Thiên đường trên cạn ở Trung Đông

Socotra là hòn đảo đẹp nhất Trung Đông, thuộc sở hữu của Yemen.

Thiên đường trên cạn ở Trung Đông

Hòn đảo này nổi tiếng bởi sinh thái độc đáo với hệ thực vật kỳ lạ được mệnh danh như “vùng đất ngoài hành tinh”.

Hệ thực vật

Nói đến hệ thực vật, nhất thiết phải nhắc đến loài dracena đặc hữu, một loại cây dù đặc biệt đã trở thành biểu tượng của Socotra. Các loài thực vật đặc hữu khác bao gồm cây mọng nước khổng lồ dorstenia gigas và dendrosicyos socotranus - được gọi là cây dưa chuột.

Thiên đường trên cạn ở Trung Đông

Cây huyết rồng ở hòn đảo “ngoài hành tinh”. Ảnh: Ayublab

Trên hòn đảo này, bạn có thể tìm thấy các ốc đảo cọ và hồ nước tự nhiên, cũng như các sườn núi, thung lũng được chạm khắc tỉ mỉ bởi những dòng suối, hang động - nơi lưu giữ tàn tích của khu định cư thời cổ đại.

Nhưng không chỉ có thế, nơi đây được gọi là “thiên đường” trên cạn bởi bãi biển rộng với nước biển trong vắt, thác nước đẹp tuyệt diệu, cồn cát trắng, rạn san hô và những tảng đá đặc biệt.

Dân cư và du lịch

Khoảng gần 40.000-60.000 người đang sinh sống trên hòn đảo này, một số trong đó là dân du mục. Nhiều người sống trong những ngôi làng nhỏ của dân chăn cừu trong đất liền và ngư dân trên bờ biển.

Có rất ít khách sạn trên đảo. Những du khách chọn điểm đến này có thể dễ dàng chọn được nhà nghỉ ưng ý hoặc cắm trại trên các bãi biển.

Vị trí biệt lập

Vị trí địa lý xa xôi của quần đảo đã giúp nó tạo nên bản chất tuyệt vời riêng biệt. Từ hàng thiên niên kỷ trước, một phần ba thực vật của hòn đảo là độc nhất vô nhị, từ cây chai có hoa dạng củ và cây dưa chuột đến cây lô hội.

Thiên đường trên cạn ở Trung Đông

“Hoa hồng sa mạc” - Homhil, phía đông bắc đảo. Ảnh: MSN

Nhưng hòn đảo này cũng kiểm soát các tuyến đường vận chuyển toàn cầu tấp nập ở ngã tư Châu Phi và bán đảo Ả Rập.

Động vật

Đảo Socotra có sự đa dạng sinh học ấn tượng với gần 1.000 loài đặc hữu: các loài bò sát và ốc sên không tìm thấy ở nơi nào khác trên thế giới. Tại đây cũng có gần 200 loài chim được thống kê, hầu hết là loài đặc hữu.

Về hệ động thực vật biển, có khoảng 250 loài san hô, 730 loài cá, hơn 300 loài động vật thân mềm và giáp xác như cua, tôm, tôm hùm.

Tài nguyên hiếm

Một loại nhựa đặc trưng của hòn đảo này là loại nhựa màu đỏ được gọi là “máu rồng”.

Thiên đường trên cạn ở Trung Đông

Quang cảnh hòn đảo Socotra nguyên sơ của Yemen. Ảnh: MSN

Trong quá khứ, loại nhựa này được dùng làm thuốc nhuộm và hương, trong khi ngày nay nó được dùng để điều trị vết thương, nhiễm trùng và bệnh tật.

Tiềm năng du lịch

Hòn đảo nổi tiếng trong lịch sử với thảm thực vật độc đáo ngoạn mục, đến mức các nhà thực vật học đã xếp 10 loài thuộc hệ thực vật của Socotra vào danh sách có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất trên thế giới.

Việc mở một sân bay vào năm 1999 và phát triển các cơ sở hạ tầng khác đang dần biến Socotra thành một điểm đến du lịch sinh thái đặc biệt.

Theo Zing

Đọc thêm

Podcast truyện ngắn: Mùa trái dầu bay

Podcast truyện ngắn: Mùa trái dầu bay

Gió vẫn thổi. Trái dầu vẫn rơi từ thinh không, xoay tròn hai cánh chạm đất. Trái dầu có hai cánh nhưng gắn liền cùng một bầu. Hồi đó, trận đánh cuối trước giờ giải phóng cũng là mùa dầu bay ngợp trời đất này.
Tự do hay thiếu văn hóa?

Tự do hay thiếu văn hóa?

Những hành động xúc phạm Vua Hùng hay đùa cợt với hình ảnh lãnh tụ Hồ Chí Minh trên mạng xã hội là những hành vi phản cảm, thiếu văn hóa, vô ơn, cần bị lên án và tẩy chay.
Podcast tản văn: Tím mùa hoa cũ

Podcast tản văn: Tím mùa hoa cũ

Và tôi, mỗi năm, lại lớn thêm một chút, lại nhớ thêm một phần - như thể cả ký ức của tôi đều nở mùa hoa xoan cũ…
Podcast truyện ngắn: Những hạt mầm ký ức

Podcast truyện ngắn: Những hạt mầm ký ức

Xa xa, trên con đường mòn sắp được mở rộng, những người nông dân đang trở về nhà từ cánh đồng vừa cày ải. Họ nhìn ra phía đồi chè. Dù chưa ai biết mai này sẽ ra sao, nhưng lúc này, chỉ lúc này thôi, tất cả vẫn còn nguyên vẹn.
Phạm Quỳnh Như - thi sĩ của đồng quê và trẻ nhỏ

Phạm Quỳnh Như - thi sĩ của đồng quê và trẻ nhỏ

Đọc thơ ông đã nhiều nhưng có dịp về thăm ngôi nhà của ông ở thôn Trần Phú, xã Thạch Trị (TP Hà Tĩnh), tôi mới thật sự hiểu vì sao giới văn nghệ Hà Tĩnh gọi Phạm Quỳnh Như là “thi sĩ của đồng quê”.