“Thân cò” nơi cửa biển Lạch Kèn…

“Thân cò” nơi cửa biển Lạch Kèn…

(Baohatinh.vn) - Khi thủy triều vừa rút, Cửa biển Lạch Kèn (giáp ranh giữa hai xã Cương Gián, huyện Nghi Xuân và Thịnh Lộc, huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh) lại rộn ràng bước chân người tìm về để cào nghêu, đục hàu. Giữa trời nắng, những tấm thân gầy cong mình mưu sinh, nhọc nhằn như thân cò, thân vạc...

“Thân cò” nơi cửa biển Lạch Kèn…

“Thân cò” nơi cửa biển Lạch Kèn…

Từ 6h sáng, nơi cửa biển Lạch Kèn đã nhộn nhịp tiếng í ới gọi nhau của nhóm người làm nghề cào nghêu, đục hàu. Không hẹn mà gặp, khi dòng thủy triều vừa rút, tất cả đã ở đây, sẵn sàng cho hành trình “kiếm gạo” nuôi con.

Hàng chục năm qua, Lạch Kèn trở thành nơi mưu sinh của phụ nữ vùng biển ở các huyện: Nghi Xuân, Lộc Hà, Thạch Hà. Khi mà miếng vườn, mảnh ruộng không thể giúp cuộc sống của họ ổn định thì cào nghêu, đục hàu được xem như là nghề “cứu cánh”.

“Thân cò” nơi cửa biển Lạch Kèn…

Những người cào nghêu ở Lạch Kèn đa phần là nữ, họ gắn bó với công việc này suốt hàng chục năm qua.

Nhanh thoăn thoắt, sau vài phút chuẩn bị, từng tốp nhỏ tỏa ra các hướng, người cào nghêu đi xuống lạch nước, nhóm đục hàu tìm đến bãi đá, cồn cát.

Lội ra giữa dòng nước sâu đến nửa người, chị Nguyễn Thị Lý (48 tuổi, trú xã Thịnh Lộc, huyện Lộc Hà) hạ “đồ nghề” xuống đất, đó là chiếc cán tre dài khoảng 2m, cuối thân gắn một lưỡi bằng thép được uốn hình chữ U. Người phụ nữ khom mình, lấy hết lực ở hai tay ấn cán vợt, dí lưỡi cào xuống bùn rồi đi thụt lùi. Cứ làm như vậy, nghêu sẽ mắc ở lưỡi cào, nghe tiếng nghêu va vào lưỡi sắt, chị Lý cúi xuống nhặt cho vào túi.

“Thân cò” nơi cửa biển Lạch Kèn…

Chị Lý chia sẻ: "Nghề cào nghêu thường đi theo con nước, thủy triều rút lúc nào thì đi lúc đó. Vào mùa đông thì rét buốt, mùa hè thì nắng nóng đến bỏng rát làn da. Có hôm sốc nhiệt, ngất lịm đi lúc nào không hay. Nhiều lúc muốn nghỉ, nhưng nếu không làm, nhà 5 miệng ăn không biết trông vào đâu”.

“Thân cò” nơi cửa biển Lạch Kèn…

Từ bao đời nay, Lạch Kèn đã được ưu đãi nhiều loại sản vật, giúp nhiều người dân vùng biển có “kế sinh nhai”.

Trong nhóm người cào nghêu, chỉ có duy nhất ông Nguyễn Văn Thắng (59 tuổi, trú xã Cương Gián) là đàn ông. Theo ông Thắng, trước đây người theo nghề khá đông nhưng sau đó lượng người giảm dần bởi công việc nặng nhọc, thu nhập lại chẳng được bao nhiêu.

“Nghề cào nghêu thường đánh cược với may mắn. Có ngày được 200.000 - 300.000 đồng, nhưng cũng có ngày dầm mình cả buổi mà chỉ được dăm chục nghìn đồng. Nghề này rất vất vả, hầu như ai cũng mắc bệnh đau lưng, đau khớp, bệnh da liễu. Vất vả mà thu nhập thấp nên khi có cơ hội là nhiều người bỏ, tìm việc khác” - ông Thắng trải lòng.

