Một người phụ nữ ở Hà Lan đã bị một tòa án ra lệnh xóa các bức ảnh của cháu mình khỏi mạng xã hội, trong một phán quyết được đưa ra theo Quy định bảo vệ dữ liệu chung của EU.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Getty Images)
Một người phụ nữ ở Hà Lan đã bị một tòa án ra lệnh xóa các bức ảnh của cháu mình khỏi mạng xã hội, trong một phán quyết được đưa ra theo Quy định bảo vệ dữ liệu chung của EU.
Phán quyết này là kết quả của một cuộc tranh cãi giữa người phụ nữ này và con gái của bà. Thông qua cảnh sát, con gái của người phụ nữ yêu cầu mẹ gỡ những bức ảnh của các cháu. Sau khi bị bà ngoại từ chối xóa các bức ảnh, mẹ của những đứa trẻ đã đưa vấn đề lên một tòa án ở tỉnh Gelderland của Hà Lan.
Kết quả, thẩm phán tòa án Gelderland buộc người bà phải xóa những bức ảnh được tải lên tài khoản Facebook và Pinterest trong vòng 10 ngày, và cảnh báo bà sẽ bị phạt 50 euro (55 USD) cho mỗi ngày bà không tuân thủ phán quyết, và mức phạt tối đa là 1.000 euro.
GDPR là gì?
Liên minh châu Âu (EU) đã ban hành GDPR vào tháng 5/2018 để mang tới cho mọi người toàn quyền kiểm soát dữ liệu cá nhân. Bộ quy định này cung cấp cho người tiêu dùng trong khu vực EU quyền yêu cầu biết dữ liệu của họ đang được sử dụng như thế nào và có quyền bị lãng quên - nói cách khác, khả năng xóa tất cả dữ liệu của một công ty lưu trữ trên đó.
Các tổ chức cũng phải có được sự đồng ý rõ ràng của người dùng trước khi có thể xử lý hoặc lưu trữ dữ liệu của họ. Các công ty không tuân thủ GDPR có thể bị phạt tới 20 triệu euro hoặc 4% doanh thu hàng năm trên toàn cầu của họ. Tính đến tháng 1, luật này đã dẫn đến khoản tiền phạt hơn 126 triệu USD.
Ngày mai 25/5 sẽ đánh dấu kỷ niệm lần thứ hai thực hiện GDPR.
Luật pháp của Hà Lan cho rằng mọi người phải được sự cho phép của người giám hộ hợp pháp để đăng ảnh trẻ em dưới 16 tuổi.
Ủy ban Bảo vệ Dữ liệu Ireland (DPC) phạt TikTok vì cho rằng đã chuyển dữ liệu cá nhân của người dùng châu Âu sang Trung Quốc, vi phạm nghiêm trọng Quy định bảo vệ dữ liệu chung (GDPR) của EU.
Apple nhấn mạnh lớp phủ Ceramic Shield mới trên iPhone 16 có thể tăng độ bền và chống xước vượt trội, thậm chí không cần đến ốp lưng để bảo vệ điện thoại.
iPhone đã có mặt trên thị trường gần 18 năm. Vẫn có rất nhiều hiểu lầm xoay quanh nó tiếp tục lan truyền. Không ít trong số đó có thể ảnh hưởng xấu đến trải nghiệm người dùng.
Khi xét theo lượng người dùng ứng dụng riêng lẻ, ChatGPT đang dẫn trước Gemini của Google. Tuy nhiên, lợi thế về hệ sinh thái rộng lớn vẫn giúp Google duy trì sức mạnh vượt trội.
Apple có kế hoạch chuyển việc lắp ráp toàn bộ iPhone bán tại thị trường Mỹ sang Ấn Độ ngay trong năm tới, đây là một phần trong chiến lược của Apple nhằm đa dạng hóa chuỗi cung ứng.
Kết quả này khiến nhiều người tin rằng AI đã có ý thức. Họ cho rằng chỉ còn là vấn đề thời gian trước khi chatbot đạt tới trạng thái có cảm nhận và thậm chí có thể đòi quyền bầu cử.
Các nhà khoa học đã phát triển hệ thống thiết bị đeo tích hợp công nghệ AI để chỉ dẫn người khiếm thị tránh các chướng ngại vật trên đường và xử lý các tác vụ hàng ngày.
Vượt qua 775 dự án của học sinh, sinh viên trên cả nước, dự án của sinh viên Trường Cao đẳng Công nghệ Hà Tĩnh đã giành giải ba cuộc thi khởi nghiệp toàn quốc.
Tính năng Clean Energy Saving (Sạc pin năng lượng sạch) nhằm mục tiêu giảm khí thải carbon sẽ được triển khai trên toàn bộ iPhone và iPad trưng bày tại Mỹ.
Sạc điện thoại trên ô tô là một giải pháp hỗ trợ tối ưu để duy trì liên lạc với mọi người xung quanh. Tuy nhiên, sạc không đúng cách tiềm ẩn nguy hiểm cho người ngồi trên xe.
Tin nhắn tự hủy trên Messenger giúp bảo mật cuộc trò chuyện bằng cách tự động xóa sau một khoảng thời gian nhất định. Nếu bạn muốn kích hoạt tính năng này, chỉ cần thực hiện vài thao tác đơn giản.
Trên các sản phẩm của Samsung trong năm nay, OneUI 7 là một trong các nâng cấp quan trọng nhất. Giao diện người dùng khoác lớp áo mới cho dòng máy tầm trung.
Apple đang chuẩn bị cho một sự thay đổi mang tính cách mạng đối với dòng sản phẩm iPhone, mở ra một kỷ nguyên mới sau giai đoạn được nhận định là thiếu đột phá.