Sản phẩm máy bắn bóng chuyền của 2 thầy giáo Phan Tiến Hạnh và Đặng Văn Quang (Trường Tiểu học Gia Hanh, Can Lộc) vừa được ghi danh "Sách vàng sáng tạo Việt Nam" là niềm tự hào, động lực cho giáo viên Hà Tĩnh tiếp tục sáng tạo để có thêm nhiều sản phẩm mang tính ứng dụng cao vào thực tiễn.
Vừa là giáo viên, vừa là cán bộ Đoàn nhưng thầy Trần Bá Phúc (SN 1989), Trường THPT Cù Huy Cận (Vũ Quang, Hà Tĩnh) vẫn luôn hoàn thành xuất sắc cả hai nhiệm vụ: làm tốt công tác chuyên môn, nhiệt huyết, hết mình với công tác Đoàn.
Hơn 20 năm gắn bó với nghề dạy học ở huyện miền núi Hương Sơn (Hà Tĩnh), thầy Nguyễn Nhất Thiết được học sinh và đồng nghiệp cảm phục bởi sự tận tụy với nghề. Gia đình thầy cũng được xem là “hình mẫu” tiêu biểu cho tinh thần hiếu học.
18 năm gắn bó với nghề giáo, thầy Phan Đình Ánh đã cống hiến hết mình cho sự nghiệp "trồng người" và nhiều lần được UBND tỉnh, ngành GD&ĐT Hà Tĩnh vinh danh.
Từ lâu, giới chơi cây cảnh đã biết đến thầy giáo Nguyễn Nam Sơn - Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Thạch Hương (trú tại thôn Trung Hòa, xã Tân Lâm Hương, Thạch Hà, Hà Tĩnh) với đam mê sưu tầm, thuần hóa các giống lan rừng.
Mong muốn cống hiến vì sự phát triển của quê hương, hơn 2 năm nay, thầy Phan Quốc Việt (SN 1980) - giáo viên trường THCS Hoàng Xuân Hãn, Đức Thọ (Hà Tĩnh) đã miệt mài vẽ bích họa miễn phí, làm đẹp cho đường làng xã Tùng Ảnh.
Có một ngọn lửa ấm áp luôn bùng cháy giữa những ngày đông giá, đó chính là tình cảm thầy trò. Ánh sáng từ ngọn lửa ấm ấy có khi rọi về từ quá khứ, có khi lại lấp lánh buổi đương thời. Dù cũ hay mới thì đó vẫn là tình cảm vô cùng trong sáng và rất đỗi thiêng liêng…
“Hàng chục năm qua, trường là nhà, học sinh là con, núi rừng như quê hương thứ hai của mình” - thầy giáo Đặng Minh (SN 1978, Trường THCS Kỳ Sơn, Kỳ Anh - Hà Tĩnh) tâm sự với khi được hỏi có ý định về miền xuôi sau 20 năm gắn bó với vùng miền núi nhiều gian khó.
Đồng lương ít ỏi, một nách 2 con thơ, thầy giáo Võ Trọng Quân - giáo viên môn Tin học, Trường THPT Nguyễn Văn Trỗi (Lộc Hà - Hà Tĩnh) đành nuốt nước mắt đưa vợ về nhà chăm sóc vì không còn tiền để tiếp tục điều trị.
“ Đối với giáo viên, cần có tấm lòng thương yêu, đồng cảm với học sinh, phải xem học sinh như người thân, có như vậy trách nhiệm, tâm huyết của người thầy mới càng được phát huy và được học sinh trân trọng, hợp tác. Cũng từ đó, các em học sinh sẽ tiến bộ”…
Liệt một chân từ nhỏ, chỉ học hết lớp 9 nhưng mỗi năm ông kèm cặp hàng chục học trò thi đỗ vào các trường THPT và đại học trong nước. Ông giáo làng nghèo ấy là Đặng Tiến Dũng ở xã Phúc Đồng (Hương Khê - Hà Tĩnh).
Tâm lý đám đông cùng những tin đồn thất thiệt trên mạng xã hội thời gian gần đây đã khiến một số hiện tượng xã hội bị đẩy lên ở mức thái quá, thậm chí có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Vụ việc nghi bắt cóc trẻ em ở xã Quang Lộc (Can Lộc - Hà Tĩnh) vào ngày 29/7 vừa qua không chỉ gây hoang mang trong nhân dân mà còn cho thấy sự tùy tiện trong “tự xử” của một bộ phận quần chúng kích động. Báo Hà Tĩnh điện tử đã phỏng vấn nhanh những ý kiến đa chiều phía sau vụ việc.