Cuộc đua AI có thể đẩy nhanh quá trình hủy hoại Trái Đất

Tích hợp AI vào các công cụ tìm kiếm đòi hỏi sức mạnh tính toán gấp 5 lần, đi kèm cùng lượng khí thải carbon khổng lồ.

ChatGPT đã phần nào “châm ngòi” cho cuộc chạy đua AI giữa những công ty công nghệ lớn nhất thế giới. Microsoft nổ “phát súng” khơi mào với khoản đầu tư 10 tỷ USD vào OpenAI để tích hợp chatbot này lên công cụ tìm kiếm Bing và trình duyệt Edge.

Google - gã khổng lồ tìm kiếm sau đó cũng công bố AI chatbot có tên gọi là Bard. Công ty Baidu đến từ Trung Quốc cho biết họ đang thử nghiệm công nghệ trí tuệ nhân tạo là Ernie bot.

Tuy nhiên, sự hào hứng với công cụ mới này có thể đang che giấu một vấn đề rất nghiêm trọng. Cuộc đua xây dựng các công cụ tìm kiếm hiệu suất cao, được hỗ trợ bởi AI sẽ đòi hỏi nâng cấp tương tự về sức mạnh tính toán.

Điều này cũng đồng nghĩa sự gia tăng lớn về lượng năng lượng cần thiết để vận hành những cỗ máy và lượng carbon mà nó thải ra.

Cuộc đua AI có thể đẩy nhanh quá trình hủy hoại Trái Đất

Những chatbot như ChatGPT đang tạo nên cuộc đua tích hợp AI của những gã khổng lồ tìm kiếm. Ảnh: Wired.

Lượng khí thải khổng lồ mà Trái Đất phải xử lý

“Từng có những nguồn tài nguyên khổng lồ liên quan đến việc lập chỉ mục và tìm kiếm nội dung trên Internet. Tuy nhiên, việc kết hợp thêm AI còn đòi hỏi nhiều hơn thế. Trí tuệ nhân tạo đòi hỏi sức mạnh xử lý cũng như lưu trữ và tìm kiếm để hiệu quả hơn. Mỗi khi thấy một bước thay đổi trong xử lý trực tuyến, chúng tôi lại phát hiện sự gia tăng đáng kể về nguồn điện và tài nguyên làm mát theo yêu cầu của các trung tâm xử lý lớn”, Alan Woodward, giáo sư an ninh mạng tại Đại học Surrey ở Anh cho biết.

Nền tảng cho ChatGPT hay Bard đều dựa trên mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) có nhiệm vụ phân tích cú pháp và xử lý tính toán các liên kết trong khối lượng dữ liệu khổng lồ. Đó cũng là lý do tại sao những chatbot thường có xu hướng được phát triển bởi các công ty có nguồn lực lớn.

"Khâu huấn luyện cho những mô hình này cần một lượng điện năng khổng lồ để xử lý tính toán. Hiện tại, chỉ có các công ty thuộc nhóm Big Tech mới có thể đủ nguồn lực làm điều đó”, Carlos Gomez-Rodriguez, một nhà khoa học máy tính tại Đại học Coruna, Tây Ban Nha giải thích.

Cuộc đua AI có thể đẩy nhanh quá trình hủy hoại Trái Đất

Công nghệ AI đòi hỏi sức mạnh xử lý cũng như lưu trữ và tìm kiếm để hiệu quả hơn. Ảnh: Wired.

Cả OpenAI và Google đều không tiết lộ chi phí cụ thể để vận hành các sản phẩm AI. Mặc dù vậy, theo ước tính qua phân tích từ bên thứ ba của các nhà nghiên cứu, việc huấn luyện cho mô hình GPT-3, công nghệ đứng sau ChatGPT tiêu thụ khoảng 1.287 MWh và dẫn đến lượng khí thải tương đương hơn 550 tấn CO2.

