Thầy giáo trường làng Hà Tĩnh mê thuần hóa lan rừng

(Baohatinh.vn) - Từ lâu, giới chơi cây cảnh đã biết đến thầy giáo Nguyễn Nam Sơn - Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Thạch Hương (trú tại thôn Trung Hòa, xã Tân Lâm Hương, Thạch Hà, Hà Tĩnh) với đam mê sưu tầm, thuần hóa các giống lan rừng.

Thầy giáo trường làng Hà Tĩnh mê thuần hóa lan rừng

Thầy Sơn chia sẻ niềm vui với những khách hàng có cùng sở thích khi thuần hóa được giống lan quý là phi điệp

Gần Tết Nguyên đán, khu vườn của thầy Nguyễn Nam Sơn ở thôn Trung Hòa, xã Tân Lâm Hương luôn nhộn nhịp khách. Đó là những người tìm đến mua lan, là bạn bè cùng chung sở thích gặp gỡ để cùng trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong việc trồng và chăm sóc các loại lan quý hiếm.

Thầy giáo trường làng Hà Tĩnh mê thuần hóa lan rừng

Chơi lan, đặc biệt là thuần hóa lan rừng đòi hỏi sự đam mê

24 năm gắn bó với sự nghiệp giáo dục, trong đó có 15 năm ở cương vị phó hiệu trưởng, nhưng việc trồng lan, thầy Sơn mới bắt đầu chưa lâu.

Thầy giáo trường làng Hà Tĩnh mê thuần hóa lan rừng

Thầy Sơn cho biết: “Trồng lan với tôi như một cơ duyên vậy. Cách đây 3 năm, một người bạn ở Đà Lạt gửi biếu tôi một giò lan rừng. Cũng từ đó, trồng lan, chăm sóc lan đối với tôi đã trở thành niềm đam mê. Tôi bắt đầu mày mò học hỏi kiến thức và sưu tầm các loại lan để thuần hóa và ghép”.

Thầy Sơn rất kiên trì tìm tòi các kiến thức về trồng lan từ các viện nghiên cứu, kinh nghiệm từ các thành viên của hiệp hội trồng lan khắp các tỉnh, thành (được chia sẻ qua mạng xã hội). Dù không ít lần đối mặt với thất bại nhưng thầy Sơn vẫn không từ bỏ đam mê.

Thầy giáo trường làng Hà Tĩnh mê thuần hóa lan rừng

Thầy Sơn tỉ mẩn, kiên trì chăm sóc các loại lan

“Chơi lan cũng có rất nhiều cách, riêng tôi thích nhất là việc thuần hóa, bảo tồn vầ nhân giống các loại lan rừng. Bởi lan rừng có hương thơm tự nhiên, màu sắc cũng rất đẹp. Tuy nhiên, việc thuần dưỡng cũng hết sức khó khăn, bởi quá trình vận chuyển đường dài cũng khiến cây hoa bị kiệt sức, cây cũng dễ nhiễm vi khuẩn và hay bị sốc nhiệt.

Thầy giáo trường làng Hà Tĩnh mê thuần hóa lan rừng

Lan rừng có hương thơm tự nhiên, màu sắc rất đẹp

Thế nhưng, lan rừng sau khi thuần lại có một sức sống rất mãnh liệt. Đặc biệt, điều hạnh phúc và thỏa mãn nhất của người chơi lan đó là khi thuần dưỡng thành công một giò hoa mới, những mệt mỏi hay áp lực của cuộc sống đều được trút bỏ khi trở về với vườn lan” - thầy Sơn chia sẻ.

Thầy giáo trường làng Hà Tĩnh mê thuần hóa lan rừng

3 năm vừa nghiên cứu mày mò học hỏi, vừa áp dụng kiến thức vào thực tiễn, thầy Sơn đã thuần hóa thành công 45 loại lan rừng. Trong đó có 16 loại thuộc dòng đơn thân như: Nghinh xuân, giáng hương, tam bảo sắc, hồ điệp rừng, hải âu, hải yến, lan đuôi sóc, đuôi chồn, cẩm báo... và 29 loại hoa ở dòng đa thân như: Phi điệp, hạc vỹ, long tu, trầm tím, trầm vàng, vảy rồng, trúc mành, hỏa hoàng cam, đại ý thảo...

