Vì sao người dùng Android luôn quan tâm đến chip, RAM?

Nhiều thông số kỹ thuật nhưng chip và RAM luôn là hai thứ được người dùng quan tâm hàng đầu, vì sao?

Một người dùng iOS khi mua điện thoại mới hiếm khi phải xem xét đến thông số phần cứng. Nhưng ở chiều ngược lại, người dùng Android lại rất khắt khe với các thông số như RAM hay chip so với giá bán.

Nguyên do bởi iOS là hệ điều hành đóng, được tối ưu quá tốt về mặt phần cứng lẫn phần mềm, do đó cấu hình không làm ảnh hưởng quá lớn đến trải nghiệm của người dùng cuối. Thực tế, cấu hình của iOS còn luôn đi sau Android.

Tuy nhiên, Android là một câu chuyện hoàn toàn khác. Đây là hệ điều hành mở, với mỗi nhà sản xuất lại có phiên bản tùy biến riêng tương thích với phần cứng do họ sản xuất, lắp ráp ra. Cộng với những tiêu chuẩn/chứng chỉ mà Google ép buộc phải có trên Android, tốc độ xử lý nhanh hay chậm của smartphone này phụ thuộc khá lớn vào cấu hình.

Vì sao người dùng Android luôn quan tâm đến chip, RAM?

Phần lớn các nhà sản xuất điện thoại Android đều chạy đua về phần cứng.

Vì thế, các nhà sản xuất điện thoại Android thường có xu hướng sử dụng cấu hình và giá bán như một điểm bán hàng (key point) để thúc đẩy doanh số bán ra (sales). Dễ thấy nhất là trường hợp của Xiaomi khi nhà sản xuất này dùng chiến lược bán các sản phẩm giá rẻ với cấu hình cao ở phân khúc tầm trung để mau chóng chiếm lĩnh thị trường.

Nhưng từ đây một câu hỏi khác lại được đặt ra, đó là tại sao Android cấu hình cao mà vẫn không mượt mà bằng iOS cho dù người ta chỉ dùng để lướt web, duyệt mail và những tác vụ xử lý rất đơn giản?

Đó là bởi smartphone ngày nay còn có các thông số quan trọng về màn hình là tần số làm tươi (refresh rate), tần số lấy mẫu cảm ứng (sampling rate) và độ trễ cảm ứng (touch latency). Chính các thông số này quyết định việc người dùng vuốt chạm vào màn hình có mượt mà hay không (respond) chứ không phải do tốc độ xử lý (process) của phần cứng bên trong.

Bởi các nhà sản xuất Android hiểu rằng không thể cạnh tranh được với iOS về những thông số này, do đó chẳng có lý do gì lại không đi quảng cáo cho RAM và chip khủng. Hệ quả là người dùng cuối chỉ thấy được các thông số mà nhà sản xuất Android muốn họ thấy, chứ không phải thông số kém hơn đối thủ iOS.

Vì sao người dùng Android luôn quan tâm đến chip, RAM?

Trong khi iOS chỉ phô bày thiết kế

Từ đây, một câu hỏi nữa lại phát sinh, đó là vì sao nhà sản xuất không cải tiến màn hình điện thoại Android ngang ngửa với iOS? Nếu điều này xảy ra, giá bán của một chiếc điện thoại Android sẽ rất cao mà nhà sản xuất chưa chắc đã có lãi.

Apple là câu chuyện khác hoàn toàn, nhờ sở hữu nhà máy và chuỗi cung ứng khổng lồ trên toàn cầu. Chưa kể giá thành lắp ráp vốn đã rẻ, giá bán ra mỗi chiếc iPhone lại đắt. Kết quả là càng bán nhiều iPhone, Táo khuyết càng có lãi to. Theo tính toán, iPhone 11 Pro Max giá bán ở thời điểm ra mắt là từ 1.099 USD đến 1.449 USD thì chi phí nguyên vật liệu chỉ là 490,50 USD, trong khi lương công nhân lắp ráp của Foxconn là 3,15 USD/giờ. Để làm được điều này với nhà sản xuất Android đơn giản là điều không thể.

