Tết cổ truyền Songkran của Thái Lan được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể

Người dân Thái Lan luôn tự hào về Tết cổ truyền Songkran nổi tiếng, với lịch sử lâu đời, kết hợp giữa các truyền thống Ấn Độ giáo, Phật giáo và các nghi lễ cổ xưa của Thái Lan. 

Tết cổ truyền Songkran của Thái Lan được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể

Trong văn hóa Thái Lan, nước tượng trưng cho sự thanh tẩy, tôn kính và may mắn. (Ảnh: UNESCO)

Ngày 6/12, UNESCO đã công bố quyết định công nhận Songkran là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Theo hồ sơ của UNESCO, Songkran đề cập đến việc mặt trời đi qua chòm sao Bạch Dương hằng năm, cung hoàng đạo đầu tiên, đánh dấu sự khởi đầu truyền thống của năm mới. Songkran diễn ra vào giữa tháng 4 sau khi người dân thu hoạch lúa, là thời điểm mọi người đoàn tụ với gia đình và tỏ lòng thành kính với người lớn tuổi, tổ tiên và Phật linh thiêng.

Nước là yếu tố truyền thống quan trọng trong dịp Tết cổ truyền Songkran, tượng trưng cho sự thanh tẩy, tôn kính và may mắn. Songkran được đông đảo người dân đón nhận với các hoạt động như tắm cho các tượng Phật, té nước vào người thân và bạn bè, thưởng thức các vở kịch dân gian, trò chơi, âm nhạc.

Hồ sơ của UNESCO nhấn mạnh, Tết cổ truyền Songkran của Thái Lan thúc đẩy sự hợp tác, đoàn kết và tha thứ của cộng đồng. Đây được coi là thời điểm tượng trưng cho việc gột rửa những điều không may mắn, cầu mong sự thịnh vượng cho một năm sắp tới với các thành viên trong gia đình.

Tết cổ truyền Songkran của Thái Lan được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể

Nghi thức rước tượng Phật ở tỉnh Nong Khai trong dịp Tết cổ truyềnSongkran. (Ảnh: UNESCO)

Songkran thường được tổ chức từ ngày 13 - 15/4 hằng năm. Tuy nhiên, Chính phủ Thái Lan đã lên kế hoạch kéo dài Songkran trong suốt tháng 4 năm 2024, góp phần quảng bá lễ hội này như một quyền lực mềm của Thái Lan nhằm thu hút đông đảo du khách quốc tế.

Thái Lan đã tổ chức ngày đầu năm mới theo lịch quốc tế trong hơn 80 năm qua nhưng Songkran vẫn là dịp lễ hội quan trọng hơn đối với hầu hết người Thái. Hàng triệu học sinh, sinh viên, người lao động xa nhà tận dụng cơ hội kỳ nghỉ để về nhà với gia đình. Ngày 14/4 còn là Ngày Gia đình của Thái Lan.

Songkran trở thành truyền thống thứ tư của Thái Lan được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể. Trước đó, biểu diễn nghệ thuật Khon, massage Thái và múa Nora đã được UNESCO vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Theo Nhân dân

Đọc thêm

Podcast truyện ngắn: Một ngày đã qua

Podcast truyện ngắn: Một ngày đã qua

Bất giác tôi ôm lồng ngực. Một cảm giác đau nhói sộc lên mũi làm tôi ngồi thụp xuống. Khánh cuống quýt xốc tôi chạy về phòng. Anh chạy ngược nắng, cả khuôn mặt nhuốm đỏ...
Podcast tản văn: Bếp xưa dĩ vãng

Podcast tản văn: Bếp xưa dĩ vãng

Con người ta càng lớn tuổi càng hoài niệm quá khứ. Có những thứ không dưng mà cũng khiến lòng ta bùi ngùi thương nhớ, đôi khi đơn giản như gian bếp ngày xưa…
Sắc vóc 'Mỹ nhân của năm 2024'

Sắc vóc 'Mỹ nhân của năm 2024'

Hoa hậu Thanh Thủy - "Mỹ nhân của năm 2024" do độc giả Ngôi Sao bình chọn - có khuôn mặt trái xoan, cao 1,76m, vóc dáng gợi cảm.
Lệch chuẩn ngôn ngữ

Lệch chuẩn ngôn ngữ

Kho từ vựng của gen Z đang mang đến làn sóng sáng tạo mới trong ngôn ngữ, tạo dấu ấn, phong cách của người trẻ trong giao tiếp nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ lệch chuẩn nếu lạm dụng.
Tiết mục: Đêh Kô – Nhắn gửi yêu thương

Tiết mục: Đêh Kô – Nhắn gửi yêu thương

Tiết mục Đêh Kô – Nhắn gửi yêu thương (dân ca K’Ho Lạch) do Đoàn nghệ thuật Nam Tây Nguyên - tỉnh Lâm Đồng biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh tại Hà Tĩnh.
Những chiếc bánh độc lạ tại Cuộc thi đầu bếp bánh tài năng quốc tế tại Việt Nam

Những chiếc bánh độc lạ tại Cuộc thi đầu bếp bánh tài năng quốc tế tại Việt Nam

Ngày 11/12 tại TP Hồ Chí Minh, Liên chi hội Bánh Việt Nam (Hiệp hội Du lịch Việt Nam) và Hội Đầu bếp chuyên nghiệp Sài Gòn (Hiệp hội Du lịch TP Hồ Chí Minh) đã tổ chức Cuộc thi đầu bếp bánh tài năng quốc tế tại Việt Nam - The Vietnam Bakery Cup 2024 (VNBC), thu hút gần 500 đầu bếp trong và ngoài nước tham gia.
Đồng dao, múa phụ họa: Pàm - đi bắt tôm xúc cá

Đồng dao, múa phụ họa: Pàm - đi bắt tôm xúc cá

Đồng dao, múa phụ họa: Pàm - đi bắt tôm xúc cá của tác giả Y Soái (phát triển dân ca K’Ho Lạch), do đoàn nghệ thuật Nam Tây Nguyên - tỉnh Lâm Đồng biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh tại Hà Tĩnh.