Thầy giáo trường làng Hà Tĩnh mê thuần hóa lan rừng

Nhiều khách hàng đến với vườn lan của thầy Sơn để lựa chọn cho mình những giò hoa ưng ý

Lúc đầu, thầy Sơn trồng vài chục giò để chơi. Sau đó, thấy nhiều người đến xem, hỏi mua nên thầy đã quyết định từng bước xây dựng vườn lan trở thành sản phẩm hàng hóa. Với hơn 500 triệu đồng, mảnh vườn của thầy đã được đầu tư khá bài bản với hệ thống nhà giàn, màng lưới bao phủ, hệ thống tưới tự động…

Thầy giáo trường làng Hà Tĩnh mê thuần hóa lan rừng

Vườn lan của thầy Sơn dần trở thành sản phẩm hàng hóa

Sau 3 năm, đến nay, vườn lan nhà thầy Sơn đã có tới cả nghìn giò lan với 40 chủng loại khác nhau. Đặc biệt, thầy đang thí điểm nhân giống các loại lan rừng đột biến quý hiếm như phi điệp, giã hạc…

Thầy giáo trường làng Hà Tĩnh mê thuần hóa lan rừng

Những giò lan nghinh xuân sai nụ và bắt đầu bung nở

Anh Nguyễn Trường Giang (thôn Thắng Hòa, xã Tân Lâm Hương) cho biết: “Làm nghề xây dựng nhưng tôi cũng có chung niềm say mê trồng lan. Chính vì thế, không chỉ là khách hàng của anh Sơn mà những lúc rảnh rỗi là tôi lại tranh thủ đến với vườn lan của anh để học hỏi kinh nghiệm”.

Thầy giáo trường làng Hà Tĩnh mê thuần hóa lan rừng

Một số loại lan rừng đã được thầy Sơn thuần hóa

Những ngày cuối năm, khi những giò lan nghinh xuân bắt đầu bung nở, khách hàng lại tìm đến với vườn lan của thầy Sơn ngày càng nhiều. Dự định sắp tới của thầy là sẽ mở rộng diện tích của nhà lưới để có thể nhân thêm nhiều giò lan mới.

Chủ đề Lao động việc làm

Đọc thêm

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Không phải ngẫu nhiên mà Hà Tĩnh là quê hương của nhiều ca sĩ thành danh trong dòng nhạc dân gian. Nhiều giọng ca người Hà Tĩnh chia sẻ, từ nhỏ họ đã được nuôi dưỡng tình yêu với nghệ thuật truyền thống thông qua những câu hò, điệu ví. Chất dân ca cứ thế ngấm dần vào giọng nói, tiếng hát một cách tự nhiên như hơi thở.
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Trong kho tàng di sản văn hóa quý giá của miền quê xứ Nghệ, dân ca ví, giặm là những “hạt ngọc’’ lấp lánh. Bằng tâm hồn đẹp đẽ, phong phú, bằng tình yêu sâu sắc và mãnh liệt với di sản của cha ông, những thế hệ cư dân Nghệ An, Hà Tĩnh đã làm lung linh, tỏa sáng những viên ngọc quý ấy.
Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Tại các gian hàng trưng bày và trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh trong khuôn khổ Festival “Về miền ví, giặm – Kết nối tinh hoa di sản” được tổ chức tại Hà Tĩnh, du khách sẽ có cơ hội khám phá những dấu ấn văn hóa của các vùng miền trong nước.
Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Dân ca ví, giặm là một bộ phận chủ đạo trong kho tàng thơ ca trữ tình dân gian do cộng đồng người Việt ở 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh sáng tạo nên trong quá trình lao động sản xuất và sinh hoạt cộng đồng.
Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Festival “Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản” năm 2024, tại Hà Tĩnh không chỉ là nơi trình diễn di sản xứ Nghệ mà còn là không gian để các di sản văn hóa phi vật thể từ mọi miền đất nước hội tụ tỏa sáng.
Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Giây phút tiếng búa của Chủ tịch Ủy ban Liên chính phủ Công ước UNESCO về bảo vệ di sản phi vật thể vang lên, ghi danh dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại 10 năm trước, vẫn còn đọng mãi trong tôi những cảm xúc dâng trào.
Yêu câu ví, giặm quê mình

Yêu câu ví, giặm quê mình

Trước ngày “khai hội” kỷ niệm 10 năm dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại” (2014-2024), những người con quê hương Nghệ An - Hà Tĩnh đã mang câu ví, giặm ngọt ngào đến với muôn phương không khỏi bồi hồi, xao xuyến…
“Quả ngọt” mùa giá rét

“Quả ngọt” mùa giá rét

Khi không khí lạnh tràn về, những vườn quả đã ủ hương lên mật, ruộng nương, hạt tí tách nẩy mầm, cũng là lúc người nông dân Hà Tĩnh chộn rộn chờ đón những mùa đông ấm áp, đủ đầy.
Cô giáo say mê dân ca ví, giặm

Cô giáo say mê dân ca ví, giặm

Nhiều năm qua, cô Phan Thị Thùy Diễm (Tổng phụ trách Đội Trường THCS Thành Mỹ, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã không ngừng truyền dạy làn điệu dân ca cho các thế hệ học sinh.