Kênh Truyền hình Quốc phòng Việt Nam vừa phát sóng phóng sự ghi lại hoạt động huấn luyện chuyển trạng thái báo động tiêm kích phòng không tại Trung đoàn 935.
Trong các báo cáo được Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm - SIPRI của Thụy Điển đăng tải, họ chỉ thống kê việc Việt Nam đặt hàng các tên lửa không đối không tầm ngắn sử dụng đầu dò hồng ngoại R-73 để trang bị cho các tiêm kích Su-27 và Su-30MK2 mua từ Nga.
Tuy nhiên thực tế những hình ảnh từng xuất hiện trên báo chí cho thấy chiến đấu cơ họ Flanker của Việt Nam trong những lần trực ban phòng không thì ngoài tên lửa R-73 còn đeo cả đạn R-27R sử dụng đầu dò radar chủ động treo dưới cánh.
So với tên lửa R-73 thì R-27R có tầm bắn lên tới 130 km, vận tốc Mach 4 (so với R-73 tầm bắn chỉ là 30 km và vận tốc Mach 2,5), nhưng tên lửa R-27 lại có nhược điểm là khả năng cơ động không cao, chỉ chịu quá tải được mức tối đa 8G.
Tiêm kích Su-30MK2 trực ban phòng không với tên lửa R-73 và R-27R
Ngoài hai loại tên lửa không đối không trên, đã có nhiều nguồn tin cho biết Việt Nam còn có trong biên chế cả tên lửa tối tân nhất của Nga là R-77 (hay còn gọi bằng cái tên RVV-AE) nhưng chưa có hình ảnh xác thực thông tin trên.
Đặt cạnh tên lửa R-27, R-77 có tầm bắn lớn nhất 90 km hoặc lên tới 175 km ở phiên bản R-77M1, tốc độ tối đa Mach 4, nhưng đầu dò của nó nhạy hơn hẳn R-27 cũng như độ cơ động vượt trội, tối đa lên tới 150 độ mỗi giây.
Tên lửa không đối không tầm trung Vympel R-77 của Nga
Phải tới gần đây trong phóng sự của Kênh Truyền hình Quốc phòng Việt Nam ghi nhận một buổi huấn luyện chuyển trạng thái báo động tiêm kích phòng không tại Trung đoàn không quân 935 thì hình ảnh tên lửa R-77 mới chính thức lộ diện.
Tên lửa không đối không R-77 (chú ý phần đầu quả đạn) trang bị cho tiêm kích Su-30MK2 của Trung đoàn 935
Hình ảnh trên đã khẳng định một lần nữa rằng thông tin "hổ mang chúa" Su-30MK2 của Không quân nhân dân Việt Nam được trang bị vũ khí không chiến hàng đầu thế giới hiện nay, tạo ra ưu thế đáng kể khi thực hiện nhiệm vụ tiêm kích phòng không.
Hiện tại chưa rõ phiên bản R-77 của Việt Nam là loại cơ bản hay biến thể nâng cấp R-77M1, mặc dù vậy đây vẫn là tin rất vui cho những người yêu quân sự nước nhà khi biết rằng Su-30MK2 (và cả Su-27) của chúng ta đã đạt tới năng lực không chiến toàn diện.
Bộ 3 tên lửa không đối không bao gồm R-27, R-73 và R-77 sẽ giúp cho các chiến đấu cơ của Không quân nhân dân Việt Nam có thể lựa chọn vũ khí trong khi giao chiến với những đối tượng khác nhau một cách linh hoạt hơn, đảm bảo xác suất tiêu diệt mục tiêu cũng như tiết kiệm đạn ở mức tối ưu.
Công an Hà Tĩnh đang tích cực tuyên truyền, vận động người dân giao nộp vũ khí nhằm nâng cao hiệu quả thi hành Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.
Trước diễn biến phức tạp của bão số 6, Bộ CHQS tỉnh Hà Tĩnh chỉ đạo ban CHQS các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị trực thuộc làm tốt công tác chuẩn bị ứng phó, góp phần hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài sản của Nhà nước và Nhân dân.
Sau 4 tháng chuẩn bị, Đội Quy tập hài cốt liệt sĩ (Bộ CHQS tỉnh Hà Tĩnh) vừa lên đường làm nhiệm vụ với quyết tâm tìm kiếm, quy tập được nhiều hài cốt liệt sĩ hy sinh tại nước CHDCND Lào.
Tăng cường công tác phối hợp, huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị tham gia xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (ANTQ) tại Hà Tĩnh.
Trong lễ xuất quân lên đường làm nhiệm vụ, Đội Quy tập hài cốt liệt sĩ (Bộ CHQS tỉnh Hà Tĩnh) nỗ lực tìm kiếm trên 12 hài cốt liệt sĩ trên đất bạn Lào trong mùa khô 2024 – 2025.
Trong khuôn khổ Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Lào lần thứ hai, Đại tướng Phan Văn Giang - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam đã hội đàm với Đại tướng Chansamone Chanyalath - Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Lào.
