâng lâng nghĩ về quá khứ, nghĩ đến tương lai của cái nghề vàng, nghề bạc. Cái nghề mà ông cha đã một thời đeo đuổi!
Podcast truyện ngắn: Chiếc xe đạp

Podcast truyện ngắn: Chiếc xe đạp

Mỗi người sinh ra đều có một hoàn cảnh riêng, không ai giống ai. Bởi vậy, hãy luôn cùng nhau cố gắng trong mọi hoàn cảnh, để mỗi ngày cảm nhận cuộc sống tươi đẹp hơn.
Podcast truyện ngắn: Lênh đênh đời thúng

Podcast truyện ngắn: Lênh đênh đời thúng

Một già, một trẻ, nương tựa vào nhau mà sống. Bên nhau qua từng mùa biển động. Ngoại không còn đủ sức để vươn ra xa bờ, chỉ còn trông cậy vào chiếc thúng chòng chành...