Sự “điên rồ” của nghệ thuật: Trả vàng ròng, “triệu đô” cho tác phẩm vô hình

Một tác phẩm vô hình tồn tại hơn 6 thập kỷ qua, người ta tranh nhau mua nó, lúc thì trả bằng vàng ròng, lúc thì bằng cả "triệu đô", chỉ để sở hữu một "vùng nghệ thuật" tồn tại trong... tâm tưởng.

Sự “điên rồ” của nghệ thuật: Trả vàng ròng, “triệu đô” cho tác phẩm vô hình

Tờ biên lai này xác nhận cho sự tồn tại của một tác phẩm có tên “Zones of Immaterial Pictorial Sensibility” (Vùng cảm nhận hình ảnh phi vật chất). (Ảnh: Smithsonian Magazine).

Một nhà sưu tầm tác phẩm nghệ thuật vừa chi ra hơn một triệu USD (tương đương hơn 26 tỷ đồng) để mua một tờ biên lai xác nhận về sự tồn tại của một tác phẩm vô hình.

Tờ biên lai này xác nhận cho sự tồn tại của một tác phẩm có tên “Zones of Immaterial Pictorial Sensibility” (Vùng cảm nhận hình ảnh phi vật chất). Về cơ bản, đó là một vùng nghệ thuật tồn tại trong ý niệm.

Sự xuất hiện của thương vụ mua bán tác phẩm vô hình này hiện tại thu hút sự quan tâm chú ý của truyền thông và giới sưu tầm nghệ thuật quốc tế.

Tác giả của tác phẩm vô hình này là nghệ sĩ người Pháp Yves Klein (1928 - 1962). Lúc sinh thời, nghệ sĩ Yves Klein vốn nổi tiếng với việc bán ra những tác phẩm không hề tồn tại, đó là những tác phẩm chỉ tồn tại trong ý niệm, dù vậy, người mua muốn sở hữu tác phẩm phải trả vàng ròng cho nghệ sĩ.

Sự “điên rồ” của nghệ thuật: Trả vàng ròng, “triệu đô” cho tác phẩm vô hình

Một nhà sưu tầm tác phẩm nghệ thuật vừa chi ra hơn một triệu USD (tương đương hơn 26 tỷ đồng) để mua một tờ biên lai xác nhận về sự tồn tại của một tác phẩm vô hình (Ảnh: Smithsonian Magazine).

Được xem là một nghệ sĩ nổi bật của trường phái nghệ thuật tân hiện thực, Klein luôn đi tiên phong trong các thử nghiệm nghệ thuật mang tính ý niệm. Trong khoảng thời gian từ năm 1959 cho tới khi nghệ sĩ qua đời ở tuổi 34 hồi năm 1962, Klein đã thực hiện hàng loạt những tác phẩm có giá trị như những tuyên ngôn nghệ thuật trong cuộc đời và sự nghiệp ngắn ngủi của mình.

Klein đã bán ra hàng loạt tờ biên lai để xác nhận cho sự tồn tại của “những vùng nghệ thuật”... vô hình, nghệ sĩ nhận về những khoản chi trả bằng vàng ròng.

Giờ đây, 6 thập kỷ sau khi Klein qua đời, một trong những tấm biên lai mà nghệ sĩ từng bán ra xuất hiện trở lại tại một cuộc đấu giá và đạt mức giá hơn một triệu USD (tương đương hơn 26 tỷ đồng).

Dù Klein vốn bán ra nhiều tấm biên lai để xác nhận các thương vụ mua bán những “Vùng cảm nhận hình ảnh phi vật chất”, nhưng rất ít biên lai còn tồn tại được tới hôm nay.

Nguyên nhân là bởi Klein từng khuyến khích những người mua tác phẩm của mình hãy đốt những tấm biên lai này đi ngay sau khi sở hữu “vùng nghệ thuật” mà nghệ sĩ bán cho họ. Việc đốt biên lai là một phần “nghi thức” mà trong đó người mua sẽ xác lập được vị thế “người chủ sở hữu duy nhất” đối với vùng nghệ thuật vừa mua.

Sự “điên rồ” của nghệ thuật: Trả vàng ròng, “triệu đô” cho tác phẩm vô hình

Người mua đốt biên lai, nghệ sĩ Yves Klein ném một nửa số vảy vàng vừa nhận được xuống sông Seine (Ảnh: Smithsonian Magazine).

Nếu người mua lựa chọn đốt biên lai, Klein sẽ cùng với họ thực hiện “nghi thức”, nghệ sĩ sẽ ném nửa số vàng nhận được xuống sông Seine, trong khi người mua tác phẩm đốt biên lai trước sự chứng kiến của đám đông.

Một nhà sưu tầm nghệ thuật có tên Jacques Kugel là người chủ sở hữu của một tấm biên lai và là một trong số ít những người đã lựa chọn không đốt tấm biên lai sau khi mua một “vùng nghệ thuật” của nghệ sĩ Yves Klein. Tấm biên lai mà ông Jacques Kugel sở hữu đã từng được đem trưng bày tại nhiều triển lãm ở Châu Âu.

Sau này, một người chủ sở hữu triển lãm nghệ thuật có tên Loïc Malle đã mua lại tấm biên lai này, giờ đây, ông Loïc Malle quyết định đem rao bán đấu giá tấm biên lai cùng với nhiều tác phẩm và hiện vật nghệ thuật khác mà ông đã sưu tầm được qua năm tháng.