Để so sánh, con số khí thải này tương đương với một người đi 550 chuyến khứ hồi giữa New York và San Francisco.

“Con số này không quá báo động, nhưng sau đó phải tính đến thực tế rằng nhà phát hành không chỉ phải huấn luyện mà còn phải vận hành nó và phục vụ hàng triệu người dùng”, Gomez-Rodriguez nói.

Martin Bouchard, đồng sáng lập của công ty trung tâm dữ liệu QScale của Canada, tin rằng dựa trên việc đọc các tài liệu về công cụ tìm kiếm của Microsoft và Google, việc tích hợp AI sẽ yêu cầu tối thiểu “ít nhất gấp 4 hoặc 5 lần khả năng tính toán cho mỗi kết quả tìm kiếm”.

Bouchard cũng lưu ý thêm ChatGPT hiện đã ngừng hiểu biết về thế giới vào cuối năm 2021, như một phần trong nỗ lực cắt giảm các yêu cầu về tính toán.

Cuộc đua AI có thể đẩy nhanh quá trình hủy hoại Trái Đất

ChatGPT hiện đã ngừng hiểu biết về thế giới vào cuối năm 2021, như một phần trong nỗ lực cắt giảm các yêu cầu về tính toán. Ảnh: Phương Lâm.

“Nếu họ định đào tạo lại một mô hình mới và thêm nhiều tham số cùng khối lượng nội dung nhiều hơn, thì đó lại là một quy mô hoàn toàn khác. Điều đó sẽ đòi hỏi một khoản đầu tư đáng kể vào phần cứng. Các trung tâm dữ liệu hiện tại và cơ sở hạ tầng mà chúng tôi có sẽ không thể đối phó đáp ứng được cuộc đua AI. Khối lượng công việc là quá nhiều", ông Bouchard phân tích.

Giải pháp của các ông lớn công nghệ

Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), các trung tâm dữ liệu hiện chiếm khoảng 1% lượng khí thải nhà kính của thế giới. Cuộc đua tích hợp AI ​​gần như sẽ làm tăng nhu cầu về điện toán đám mây, dù trước đó các công cụ tìm kiếm đã hứa sẽ giảm đóng góp vào tình trạng ấm lên toàn cầu.

"AI chắc chắn không thể tệ bằng giao thông vận tải hay ngành dệt may. Tuy nhiên, công nghệ này vẫn có thể góp phần đáng kể vào lượng khí thải của Trái Đất”, Gomez-Rodriguez trả lời Wired.

Để xoa dịu vấn đề khí thải, Microsoft đã cam kết đưa lượng carbon thải ra về mức âm vào năm 2050. Trong bài đăng trên blog, công ty cho biết “đã chi trả cho 15 nhà cung cấp thuộc 26 dự án trên khắp thế giới để loại bỏ 1,3 triệu tấn carbon”.

Trong khi đó, Google cũng cũng đưa ra kế hoạch loại bỏ carbon khỏi các hoạt động và chuỗi giá trị của mình vào năm 2030.

Cuộc đua AI có thể đẩy nhanh quá trình hủy hoại Trái Đất

Cả Microsoft và Google đều đưa ra cam kết giảm thiểu lượng carbon về mức âm trong tương lai. Ảnh: Phương Lâm.

Theo Wired, tác động đến môi trường và chi phí năng lượng của việc tích hợp AI vào những công cụ tìm kiếm có thể được giảm bớt nếu các trung tâm dữ liệu chuyển sang sử dụng những nguồn năng lượng sạch.

Ngoài ra, một phương án khác cũng có thể được tính tới là thiết kế lại mạng nơ-ron - một hệ thống máy tính với các nút kết nối với nhau hoạt động giống như các tế bào thần kinh trong não người để hiệu quả hơn, giảm cái gọi là “thời gian suy luận” – lượng điện toán cần thiết cho một thuật toán dành cho tác vụ mới.

