Trung Quốc lấy Biển Đông làm phép thử ngoại giao?

Một câu hỏi đặt ra là liệu Trung Quốc có thật sự xuống thang hay không trong vấn đề gây nhiều căng thẳng tại khu vực.

Ngày 2/5, trong chuyến công du vòng quanh Đông Nam Á, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã bất ngờ đưa ra đề xuất đàm phán với ASEAN về bộ quy tắc ứng xử có tính ràng buộc trên Biển Đông. Liệu đây có phải là một bước xuống thang mới trong vấn đề Biển Đông hay chỉ là phép thử ngoại giao của Trung Quốc trước thách thức ASEAN đang ngày càng đạt được sự đồng thuận cao về vấn đề này?

Đây là chuyến công du nước ngoài đầu tiên của ông Vương Nghị kể từ khi nhậm chức Ngoại trưởng Trung Quốc hồi tháng 3 năm nay. Việc ông Vương Nghị chọn Đông Nam Á cũng là điều dễ hiểu khi mà nhiều vấn đề mấu chốt trong các chính sách ngoại giao của Trung Quốc đều nằm tại khu vực này.

Lính hải quân Trung Quốc (ảnh: wired.com)
Lính hải quân Trung Quốc (ảnh: wired.com)

Thứ nhất, đó là sự cạnh tranh của Trung Quốc với các chính sách hướng châu Á- Thái Bình Dương của các nước lớn như Mỹ, Nga, Ấn Độ, mà trong đó, ASEAN đang trở thành nòng cốt của cấu trúc khu vực này. Trong vòng 2 năm trở lại đây, Mỹ ráo riết xây dựng một vành đai đồng minh ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương và không ít lần tuyên bố hướng trọng tâm chiến lược tại khu vực này.

Tổng thống Nga Putin cũng đã nhiều lần khẳng định châu Á - Thái Bình Dương là yếu tố quan trọng nhất đóng góp cho sự phát triển tương lai của Nga. Và đương nhiên, những chính sách này có tác động rất lớn đến quan điểm đối ngoại của Trung Quốc, vốn không muốn kém cạnh với vai trò là nước có nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới. Bởi sự gia tăng ảnh hưởng của Nga, Mỹ tại châu Á, đặc biệt là ở khu vực Đông Nam Á đang có những đe dọa không ít đến lợi ích an ninh, kinh tế của Trung Quốc.

Đòn nghi binh?

Điều thứ 2 mà dư luận đều biết: Trong chuyến thăm này, Trung Quốc muốn tìm kiếm một tiếng nói chấp nhận trong ASEAN đối với tuyên bố của nước này trong vấn đề Biển Đông, hay nói khác đi là muốn “đánh lạc hướng” sự đồng thuận đang ngày càng mạnh mẽ của ASEAN trong các quan điểm có thể gây bất lợi cho Trung Quốc.

Lý do này không phải không có lý khi mà điểm đến của Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị là những quốc gia có lợi ích trực tiếp ở Biển Đông ít hơn nhưng lại có nhiều lợi ích hợp tác với Trung Quốc, đồng thời có tiếng nói quan trọng trong việc thống nhất chung lập trường của ASEAN.

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị gặp nữ Thủ tướng Yingluck Shinawatra trong chuyến thăm Thái Lan (ảnh: Reuters)
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị gặp nữ Thủ tướng Yingluck Shinawatra trong chuyến thăm Thái Lan (ảnh: Reuters)

Trung Quốc đã thể hiện rất rõ ý định này trong cuộc gặp với người đồng cấp Thái Lan ngày 2/5. Ông Vương Nghị dường như đang cố gắng tìm cách đánh lạc hướng sự chú ý, tập trung của ASEAN vào vấn đề Biển Đông vốn đang ngày càng căng thẳng khi nói với các nhà lãnh đạo Thái Lan rằng, nên xem tranh chấp Biển Đông như một vấn đề lịch sử quan trọng, và Trung Quốc cũng như ASEAN nên tập trung hơn vào việc tăng cường quan hệ "đối tác chiến lược". Thậm chí, Ngoại trưởng Trung Quốc cũng không ngần ngại thẳng thắn với nước chủ nhà Thái Lan, quốc gia giữ vai trò điều phối viên ASEAN - Trung Quốc rằng nước này chỉ muốn "thương lượng tay đôi" với từng nước có tranh chấp ở Biển Đông thay vì đưa vấn đề ra ASEAN.

Đối với Indonesia, một quốc gia có tiếng nói cứng cỏi hơn về vấn đề Biển Đông, Trung Quốc lại tỏ ra “xuống thang” khi đặt vấn đề đàm phán với ASEAN về bộ quy tắc ứng xử có tính ràng buộc trên Biển Đông. Nhưng thực chất, theo các nhà quan sát, đề xuất đàm phán của Trung Quốc lần này không có điểm gì mới khi nước này khăng khăng tuyên bố “Trung Quốc sẽ không bao giờ thay đổi quan điểm về vấn đề Biển Đông”.

