Chiến dịch phát tán mã độc gián điệp đang nhắm tới 21 quốc gia, trong đó có Việt Nam

Mới đây, các chuyên gia bảo mật đã phát hiện ra một dòng mã độc CrossRAT(mã độc đa nền tảng) mới nhắm mục tiêu lên các thiết bị chạy hệ điều hành Linux, Window, macOS mà không bị phát hiện bởi phần mềm Anti-virus.

Các chuyên gia bảo mật công nghệ tại OutLook cùng với nhóm Electronic Frontier Foundation đã phát hiện ra một chiến dịch gián điệp không gian mạng tinh vi được điều khiển bởi nhóm tin tặc Dark Caracal đến từ Lebanon. Trong chiến dịch tấn công lần này, nhóm sử dụng mã độc trên Android nhắm tới các nhân vật quan trọng của 21 quốc gia, bao gồm cả Việt Nam.

chien dich phat tan ma doc gian diep dang nham toi 21 quoc gia trong do co viet nam

Các quốc gia bị tin tặc đặt làm mục tiêu

Trong kết quả nghiên cứu, nhóm chuyên gia bảo mật cũng phát hiện được một dòng mã độc nguy hiểm khác với tên gọi là CrossRAT được lập trình bằng ngôn ngữ Java và nhóm chuyên gia tin rằng dòng mã độc này được phát triển bởi nhóm tin tặc Dark Caracal nhắm mục tiêu tới các thiết bị OSX, Linux, window.

Mã độc CrossRat có khả năng vượt qua cơ chế phát hiện của chương trình Anti-Víu và thay đổi tập tin trên hệ thống của thiết bị mục tiêu, chụp ảnh màn hình, chạy thư viện mã độc và lưu trú thời gian dài trên hệ thống.

Theo báo cáo chi tiết của Patrick Wardle cho biết, CrossRAT sau khi lây nhiễm lên máy mục tiêu sẽ thực hiện quét toàn bộ máy để thu thập những thông tin bao gồm: thông tin về kernel, thông tin về phần cứng, loại kiến trúc. Mục đích chính của công việc này là thu thập thông tin nhằm xác định chính xác loại phần mềm mã độc tiếp theo nên được cài đặt để tương thích với hệ thống.

Đặc biệt, mã độc CrossRAT còn được thiết kế để chạy trên nhiều bản phân phối linux khác nhau như Centos, Debian, Kali Linux, Fedora. Ngoài ra, CrossRAT còn có thu thập dữ liệu bàn phím của nạn nhân và gửi dữ liệu về máy chủ điều khiển. Tuy nhiên, Patrick Wardle không tìm thấy cách thức nào để có thể bật được tính năng này của mã độc.

Hơn nữa, theo phân tích của Patrick Wardle cho thấy Windows và Linux là hai hệ thống có số lượng lây nhiễm nhiều nhất. Bởi vì đây là một dòng mã độc đa nền tảng viết bằng Java, điều kiện tiên quyết để có thể lây nhiễm mã độc này là thiết bị cần phải được cài đặt Java. Trong đó, Window và Linux là hai hệ thống cài đặt sẵn Java trong khi macOS cần phải được tải về.

Thực hiện quét tập tin hmar6.jar (tập tin dùng để cài đặt mã độc crossRAT) trên VirusTotal cho thấy tập tin chỉ bị 1 trình Anti-virus phát hiện trong tổng số 58 trình Anti-virus có trên hệ thống. Tuy nhiên, ngay sau khi nghiên cứu được công bố tập tin đã bị phát hiện bởi 28/58 trình Anti-virus.

chien dich phat tan ma doc gian diep dang nham toi 21 quoc gia trong do co viet nam

Hiện tại, chúng ta có thể yên tâm khi hầu hết các trình Anti-virus trên Virustotal đều có khả năng phát hiện được dòng mã độc này. Tuy nhiên, không ngoài trừ khả năng mã độc vẫn còn tồn tại trên hệ thống hoặc đã chui rất sâu vào trong tổ chức. Để thực hiện kiểm tra thiết bị có chứa mã độc hay không, người dùng thực hiện như sau:

• Window:

- Kiểm tra key HKCU\Software\Microsoft\Windows\CurrentVersion\Runegistry. Nếu máy bị lây nhiễm sẽ có lệnh sau, java, -jar và mediamgrs.jar.

