Do tình trạng thiếu hụt chip bán dẫn trên toàn cầu ngày càng trầm trọng, các nhà sản xuất ô tô lớn và các công ty công nghệ buộc phải hạn chế sản xuất.

Cảnh báo về tình trạng thiếu hụt trầm trọng chip bán dẫn trên toàn cầu

Do tình trạng thiếu hụt chip bán dẫn trên toàn cầu ngày càng trầm trọng, các nhà sản xuất ô tô lớn và các công ty công nghệ buộc phải hạn chế sản xuất.

Cảnh báo về tình trạng thiếu hụt trầm trọng chip bán dẫn trên toàn cầu

Theo báo cáo từ seznamzpravy.cz (Cộng hòa Czech), tình trạng thiếu hụt chip bán dẫn trên toàn cầu ngày càng trầm trọng hơn. Do đó, các nhà sản xuất ô tô lớn cũng như các công ty công nghệ Apple và Samsung phải hạn chế sản xuất.

Cụ thể, Honda cho biết sẽ ngừng sản xuất tại 5 nhà máy ở Nhật Bản từ 5 đến 6 ngày, BMW thông báo sẽ tạm ngừng sản xuất xe Mini tại Oxford (Anh) trong 3 ngày, trong khi Ford hạ dự báo về doanh thu cả năm.

Theo công ty tư vấn AlixPartners (Mỹ), các nhà sản xuất ô tô trên thế giới có thể bị giảm doanh thu 61 tỷ USD trong năm nay do tình trạng thiếu chip bán dẫn. Cùng về vấn đề này, ông Song Sun-jae, nhà phân tích của Ngân hàng Đầu tư Hana Daetoo có trụ sở tại Seoul nhận định quý II sẽ tồi tệ hơn. Ông cho biết thêm vấn đề thiếu chip bán dẫn có thể sẽ tồn tại trong một thời gian dài, thậm chí cả trong năm 2022.

Tình hình càng trở nên khó khăn hơn đối với các nhà sản xuất ô tô không chỉ do họ chưa chắc chắn về thời điểm cải thiện tình trạng thiếu chip bán dẫn, mà còn vì vị thế của ngành trong mắt các nhà cung cấp sản phẩm này.

Lee Han-joon, nhà phân tích tại công ty đầu tư KTB của Hàn Quốc cho hay các nhà sản xuất chip bán dẫn không coi các nhà sản xuất ô tô là khách hàng chính, điều này đã khiến các nhà sản xuất ô tô rơi vào tình thế khó khăn hơn rất nhiều trong việc đảm bảo nguồn cung.

Cũng theo báo seznamzpravy.cz, sự thiếu hụt chip bán dẫn trên toàn cầu là do nhu cầu về điện thoại thông minh, máy tính và các thiết bị điện tử khác tăng lên trong thời kỳ đại dịch COVID-19. Các công ty điện tử như Apple và Samsung ban đầu được hưởng lợi từ sự gia tăng nhu cầu này, nhưng giờ đây, họ cũng đã bắt đầu phải chịu những ảnh hưởng tiêu cực.

Số lượng điện thoại thông minh tiêu thụ trên toàn cầu trong quý I đã tăng 27%, đạt 347 triệu chiếc nhờ một số mẫu điện thoại mới và sự phục hồi nhanh chóng của Trung Quốc sau đại dịch COVID-19, tuy nhiên tình trạng thiếu hụt ngày càng nhiều các thành phần quan trọng có thể làm giảm đáng kể số lượng sản phẩm này trong những quý tới.

Tin liên quan:
  • Cảnh báo về tình trạng thiếu hụt trầm trọng chip bán dẫn trên toàn cầu
    “Cơn khát” chip toàn cầu

    Tình trạng thiếu hụt chip bán dẫn đang trở nên trầm trọng và dai dẳng hơn sau 4 tháng, gây ảnh hưởng nhất định tới các ông lớn ngành công nghệ như Apple, Samsung Electronics…, và thậm chí đã trở thành chủ đề chính trong các mối quan hệ chính trị, ngoại giao giữa các bên.

  • Cảnh báo về tình trạng thiếu hụt trầm trọng chip bán dẫn trên toàn cầu
    Cuộc khủng hoảng chip lan rộng, đến cả Apple cũng không thoát

    Với khả năng dự đoán tình huống tuyệt vời và quyền lực người mua khổng lồ của mình, những tưởng Apple sẽ thoát khỏi cơn hạn hán chip hiện đang diễn ra trên toàn thế giới, nhưng hóa ra nó cũng tác động nhất định đến hoạt động kinh doanh của họ.

  • Cảnh báo về tình trạng thiếu hụt trầm trọng chip bán dẫn trên toàn cầu
    Trung Quốc đổ tiền tấn thực hiện tham vọng tự chủ chip bán dẫn

    Sau hơn một thập kỷ làm việc cho một trong những hãng điện tử lớn nhất thế giới, Liu Fengfeng mới nhận ra đâu là nơi “cơn sốt tìm vàng” thực sự diễn ra ở Trung Quốc - chip bán dẫn.

Theo VTV


Theo VTV

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Các tin đã đưa

Tin liên quan

Xem nhiều

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm Thành phố Hà Tĩnh

Hãy chia sẻ với bạn bè!
Tắt [X]