Để thể hiện “nói đi đôi với làm”, trong khi chuyến thăm vẫn chưa kết thúc cho đến chủ nhật tuần này (5/5), Trung Quốc vẫn tiếp tục tổ chức tour du lịch ra đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Trung Quốc cho biết đây chỉ là chuyến du lịch bình thường tại “một hòn đảo trên Biển Đông”, nhưng sự kiện này là một hành động xâm phạm trắng trợn đối với chủ quyền quốc gia Việt Nam, một thành viên của ASEAN.

Trong bối cảnh đó, dư luận sẽ tiếp tục đặt ra một câu hỏi đầy hoài nghi liệu khi nào Trung Quốc mới thực sự muốn đàm phán về một bộ quy tắc ứng xử có tính ràng buộc về pháp lý trên Biển Đông và khi nào thì bộ quy tắc đó có thể đạt được.

Còn đối với ASEAN, thời hạn hình thành một cộng đồng thống nhất vào năm 2015 không còn xa, chắc chắn vấn đề Biển Đông, vốn rất quan trọng đối với các quốc gia thành viên, sẽ không thể loại trừ ra khỏi các chính sách phát triển của khối. Và ASEAN sẽ sớm đưa ra những quan điểm của mình tại kỳ họp cấp Bộ trưởng Ngoại giao vào cuối tháng 6 tới đây ở Brunei./.

Theo vov.vn

Đọc thêm

Rò rỉ nâng cấp đáng kể của iPhone 18

Rò rỉ nâng cấp đáng kể của iPhone 18

iPhone 18 có thể nhận được cải thiện hiệu suất từ bộ nhớ, với tin đồn Apple sẽ sử dụng tùy chọn bộ nhớ mới nhanh hơn trong phiên bản ra mắt năm 2026.
Câu lệnh có thể thao túng AI

Câu lệnh có thể thao túng AI

Phương pháp bẻ khoá, khai thác thông tin qua trí tuệ nhân tạo ngày càng tinh vi, đòi hỏi giải pháp bảo mật tốt hơn từ cá nhân và doanh nghiệp.
Đừng nghĩ nhiều khi sạc iPhone

Đừng nghĩ nhiều khi sạc iPhone

iPhone đã có mặt trên thị trường gần 18 năm. Vẫn có rất nhiều hiểu lầm xoay quanh nó tiếp tục lan truyền. Không ít trong số đó có thể ảnh hưởng xấu đến trải nghiệm người dùng.
ChatGPT vượt Google trong cuộc đua AI

ChatGPT vượt Google trong cuộc đua AI

Khi xét theo lượng người dùng ứng dụng riêng lẻ, ChatGPT đang dẫn trước Gemini của Google. Tuy nhiên, lợi thế về hệ sinh thái rộng lớn vẫn giúp Google duy trì sức mạnh vượt trội.
Mắt thông minh AI dành cho người khiếm thị

Mắt thông minh AI dành cho người khiếm thị

Các nhà khoa học đã phát triển hệ thống thiết bị đeo tích hợp công nghệ AI để chỉ dẫn người khiếm thị tránh các chướng ngại vật trên đường và xử lý các tác vụ hàng ngày.
Tính năng sạc đặc biệt của iPhone

Tính năng sạc đặc biệt của iPhone

Tính năng Clean Energy Saving (Sạc pin năng lượng sạch) nhằm mục tiêu giảm khí thải carbon sẽ được triển khai trên toàn bộ iPhone và iPad trưng bày tại Mỹ.
Những lưu ý khi sạc điện thoại trên ô tô

Những lưu ý khi sạc điện thoại trên ô tô

Sạc điện thoại trên ô tô là một giải pháp hỗ trợ tối ưu để duy trì liên lạc với mọi người xung quanh. Tuy nhiên, sạc không đúng cách tiềm ẩn nguy hiểm cho người ngồi trên xe.
Thiết bị gập bí ẩn của Apple

Thiết bị gập bí ẩn của Apple

Với màn hình gập có kích thước gần 19 inch, rất khó để hình dung cách Apple định vị phân khúc thị trường cho sản phẩm này.
Kỷ nguyên iPhone 'nhàm chán' sắp kết thúc

Kỷ nguyên iPhone 'nhàm chán' sắp kết thúc

Apple đang chuẩn bị cho một sự thay đổi mang tính cách mạng đối với dòng sản phẩm iPhone, mở ra một kỷ nguyên mới sau giai đoạn được nhận định là thiếu đột phá.
Hình ảnh mới của iOS 19

Hình ảnh mới của iOS 19

iOS 19 tiếp tục lộ diện với biểu tượng ứng dụng mới, các thành phần giao diện bóng bẩy hơn.
Đừng tin vào AI

Đừng tin vào AI

Công ty đứng sau mô hình Claude cho rằng chuỗi suy nghĩ của AI ngày càng kém minh bạch hơn và có thể dễ dàng đánh lừa người dùng.