Tấm biên lai được thiết kế trông giống như một tờ séc, trên đó có chữ ký của nghệ sĩ Yves Klein và đề ngày thực hiện giao dịch mua bán là 7/12/1959. Tấm biên lai này nhằm xác nhận quyền sở hữu của người mua đối với một “vùng nghệ thuật cảm nhận hình ảnh phi vật chất”.

Sự “điên rồ” của nghệ thuật: Trả vàng ròng, “triệu đô” cho tác phẩm vô hình

Một tác phẩm được thực hiện từ những lá vàng do nghệ sĩ Yves Klein chế tác (Ảnh: Smithsonian Magazine).

Thực tế, nghệ sĩ Yves Klein còn ghi chép lại danh tính những người đã mua các “vùng nghệ thuật” vô hình của ông. Những thương vụ mua bán lạ lùng này được giới nghệ thuật đánh giá là tiền thân của những tác phẩm nghệ thuật số được mã hóa để trở thành “độc nhất vô nhị”, mà giới nghệ thuật đương đại đã và đang thấy xuất hiện trên thị trường trong những năm trở lại đây.

Ban đầu, nhà đấu giá ước tính tác phẩm vô hình này sẽ được mua với giá trong khoảng từ 300.000 - 550.000 USD nhưng tại phòng đấu giá của nhà đấu giá Sotheby tại Paris, Pháp, con số mà các bên đưa ra đã nhanh chóng đẩy mức giá của tác phẩm lên cao, sau cùng, một người mua ẩn danh đã trả cho tác phẩm số tiền gần 1,2 triệu USD.

Theo nhà đấu giá, người mua là một nhà sưu tập tư nhân đến từ Châu Âu. Lúc sinh thời, đối với số vàng không bị nghệ sĩ Yves Klein ném xuống sông Seine, nghệ sĩ sử dụng để chế tác nên những lá vàng và xem đó là những tác phẩm nghệ thuật. Yves Klein từng quyên tặng ẩn danh một lá vàng cho một nhà thờ tại Ý.

Lá vàng đã được nhà thờ cất giữ nhiều năm cho tới khi xảy ra một trận động đất hồi năm 1979, khi kiểm kê lại những món đồ giá trị, người ta mới tìm thấy lại lá vàng, một họa sĩ có dịp chiêm ngưỡng lá vàng đã ngay lập tức nhận ra đó là tác phẩm của Yves Klein.

Theo dantri

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Podcast tản văn: Giai điệu tháng Năm

Podcast tản văn: Giai điệu tháng Năm

Tháng Năm ngân lên bản nhạc mùa hạ, như gọi dậy mọi sắc màu đang say ngủ... Trong giai điệu ấy, ai cũng thấy một phần tuổi trẻ của mình – ngây ngô, sôi nổi, và đầy mộng mơ…
Chùa Thiên Tượng - Hoan Châu đệ nhị danh thắng

Chùa Thiên Tượng - Hoan Châu đệ nhị danh thắng

Toạ lạc trên sườn núi Thiên Tượng của dãy Hồng Lĩnh, chùa Thiên Tượng thuộc phường Trung Lương (TX Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh) được xem là Hoan Châu đệ nhị danh thắng với nhiều cảnh đẹp.
Podcast tản văn: Lối cũ ta về

Podcast tản văn: Lối cũ ta về

Lối cũ không chỉ là một con đường, mà là nơi chất chứa yêu thương, là mảnh đất chôn rau cắt rốn, là chiếc nôi của những giấc mơ giữa trưa hè...
Podcast: Chuyện những người phụ nữ Hà Tĩnh được gặp Bác Hồ

Podcast: Chuyện những người phụ nữ Hà Tĩnh được gặp Bác Hồ

Trong ngôi nhà đơn sơ, những bức ảnh kỷ niệm thiêng liêng được treo ngay ngắn như những kỷ vật quý báu. Dù thời gian có qua đi hơn 55 năm thì nhũng ký ức được gặp Bác Hồ vẫn vẹn nguyên trong trái tim bà Tưởng Thị Diên - người Tiểu đội trưởng Tiểu đội dân quân gái Kỳ Phương năm nào....
Podcast: Hà Tĩnh in dấu chân Người

Podcast: Hà Tĩnh in dấu chân Người

Gần bảy thập kỷ đã đi qua, giọng nói trìu mến, thân thương của Bác vẫn còn vang vọng, thấm vào mỗi con tim. Khắc ghi lời Bác kính yêu, Đảng bộ và nhân dân Hà Tĩnh đoàn kết một lòng, ra sức xây dựng quê hương giàu đẹp như sinh thời Người căn dặn và mong muốn...
Đại sứ Nhật Bản ITO Naoki dự sự kiện giao lưu văn hóa tại Hà Tĩnh

Đại sứ Nhật Bản ITO Naoki dự sự kiện giao lưu văn hóa tại Hà Tĩnh

Tối 15/5, tại TP Hà Tĩnh đã diễn ra chương trình giao lưu văn hóa Việt - Nhật với chủ đề “Kết nối thế giới qua Truyện dân gian và Âm nhạc”. Tham dự có ngài ITO Naoki - Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Duy Lâm, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Dương Tất Thắng.
Podcast mỗi tuần một câu chuyện: Đôi guốc của tam thể

Podcast mỗi tuần một câu chuyện: Đôi guốc của tam thể

Chú mèo tam thể soi mặt vào vại nước ở gốc cau, vuốt đi vuốt lại mấy sợi ria mép trắng như cước cho thật óng ả rồi thong thả bước ra sân tắm nắng. Gió hây hẩy, nắng nhè nhẹ vàng như mật, tam Thể khoan khoái nằm duỗi dài trên sân...