Theo Phương Nguyễn/ictnews

Đọc thêm

Tiết lộ thiết kế độc đáo của iPhone 18

Tiết lộ thiết kế độc đáo của iPhone 18

Nguồn tin tiết lộ Apple đang có kế hoạch di chuyển các thành phần Face ID xuống dưới màn hình vào năm 2026, cho phép loại bỏ phần khuyết hình viên thuốc tạo nên Dynamic Island.
Rò rỉ nâng cấp đáng kể của iPhone 18

Rò rỉ nâng cấp đáng kể của iPhone 18

iPhone 18 có thể nhận được cải thiện hiệu suất từ bộ nhớ, với tin đồn Apple sẽ sử dụng tùy chọn bộ nhớ mới nhanh hơn trong phiên bản ra mắt năm 2026.
Câu lệnh có thể thao túng AI

Câu lệnh có thể thao túng AI

Phương pháp bẻ khoá, khai thác thông tin qua trí tuệ nhân tạo ngày càng tinh vi, đòi hỏi giải pháp bảo mật tốt hơn từ cá nhân và doanh nghiệp.
Đừng nghĩ nhiều khi sạc iPhone

Đừng nghĩ nhiều khi sạc iPhone

iPhone đã có mặt trên thị trường gần 18 năm. Vẫn có rất nhiều hiểu lầm xoay quanh nó tiếp tục lan truyền. Không ít trong số đó có thể ảnh hưởng xấu đến trải nghiệm người dùng.
ChatGPT vượt Google trong cuộc đua AI

ChatGPT vượt Google trong cuộc đua AI

Khi xét theo lượng người dùng ứng dụng riêng lẻ, ChatGPT đang dẫn trước Gemini của Google. Tuy nhiên, lợi thế về hệ sinh thái rộng lớn vẫn giúp Google duy trì sức mạnh vượt trội.
Mắt thông minh AI dành cho người khiếm thị

Mắt thông minh AI dành cho người khiếm thị

Các nhà khoa học đã phát triển hệ thống thiết bị đeo tích hợp công nghệ AI để chỉ dẫn người khiếm thị tránh các chướng ngại vật trên đường và xử lý các tác vụ hàng ngày.
Tính năng sạc đặc biệt của iPhone

Tính năng sạc đặc biệt của iPhone

Tính năng Clean Energy Saving (Sạc pin năng lượng sạch) nhằm mục tiêu giảm khí thải carbon sẽ được triển khai trên toàn bộ iPhone và iPad trưng bày tại Mỹ.
Những lưu ý khi sạc điện thoại trên ô tô

Những lưu ý khi sạc điện thoại trên ô tô

Sạc điện thoại trên ô tô là một giải pháp hỗ trợ tối ưu để duy trì liên lạc với mọi người xung quanh. Tuy nhiên, sạc không đúng cách tiềm ẩn nguy hiểm cho người ngồi trên xe.
Thiết bị gập bí ẩn của Apple

Thiết bị gập bí ẩn của Apple

Với màn hình gập có kích thước gần 19 inch, rất khó để hình dung cách Apple định vị phân khúc thị trường cho sản phẩm này.
Kỷ nguyên iPhone 'nhàm chán' sắp kết thúc

Kỷ nguyên iPhone 'nhàm chán' sắp kết thúc

Apple đang chuẩn bị cho một sự thay đổi mang tính cách mạng đối với dòng sản phẩm iPhone, mở ra một kỷ nguyên mới sau giai đoạn được nhận định là thiếu đột phá.
Hình ảnh mới của iOS 19

Hình ảnh mới của iOS 19

iOS 19 tiếp tục lộ diện với biểu tượng ứng dụng mới, các thành phần giao diện bóng bẩy hơn.