“Thân cò” nơi cửa biển Lạch Kèn…

Tận mắt chứng kiến mới thấu hiểu được nỗi lam lũ, nhọc nhằn của người cào nghêu. Họ phải ngâm mình trong nước biển hàng giờ đồng hồ giữa trời nắng nóng, ai nấy người ướt sũng.

Bàn tay họ đều chi chít những vết cắt của nghêu, bàn chân cũng bị đứt do giẫm phải vỏ nghêu, sò. Vất vả là vậy nhưng tất cả đều gồng mình để kiếm sống. Mỗi lần đi cào nghêu, họ làm thật nhanh, bởi nếu không thủy triều sẽ lên.

“Thân cò” nơi cửa biển Lạch Kèn…

Những phận đời đục hàu mưu sinh ở Lạch Kèn.

Trên bãi đá để đục hàu, bà Trần Thị Nhung (58 tuổi, trú huyện Lộc Hà) đang sải những bước chân “đi mà như chạy”. Gần 20 năm qua, công việc này giúp bà có thêm tiền để trang trải cuộc sống, nuôi 3 người con ăn học.

Cách chỗ bà Nhung không xa, bà Võ Thị Mai (75 tuổi, trú thôn Song Nam, xã Cương Gián) đang cần mẫn cạy từng con hàu trên bãi cát. Gần 40 năm qua, bà vẫn cố bám trụ với nghề. Tuổi đã cao, cộng thêm trời nắng khiến công việc của bà thêm phần cực nhọc. Giữa lòng Lạch Kèn rộng lớn, bóng bà Mai nhỏ nhoi như cây nấm.

“Thân cò” nơi cửa biển Lạch Kèn…

Ở tuổi 75, bà Mai vẫn phải làm nghề đục hàu để kiếm tiền lo cho gia đình.

Mỗi lần cào được con hàu, bà lại nở nụ cười. Khuôn mặt khắc khổ, rám nắng của bà bỗng trở nên tươi tắn hơn. Giây phút ấy, bà nghĩ đến gia đình sẽ có được bữa cơm tươm tất, đủ đầy hơn.

Bà Mai chia sẻ: “Bao đời nay, Lạch Kèn đã ban phát nguồn sản vật dồi dào, tuy nhiên, để khai thác được nguồn lợi ấy, chúng tôi phải đổ mồ hôi, sôi nước mắt. Lẽ ra ở tuổi này, tôi được sum vầy bên con cháu nhưng hoàn cảnh khó khăn phải chấp nhận đi đục hàu. Nếu một ngày tôi không ra cửa biển thì nỗi lo thêm nặng gánh. Thế nên, tôi cũng không biết bao giờ mình sẽ được nghỉ ngơi”.

“Thân cò” nơi cửa biển Lạch Kèn…

Niềm vui nhỏ nhoi của những người đục hàu mưu sinh ở cửa biển Lạch Kèn.

Mặt trời đã đứng bóng, thủy triều dâng lên dần, ai nấy đều vội vã lên bờ để trở về nhà. Nơi cửa biển, mỗi người một hoàn cảnh nhưng đều có điểm chung là vác trên vai gánh nặng cơm áo gạo tiền, là sự chịu thương chịu khó.

Mỗi chuyến cào nghêu, đục hàu là một hành trình thắp sáng ước mơ một cuộc sống ấm no, đủ đầy. Ngày mai, khi thủy triều rút, một cuộc mưu sinh mới nơi cửa biển lại bắt đầu...