“Giúp bạn chính là giúp mình” - BĐBP Hà Tĩnh đã thường xuyên phối hợp, giúp đỡ các lực lượng chức năng nước bạn Lào cùng nhau bảo vệ tốt tuyến biên giới chung 2 nước.
Sinh viên Học viện Cảnh sát nhân dân sẽ “3 cùng” với Nhân dân huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) để nghiên cứu, học tập, tìm hiểu về tổ chức, hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở.
Mô hình “Mẹ đỡ đầu” đối với những trẻ em mồ côi của Hội Phụ nữ Bộ CHQS tỉnh Hà Tĩnh đã góp phần giúp các cháu vơi bớt khó khăn, nỗ lực vươn lên trong cuộc sống.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã trao quyết định thăng quân hàm từ Thượng tướng lên Đại tướng đối với đồng chí Lương Tam Quang và đồng chí Nguyễn Tân Cương.
Lãnh đạo Bộ CHQS tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu thời gian tới, các cơ quan, đơn vị tiếp tục quán triệt và thực hiện các chỉ thị, nghị quyết, quy định của Đảng, Nhà nước và quân đội về thực hiện quy chế dân chủ.
Bộ CHQS tỉnh Hà Tĩnh xác định, trong quý IV năm 2024, tập trung chỉ đạo các địa phương tổ chức đón quân nhân hoàn thành nghĩa vụ quân sự và làm tốt công tác tuyển quân năm 2025.
Các cấp, ngành, địa phương khu vực biên giới (trong đó có Hà Tĩnh) tiếp tục phát huy kết quả đạt được trong triển khai nhiệm vụ, đảm bảo công tác phối hợp tuyên truyền về quản lý biên giới trên đất liền Việt Nam - Lào.
Trung tướng Trần Võ Dũng - Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Quân khu 4 ghi nhận, đánh giá cao kết quả toàn diện trong thực hiện các nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, công tác Đảng, công tác chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy Quân sự tỉnh Hà Tĩnh.
Những người lính đeo quân hàm xanh đóng quân ở Nghi Xuân (Hà Tĩnh) luôn kiên trì, trách nhiệm, thực hiện đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ để xây dựng tuyến biên giới biển bình yên.
Các cấp, ngành, đơn vị ở Hà Tĩnh đã thực hiện nhiều giải pháp giúp lực lượng dân quân cải thiện điều kiện làm việc, tạo việc làm, nâng cao thu nhập để thực hiện nhiệm vụ tốt hơn.
Nhân chuyến làm việc tại Hà Tĩnh, Đại tướng Phan Văn Giang – Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã tặng quà các gia đình chính sách và quân nhân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh.
BĐBP Hà Tĩnh thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở, góp phần xây dựng các tổ chức đảng vững mạnh; nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của cấp ủy các cấp.
Xây dựng các điển hình tiên tiến gắn với thực hiện tốt công tác khen thưởng đã góp phần quan trọng vào thực hiện nhiệm vụ bảo vệ biên giới của BĐBP Hà Tĩnh
Đại hội là ngày hội thể thao lớn của Công an Hà Tĩnh, có ý nghĩa quan trọng để công an các đơn vị, địa phương phát triển phong trào rèn luyện thể dục, thể thao.
Lớp tập huấn do Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh tổ chức nhằm giúp lực lượng bảo vệ biên giới của Lào nâng cao năng lực, tổ chức chỉ huy, quản lý, bảo vệ biên giới.
Thời gian qua, lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH (Công an Hà Tĩnh) không ngừng nỗ lực, lập nhiều chiến công xuất sắc, trở thành chỗ dựa vững chắc cho Nhân dân trong cuộc chiến chống “giặc lửa” và tạo điều kiện phát triển KT-XH tỉnh nhà.
Hưởng ứng phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới, những năm qua, LLVT Hà Tĩnh đã tích cực "chung sức" hỗ trợ các địa phương xây dựng các hạng mục công trình gắn với bảo đảm an sinh xã hội, hỗ trợ sinh kế, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.
38 phạm nhân đang thụ án ở Hà Tĩnh được đặc xá năm 2024 là những người có kết quả cải tạo, chấp hành tốt các nội quy, quy định, thực sự ăn năn hối cải, phấn đấu trở thành công dân có ích.
Trung tá Nguyễn Lê Thắng - Chính trị viên Ban CHQS huyện Vũ Quang được điều động, bổ nhiệm giữ chức Chính trị viên Ban CHQS thị xã Kỳ Anh, thay Trung tá Nguyễn Thái Sơn được điều động, bổ nhiệm giữ chức Phó Chủ nhiệm Chính trị Bộ CHQS tỉnh Hà Tĩnh.
Mùa khô 2024 - 2025, Đội Quy tập hài cốt liệt sĩ (Bộ CHQS tỉnh Hà Tĩnh) sẽ tổ chức thực hiện nhiệm vụ tại tỉnh Bolikhămxay và Thủ đô Viêng Chăn của nước CHDCND Lào.