• Linux:

- Kiểm tra tập tin mediamgrs tại địa chỉ /usr/var.

- Ngoài ra kiểm tra tại tập tin ~/.config/autostart có tên mediamgrs.desktop hay không.

• Mac:

- Kiểm tra tập tin mediamgrs.jar tại địa chỉ ~/Library. Kiểm tra trình khởi động tại /Library/LaunchAgents hoặc ~/Library/LaunchAgents có mediamgrs hay không.

Theo TheHackerNews/Trí Thức trẻ

Đọc thêm

Rò rỉ nâng cấp đáng kể của iPhone 18

Rò rỉ nâng cấp đáng kể của iPhone 18

iPhone 18 có thể nhận được cải thiện hiệu suất từ bộ nhớ, với tin đồn Apple sẽ sử dụng tùy chọn bộ nhớ mới nhanh hơn trong phiên bản ra mắt năm 2026.
Câu lệnh có thể thao túng AI

Câu lệnh có thể thao túng AI

Phương pháp bẻ khoá, khai thác thông tin qua trí tuệ nhân tạo ngày càng tinh vi, đòi hỏi giải pháp bảo mật tốt hơn từ cá nhân và doanh nghiệp.
Đừng nghĩ nhiều khi sạc iPhone

Đừng nghĩ nhiều khi sạc iPhone

iPhone đã có mặt trên thị trường gần 18 năm. Vẫn có rất nhiều hiểu lầm xoay quanh nó tiếp tục lan truyền. Không ít trong số đó có thể ảnh hưởng xấu đến trải nghiệm người dùng.
ChatGPT vượt Google trong cuộc đua AI

ChatGPT vượt Google trong cuộc đua AI

Khi xét theo lượng người dùng ứng dụng riêng lẻ, ChatGPT đang dẫn trước Gemini của Google. Tuy nhiên, lợi thế về hệ sinh thái rộng lớn vẫn giúp Google duy trì sức mạnh vượt trội.
Mắt thông minh AI dành cho người khiếm thị

Mắt thông minh AI dành cho người khiếm thị

Các nhà khoa học đã phát triển hệ thống thiết bị đeo tích hợp công nghệ AI để chỉ dẫn người khiếm thị tránh các chướng ngại vật trên đường và xử lý các tác vụ hàng ngày.
Tính năng sạc đặc biệt của iPhone

Tính năng sạc đặc biệt của iPhone

Tính năng Clean Energy Saving (Sạc pin năng lượng sạch) nhằm mục tiêu giảm khí thải carbon sẽ được triển khai trên toàn bộ iPhone và iPad trưng bày tại Mỹ.
Những lưu ý khi sạc điện thoại trên ô tô

Những lưu ý khi sạc điện thoại trên ô tô

Sạc điện thoại trên ô tô là một giải pháp hỗ trợ tối ưu để duy trì liên lạc với mọi người xung quanh. Tuy nhiên, sạc không đúng cách tiềm ẩn nguy hiểm cho người ngồi trên xe.
Thiết bị gập bí ẩn của Apple

Thiết bị gập bí ẩn của Apple

Với màn hình gập có kích thước gần 19 inch, rất khó để hình dung cách Apple định vị phân khúc thị trường cho sản phẩm này.
Kỷ nguyên iPhone 'nhàm chán' sắp kết thúc

Kỷ nguyên iPhone 'nhàm chán' sắp kết thúc

Apple đang chuẩn bị cho một sự thay đổi mang tính cách mạng đối với dòng sản phẩm iPhone, mở ra một kỷ nguyên mới sau giai đoạn được nhận định là thiếu đột phá.
Hình ảnh mới của iOS 19

Hình ảnh mới của iOS 19

iOS 19 tiếp tục lộ diện với biểu tượng ứng dụng mới, các thành phần giao diện bóng bẩy hơn.
Đừng tin vào AI

Đừng tin vào AI

Công ty đứng sau mô hình Claude cho rằng chuỗi suy nghĩ của AI ngày càng kém minh bạch hơn và có thể dễ dàng đánh lừa người dùng.