Những ngày này, hầu như cả đất nước đều chung một keyword (từ khóa) là nắng và nóng. Những người làm việc ngoài trời thì đối diện với say nắng, người làm việc trong nhà không có điều hòa thì luôn trực chờ nỗi lo say nóng.

Chóng mặt do say nắng, say nóng và cách xử trí

Những ngày này, hầu như cả đất nước đều chung một keyword (từ khóa) là nắng và nóng. Những người làm việc ngoài trời thì đối diện với say nắng, người làm việc trong nhà không có điều hòa thì luôn trực chờ nỗi lo say nóng.

Cả 2 hiện tượng này đều có chung biểu hiện chóng mặt, hoa mắt, nhức đầu mà nếu không được xử lý kịp thời thì những di chứng do thần kinh tổn thương là khó tránh khỏi.

Vậy say nắng và say nóng là gì?

Say nắng là hiện tượng cơ thể bị sốc nhiệt do ở hay làm việc quá lâu dưới trời nắng, khiến hai trung tâm của cơ thể là phần đầu, gáy bị tổn thương, trung tâm điều hòa thân nhiệt của cơ thể bị rối loạn do không thể điều tiết được nhiệt độ cơ thể kịp ở ngưỡng an toàn, kèm thêm tình trạng mất nước khiến bệnh tình càng trầm trọng hơn.

Chóng mặt do say nắng, say nóng và cách xử trí

Ảnh minh họa

Say nắng thường dẫn đến say nóng, tuy nhiên, say nóng lại là một hiện tượng tương đối khác. Dù tránh ánh nắng trực tiếp nhưng nhiệt độ trong không khí quá nóng khiến một số người đặc biệt dễ bị say nóng hơn như người già, trẻ em hay người phải vận động mạnh. Khi đó, thân nhiệt gia tăng nhanh chóng, mồ hôi không đủ giải tỏa nhiệt, cơ thể không thể tự làm mát dẫn đến tình trạng say nóng, khiến nhịp tim, huyết áp bị ảnh hưởng, gan, nội tạng, hệ thần kinh trung ương cũng bị những tổn thương nghiêm trọng nếu không được xử trí kịp thời.

Điều cần làm ngay khi say nắng, say nóng

Điều đầu tiên cần làm khi bị say nắng, say nóng là cơ thể cần hạ nhiệt ngay. Lúc đó, bạn cần di chuyển vào nơi râm mát hoặc nơi có điều hòa, bỏ bớt quần áo không cần thiết như áo khoác, bao tay, vớ… để cơ thể thoát nhiệt. Nếu nhiệt độ cơ thể chưa được cải thiện đáng kể, bạn nên chèn túi nước đá hay sử dụng khăn lạnh lau vùng nách, bẹn, cổ, lưng để cơ thể nhanh chóng hạ nhiệt. Trong trường hợp thấy triệu chứng không cải thiện, đừng ngần ngại sự trợ giúp của người thân hoặc gọi số cấp cứu y tế 115 để được sơ cấp cứu kịp thời, tránh những tổn thương nghiêm trọng cho cơ thể.

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, trong cao điểm nắng nóng cả nước hiện nay, cần tránh làm việc hay ở trong môi trường nắng hoặc nóng quá lâu, bổ sung nước và chất điện giải đầy đủ, có những biện pháp che chắn như sử dụng mũ nón, ô dù, áo khoác thoáng, sáng màu… Quan trọng hơn, nếu bạn là người dễ chóng mặt do các bệnh lý liên quan đến huyết áp, tim mạch, tật khúc xạ hay tai trong… thì phải luôn tuân thủ điều trị và mang sẵn các loại thuốc có cần thiết như các dược phẩm có chứa acetyl-DL-Leucine để kiểm soát tốt triệu chứng chóng mặt này.

Tin liên quan:
  • Chóng mặt do say nắng, say nóng và cách xử trí
    Kích thích hồi tỉnh khi bị say nắng

    Say nắng nóng thường được thể hiện ở hai mức độ: Nhẹ thì đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, tức ngực, lợm giọng, buồn nôn, khát nước, da nóng, không có mồ hôi, toàn thân mệt mỏi rã rời hoặc có biểu hiện bồn chồn, vật vã; nặng thì ngoài các triệu chứng trên còn có thêm sắc mặt nhợt nhạt, vã mồ hôi, chân lạnh, thậm chí xuất hiện hôn mê bất tỉnh, co giật tứ chi.

  • Chóng mặt do say nắng, say nóng và cách xử trí
    Trái cây nên hạn chế ăn vào ngày nắng nóng

    Một số loại trái cây phổ biến như xoài, nhãn, vải... có thể làm tăng thân nhiệt, gây mất nước, làm trầm trọng các triệu chứng suy nhược của cơ thể khi thời tiết nắng nóng.

Theo SKĐS


Theo SKĐS

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Các tin đã đưa

Tin liên quan

Xem nhiều

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm Thành phố Hà Tĩnh

Hãy chia sẻ với bạn bè!
Tắt [X]