“100 đồng gian lận trên YouTube, 55 đồng của người Việt”

Theo Thứ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm, Việt Nam đứng đầu thế giới về lạm dụng không gian mạng để gian lận, vi phạm luật.

Tại Hội thảo kết nối mạng lưới quản lý đa kênh (MCN) sáng 27/5 ở TP HCM, ông Nguyễn Thanh Lâm nói: “Cứ 100 đồng tiền kiếm được từ hành vi gian lận trên YouTube, có 55 đồng của người dùng Việt Nam. Chúng ta đứng đầu danh sách vi phạm bản quyền . Có kênh livestream bóng đá lậu như Xôi Lạc TV. Có kênh lại mua phim đồi trụy của Nhật Bản, cắt thành nhiều phim ngắn rồi đóng gói, bán cho khán giả Mỹ”.

Ông Lâm cho biết quốc gia đứng ở vị trí thứ hai trong bảng xếp hạng cũng chỉ chiếm 5% thu nhập gian lận, bằng một phần mười Việt Nam. Tuần trước, Apple cũng thông báo gỡ hơn 8.000 ứng dụng vi phạm có nguồn gốc Việt Nam, không ít trong số đó là ứng dụng về sáng tạo nội dung.

“100 đồng gian lận trên YouTube, 55 đồng của người Việt”

Một quảng cáo thuốc sai phạm xuất hiện trên YouTube tại Việt Nam. Ảnh: Lưu Quý

Thứ trưởng cho rằng đây là kỷ lục buồn, phơi bày thực trạng là bên cạnh những nội dung tích cực, nhiều nhà sáng tạo vẫn làm ăn, kiếm tiền bất chấp. Một phần trách nhiệm thuộc về các nền tảng như YouTube, TikTok, Facebook khi không kiểm soát được nội dung, người dùng trên nền tảng. Các nhà quảng cáo cũng có trách nhiệm khi vẫn chi tiền vào nội dung bẩn.

“Nhà nước không làm khó doanh nghiệp muốn quảng cáo trên không gian mạng, nhưng không thể có chuyện một đồng tiền chảy vào nội dung tử tế và nội dung độc hại mà doanh nghiệp vẫn thấy bình thường”, ông Lâm nói.

Trong khi đó, đại diện một số doanh nghiệp cho rằng rất khó nhận biết kênh nào được phép gắn quảng cáo, kênh nào không. Do đó, nhu cầu về một danh sách những kênh “đã được xác thực” (White List) trên mạng, sử dụng cho hoạt động quảng cáo là cấp bách.

Đại diện Bộ cho biết ngoài White List đang được xây dựng mở rộng, cơ quan chức năng cũng đưa ra danh sách Black List, gồm những kênh bị cấm để doanh nghiệp tham khảo.

“Sắp tới sẽ có thêm nhiều chế tài để hạn chế người làm nội dung bẩn không thể kiếm tiền, không thể tiếp cận được với công chúng”, ông Lê Quang Tự Do, Cục trưởng Phát thanh, truyền hình và Thông tin điện tử, nói. Ông lấy ví dụ trường hợp tài khoản Thơ Nguyễn đã gần được nút Kim cương trên YouTube nhưng sau khi có nội dung vi phạm và bị xử lý, kênh này hiện gần như “đã chết”.

Để hạn chế tối đa nội dung độc hại trên mạng, cơ quan quản lý sẽ phối hợp với các nền tảng để xóa kênh. “Về lâu dài, những nhà sáng tạo nội dung này cũng không thể bước vào con đường hoạt động nghệ thuật chính thống. Bộ nói và đã làm. Đã có MC truyền hình nổi tiếng vi phạm. Cơ quan chức năng không chỉ xử phạt mà còn yêu cầu nhà đài ngừng hợp đồng với chương trình người này đang dẫn”, ông Do cho hay.

Liên quan đến việc xử lý vi phạm trên nền tảng xuyên biên giới, nhiều nhà sáng tạo nội dung đặt câu hỏi về việc liệu TikTok có bị cấm ở Việt Nam sau đợt thanh tra của Bộ Thông tin và Truyền thông, ông Do cho biết điều này còn tùy thuộc vào thái độ, mức độ hợp tác của nền tảng.

