Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đối thoại với thanh niên

Kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931-26/3/2024), Tháng Thanh niên năm 2024, sáng 26/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt và đối thoại cùng thanh niên với chủ đề “Phát huy vai trò xung kích của thanh niên trong công cuộc chuyển đổi số quốc gia”. 

111111.jpg
Thủ tướng Phạm Minh Chính đến dự và đối thoại với thanh niên.

Nhân dịp này, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tặng bó hoa tươi thắm chúc mừng Ban Bí thư Trung ương Đoàn, tặng quà cho 10 gương mặt trẻ tiêu biểu Việt Nam năm 2023 và 9 gương mặt trẻ Việt Nam triển vọng năm 2023.

Chuyển đổi số đã trở thành một trọng tâm quan trọng, không chỉ của Việt Nam mà còn cả thế giới. Chuyển đổi số là xu thế tất yếu, khách quan đang diễn ra rất mạnh mẽ và sâu rộng. Năm 2020, Chính phủ đã phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 nhằm mục tiêu kép là vừa phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có năng lực đi ra toàn cầu.

Thanh niên là lực lượng năng động, sáng tạo, nhạy bén, làm chủ khoa học-công nghệ; là lực lượng xung kích, chủ lực, tạo sự bứt phá, giá trị mới trong chuyển đổi số quốc gia. Do vậy, “Phát huy vai trò xung kích của thanh niên trong công cuộc chuyển đổi số quốc gia” là chủ đề xuyên suốt trong Chương trình Thủ tướng Chính phủ gặp mặt và đối thoại với thanh niên năm 2024.

Thủ tướng Phạm Minh Chính trao tặng hoa, quà cho các gương mặt thanh niên tiêu biểu.
Thủ tướng Phạm Minh Chính trao tặng hoa, quà cho các gương mặt thanh niên tiêu biểu.

Phát biểu tại chương trình, đồng chí Bùi Quang Huy, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc gia về thanh niên Việt Nam nhấn mạnh, mỗi một năm, Thủ tướng quyết định chương trình đối thoại với các chủ đề khác nhau. Theo đó, năm nay, chủ đề được xác định với 2 lý do cơ bản:

Một là, Đảng, Nhà nước, Chính phủ luôn dành cho thanh niên sự quan tâm đặc biệt, mong muốn xây dựng thế hệ thanh niên Việt Nam phát triển toàn diện, đồng thời kỳ vọng thanh niên Việt nam phát huy cao tinh thần “5 sẵn sàng” như thông điệp mà Thủ tướng Chính phủ đã gửi gắm đến thanh niên Việt Nam tại Chương trình đối thoại năm 2023, đó là: sẵn sàng bảo vệ mục tiêu, lý tưởng của Đảng là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; sẵn sàng giữ vững bản lĩnh, ý chí, khát vọng vươn lên; sẵn sàng thích ứng và làm chủ trong cuộc cách mạng 4.0; sẵn sàng tiên phong trong chuyển đổi số; sẵn sàng đi bất cứ đâu, làm bất cứ việc gì, xông pha việc khó, việc mới khi Tổ quốc cần.

Hai là, Trong giai đoạn cách mạng hiện nay, Đảng, Nhà nước ta xác định chuyển đổi số là nhiệm vụ trọng tâm và là phương thức mới có tính đột phá để rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; góp phần phát huy sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, nguồn lực bên trong và bên ngoài; giúp giải quyết hiệu quả các mối quan hệ giữa Nhà nước, thị trường và xã hội; với sứ mệnh là chủ nhân tương lai, là rường cột của nước nhà, thanh niên chính là lực lượng gương cao ngọn cờ chuyển đổi số Việt Nam, vì một Việt Nam hùng cường, thịnh vượng, phát triển.

Chính vì vậy, tại Chương trình này, Ban Tổ chức mong muốn các bạn thanh niên tham gia đối thoại với tinh thần trách nhiệm, thẳng thắn, cởi mở và trí tuệ, tập trung vào việc tìm hiểu cũng như đề xuất, hiến kế về các vấn đề liên quan Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, góp phần thực hiện thành công Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025 định hướng đến năm 2030 của Chính phủ.

Câu hỏi đầu tiên của chương trình tập trung vào vấn đề bảo vệ dữ liệu và an ninh mạng, bảo đảm an toàn trong công cuộc chuyển đổi số.

Về câu hỏi này, Thủ tướng nêu rõ, vấn đề cũng có hai mặt: có tích cực và hạn chế, do đó phải có tư duy, phương pháp luận và cách tiếp cận để giải quyết, luôn đặt con người và sự vật trong sự vận động và phát triển, phải vững tâm để xử lý hiệu quả, phải xem như là việc bình thường để đối mặt.

Thủ tướng mong các bạn trẻ giữ thăng bằng trong bất cứ trường hợp nào. Chính phủ phải hoàn thiện thể chế để bảo đảm an ninh mạng; phân công các bộ, ngành để xử lý các sự cố; nâng cao năng lực xử lý bằng các giải pháp; nâng cao công tác tuyên truyền cho nhân dân nòng cốt là thanh niên, cảnh giác, bình tĩnh xử lý.