“Chúng tôi phải nghiên cứu cách giảm thời gian suy luận cần thiết cho các mô hình lớn như vậy. Bây giờ là thời điểm tốt để tập trung vào khía cạnh hiệu quả của các mô hình”, Nafise Sadat Moosavi, giảng viên về xử lý ngôn ngữ tự nhiên tại Đại học Sheffield lập luận.

Theo Zing

Đọc thêm

Rò rỉ nâng cấp đáng kể của iPhone 18

Rò rỉ nâng cấp đáng kể của iPhone 18

iPhone 18 có thể nhận được cải thiện hiệu suất từ bộ nhớ, với tin đồn Apple sẽ sử dụng tùy chọn bộ nhớ mới nhanh hơn trong phiên bản ra mắt năm 2026.
Câu lệnh có thể thao túng AI

Câu lệnh có thể thao túng AI

Phương pháp bẻ khoá, khai thác thông tin qua trí tuệ nhân tạo ngày càng tinh vi, đòi hỏi giải pháp bảo mật tốt hơn từ cá nhân và doanh nghiệp.
Đừng nghĩ nhiều khi sạc iPhone

Đừng nghĩ nhiều khi sạc iPhone

iPhone đã có mặt trên thị trường gần 18 năm. Vẫn có rất nhiều hiểu lầm xoay quanh nó tiếp tục lan truyền. Không ít trong số đó có thể ảnh hưởng xấu đến trải nghiệm người dùng.
ChatGPT vượt Google trong cuộc đua AI

ChatGPT vượt Google trong cuộc đua AI

Khi xét theo lượng người dùng ứng dụng riêng lẻ, ChatGPT đang dẫn trước Gemini của Google. Tuy nhiên, lợi thế về hệ sinh thái rộng lớn vẫn giúp Google duy trì sức mạnh vượt trội.
Mắt thông minh AI dành cho người khiếm thị

Mắt thông minh AI dành cho người khiếm thị

Các nhà khoa học đã phát triển hệ thống thiết bị đeo tích hợp công nghệ AI để chỉ dẫn người khiếm thị tránh các chướng ngại vật trên đường và xử lý các tác vụ hàng ngày.
Tính năng sạc đặc biệt của iPhone

Tính năng sạc đặc biệt của iPhone

Tính năng Clean Energy Saving (Sạc pin năng lượng sạch) nhằm mục tiêu giảm khí thải carbon sẽ được triển khai trên toàn bộ iPhone và iPad trưng bày tại Mỹ.
Những lưu ý khi sạc điện thoại trên ô tô

Những lưu ý khi sạc điện thoại trên ô tô

Sạc điện thoại trên ô tô là một giải pháp hỗ trợ tối ưu để duy trì liên lạc với mọi người xung quanh. Tuy nhiên, sạc không đúng cách tiềm ẩn nguy hiểm cho người ngồi trên xe.
Thiết bị gập bí ẩn của Apple

Thiết bị gập bí ẩn của Apple

Với màn hình gập có kích thước gần 19 inch, rất khó để hình dung cách Apple định vị phân khúc thị trường cho sản phẩm này.
Kỷ nguyên iPhone 'nhàm chán' sắp kết thúc

Kỷ nguyên iPhone 'nhàm chán' sắp kết thúc

Apple đang chuẩn bị cho một sự thay đổi mang tính cách mạng đối với dòng sản phẩm iPhone, mở ra một kỷ nguyên mới sau giai đoạn được nhận định là thiếu đột phá.
Hình ảnh mới của iOS 19

Hình ảnh mới của iOS 19

iOS 19 tiếp tục lộ diện với biểu tượng ứng dụng mới, các thành phần giao diện bóng bẩy hơn.
Đừng tin vào AI

Đừng tin vào AI

Công ty đứng sau mô hình Claude cho rằng chuỗi suy nghĩ của AI ngày càng kém minh bạch hơn và có thể dễ dàng đánh lừa người dùng.