“Nếu TikTok không hợp tác, chắc chắn bị cấm. Thời gian qua, nhiều nền tảng xuyên biên giới đưa ra bộ quy tắc cộng đồng của riêng mình, áp dụng trên toàn cầu và cho rằng quy định này cao hơn pháp luật sở tại. Đây là quan điểm sai và nhiều nền tảng đã phải trả giá đắt, khi quay lại đã quá muộn”, ông Do nói.

Ông Nguyễn Lâm Thanh, đại diện TikTok Việt Nam, khẳng định nền tảng xem việc tuân thủ quy định pháp luật là ưu tiên hàng đầu. Ví dụ với vấn nạn sách lậu, TikTok Shop làm việc trực tiếp với nhà xuất bản, cơ quan quản lý để xóa những kênh có dấu hiệu vi phạm khi nhận được báo cáo.

Một tuần trước, Việt Nam đã thành lập cơ quan liên ngành để thanh kiểm tra toàn diện hoạt động của TikTok Việt Nam, tập trung vào những vấn đề như cách phân phối nội dung, thuế, thương mại điện tử, quảng cáo. Trước đó, trong cuộc họp đầu tháng 4, Bộ đánh giá tình trạng video chứa nội dung độc hại xuất hiện nhiều trên TikTok, nhưng nền tảng không chủ động ngăn chặn và xử lý. Hoạt động kiểm tra lần này dự kiến kết thúc vào đầu tháng 6.

Theo Khương Nha/VNE

Đọc thêm

Hàng hiếm iPhone không có logo Apple

Hàng hiếm iPhone không có logo Apple

Một nguyên mẫu iPhone được cho là phiên bản thử nghiệm tính năng nút cảm ứng, dùng logo biểu tượng Vesica Piscis thay quả táo.
Smartphone giá rẻ rồi cũng có AI

Smartphone giá rẻ rồi cũng có AI

Đến năm 2028, 90% smartphone giá trên 250 USD sẽ trang bị những tính năng AI tạo sinh, vốn chỉ đang có mặt trên các dòng cao cấp.
iPhone SE 4 có gây bất ngờ?

iPhone SE 4 có gây bất ngờ?

Dù chưa có tin đồn xác thực, ảnh chụp mô hình của iPhone SE 4 cho thấy có khả năng mẫu iPhone giá rẻ có thêm phiên bản màn hình lớn với kích thước 6,7 inch.
Giá cước 5G thế nào so với 4G?

Giá cước 5G thế nào so với 4G?

Gói 5G thấp nhất giá 135.000 đồng, cao gần gấp đôi mức 70.000 đồng của gói 4G, nhưng dung lượng nhiều gấp tám lần, kèm nhiều tiện ích.
'Cú lừa' mới của YouTube với quảng cáo

'Cú lừa' mới của YouTube với quảng cáo

YouTube đang thử nghiệm loại bỏ bộ đếm thời gian hình tròn hiển thị trước khi người dùng nhấn nút bỏ qua quảng cáo trên cả phiên bản máy tính và di động.
Nhiều khu vực xuất hiện sóng 5G

Nhiều khu vực xuất hiện sóng 5G

Thiết bị của người dùng tại nhiều khu vực ở Hà Nội, TP HCM và một số tỉnh thành bất ngờ bắt được sóng 5G, dù công nghệ kết nối này chưa triển khai chính thức.
Chờ đợi gì ở M4 MacBook Pro?

Chờ đợi gì ở M4 MacBook Pro?

Người dùng đang chờ đợi nhiều cập nhật và thay đổi ở M4 MacBook Pro, chiếc máy tính sắp được Apple trình làng.
Apple cắt giảm hàng triệu chiếc iPhone 16

Apple cắt giảm hàng triệu chiếc iPhone 16

Việc Apple giảm sản lượng iPhone 16 có thể xuất phát từ nhu cầu hạn chế đối với dòng smartphone mới nhất. Tuy nhiên, điều này cần được xem xét thêm trong thời gian tới.