Bài, ảnh: Ngọc Thắng

Trình bày & kỹ thuật: Huy tùng - Khôi nguyễn

Chủ đề NGƯỜI HÀ TĨNH

Đọc thêm

Tín ngưỡng thờ cá Ông ở Hà Tĩnh

Tín ngưỡng thờ cá Ông ở Hà Tĩnh

Thờ cá Ông (cá Voi) là một tín ngưỡng dân gian có từ lâu đời của cư dân sinh sống ven biển Việt Nam. Nhiều vùng ở Hà Tĩnh, người dân thờ cá Ông như một vị thần biển linh thiêng.
Chat với "thần đồng tiếng Anh" 12 tuổi đạt IELTS 8.0

Chat với "thần đồng tiếng Anh" 12 tuổi đạt IELTS 8.0

Với điểm IELTS 8.0, “thần đồng tiếng Anh” Nguyễn Lê Bảo Chung (lớp 6A7, Trường Albert Einstein Hà Tĩnh) đã trở thành 1 trong những thí sinh nhỏ tuổi nhất đạt số điểm này với kỹ năng Reading đạt tuyệt đối 8.0, Speaking 8.5, Listening 8.5 và Writing 7.0.
Bác sĩ 9X Hà Tĩnh và hành trình "gieo mầm" hạnh phúc

Bác sĩ 9X Hà Tĩnh và hành trình "gieo mầm" hạnh phúc

Được biết đến như một “bà mụ” mát tay của các cặp vợ chồng hiếm muộn, bác sĩ Dương Công Bằng (Bệnh viện Phụ sản Quốc tế Sài Gòn) là niềm tự hào của những người đồng hương Hà Tĩnh.
Về miền quê nông thôn mới kiểu mẫu Đồng Yên

Về miền quê nông thôn mới kiểu mẫu Đồng Yên

Bằng sự đoàn kết, chung sức chung lòng, Nhân dân thôn Đồng Yên ở xã Xuân Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) đã cùng nhau xây dựng quê hương thành khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu thanh bình, đáng sống.
Võ Quận công Nguyễn Phi Sài và những di sản để lại

Võ Quận công Nguyễn Phi Sài và những di sản để lại

Nguyễn Phi Sài là một nhân vật lịch sử có nhiều công lao, đóng góp dưới thời Lê Trung Hưng và từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong triều, ngoài trấn. Hiện nay, dòng họ Nguyễn Phi ở xã Thạch Long (Thạch Hà, Hà Tĩnh) vẫn còn lưu giữ nhiều di sản quý mà ông để lại.
Top 10 công ty du lịch Đà Nẵng uy tín tốt nhất hiện nay

Top 10 công ty du lịch Đà Nẵng uy tín tốt nhất hiện nay

Với sự phát triển của ngành du lịch như hiện nay, việc Đà Nẵng có nhiều công ty du lịch là điều không có gì ngạc nhiên. Tuy nhiên, không phải tất cả đều được đánh giá cao về sự chuyên nghiệp và chất lượng. Để góp phần giúp cho chuyến du lịch trở nên thành công, du khách hãy cân nhắc đến một trong 10 công ty du lịch Đà Nẵng uy tín nhất dưới đây.
Một vùng duyên hải Kỳ Anh

Một vùng duyên hải Kỳ Anh

Bằng thủ pháp nghệ thuật điểm xuyết chấm phá, đấng tạo hóa điểm thêm lên miền duyên hải Kỳ Anh (Hà Tĩnh) những điểm nhấn thẩm mỹ say đắm lòng người...
Giá vé Cổng trời Đông Giang khuyến mãi mới nhất

Giá vé Cổng trời Đông Giang khuyến mãi mới nhất

Giá vé Cổng trời năm 2025 vẫn chưa có sự thay đổi nhiều so với năm ngoái. Thậm chí, khu du lịch còn có rất nhiều ưu đãi khuyến mãi dành cho khách du lịch đặt vé trên trang chủ khu du lịch trên website https://congtroidongiang.vn/. Mức giá vé cụ thể sẽ được cập nhật cụ thể ở bài viết dưới đây.