Thủ tướng cho rằng, phong trào sống được khi gắn với lợi ích của đất nước, của thanh niên; đề nghị cần tập trung 3 phong trào, đó là nâng cao năng lực công nghệ thông tin; học tập ngoại ngữ, phong trào giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường vừa gắn lợi ích quốc gia và của mỗi người.

Quang cảnh buổi gặp mặt, đối thoại với thanh niên.
Quang cảnh buổi gặp mặt, đối thoại với thanh niên.

Các đại biểu thanh niên cũng đặt câu hỏi về các nội dung: giải pháp của Chính phủ để kết nối liên thông các dịch vụ từ Trung tâm dữ liệu quốc gia đang hình thành nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trẻ khai thác, sử dụng trong quá trình vận hành doanh nghiệp; rút ngắn khoảng cách chuyển đổi số giữa nông thôn, vùng sâu, vùng xa với thành thị và đưa lực lượng cán bộ trẻ có năng lực chuyển đổi số về nông thôn; các giải pháp của Chính phủ để hạn chế tình trạng nhiều loại hình nghề nghiệp đang bị đe dọa bởi máy móc và trí tuệ nhân tạo (AI) làm thay con người; giải pháp về chuyển đổi số trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, nông nghiệp…

Đại diện lãnh đạo một số bộ, ngành cũng đã trả lời giải đáp các câu hỏi của đại diện thanh niên.

Trả lời thêm các câu hỏi, Thủ tướng nêu rõ, cơ sở dữ liệu rất quan trọng với chuyển đổi số; có cơ sở dữ liệu mới có AI, cho nên Chính phủ lấy năm 2023 là Năm Cơ sở dữ liệu, cùng với xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia là xây dựng cơ sở dữ liệu các bộ, ngành, địa phương; thúc đẩy xây dựng cơ sở dữ liệu của các doanh nghiệp, tổ chức, chủ thể trong xã hội; phát động phong trào xây dựng cơ sở dữ liệu cá nhân, và trong quá trình này nỗ lực kết nối các cơ sở dữ liệu với nhau. Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành phải hoàn thành sớm cơ sở dữ liệu như đất đai, môi trường, hoạt động liên quan người dân, doanh nghiệp, từ đó tạo điều kiện người dân, tiếp cận cơ sở dữ liệu nhiều hơn.

Về cải cách thủ tục hành chính, Thủ tướng nêu rõ, công cuộc này nhằm làm cho doanh nghiệp và người dân đỡ mất thời gian, đỡ phải tiếp xúc trực tiếp, do đó phải ứng dụng chuyển đổi số, cắt giảm các thủ tục hành chính.

Thủ tướng nêu rõ, Đảng, Nhà nước luôn quan tâm người dân ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, do đó muốn chuyển đổi số ở các khu vực này thì phải có hai điều kiện cần là sóng viễn thông và điện. Do đó Chính phủ đang tập trung giải pháp xóa vùng lõm về sóng và điện; trong quá trình này có trách nhiệm của Tập đoàn VNPT và EVN. Chính phủ cũng khuyến khích nâng cao năng lực công nghệ thông tin của người dân, doanh nghiệp ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, biên giới, hải đảo.

Về nguy cơ mất việc làm trong thời đại chuyển đổi số, Thủ tướng nêu rõ, khi tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số thì sẽ giảm lao động, nếu lao động không đáp ứng được thì sẽ không trụ được. Do đó, Chính phủ phải có giải pháp chuyển đổi, đa dạng hóa thị trường lao động, điều này cũng tạo sự cạnh tranh, nỗ lực lớn hơn.

Giải pháp là nâng cao trình độ, năng lực, kỹ năng về chuyển đổi số cho thanh niên nông thôn, có chính sách phát triển chuyển đổi số ở vùng nông thôn. Trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, Thủ tướng cho rằng phải nâng cao bản sắc văn hóa dân tộc, hoặc ngay như trong ẩm thực, phải tăng cường ứng dụng chuyển đổi số để thúc đẩy sự phát triển theo xu hướng thời đại. Văn hóa có tính đại chúng, vấn đề quan trọng là càng có nhiều người được hưởng thụ văn hóa. Hiện nay, Chính phủ đang xây dựng chương trình phát triển công nghiệp văn hóa, đưa văn hóa phát triển ngang tầm chính trị, kinh tế, xã hội nếu ứng dụng chuyển đổi số mạnh mẽ, thúc đẩy mạnh mẽ 3 yếu tố dân tộc, khoa học, đại chúng của văn hóa.

Thủ tướng nêu rõ, chuyển đổi số là yêu cầu khách quan và là một lựa chọn chiến lược, ưu tiên hàng đầu để phát triển Chính phủ số, công dân số. Thủ tướng cho rằng thanh niên phải đóng vai trò xung kích trong chuyển đổi số. Thủ tướng mong muốn thanh niên hiến kế để Chính phủ đẩy mạnh công cuộc này.

nhandan.vn

Đọc thêm

Sáng nay, bế mạc Kỳ họp thứ 23 HĐND tỉnh

Sáng nay, bế mạc Kỳ họp thứ 23 HĐND tỉnh

Theo chương trình nghị sự, sáng nay (13/12), Kỳ họp thứ 23 của HĐND tỉnh Hà Tĩnh khóa XVIII bước sang ngày làm việc thứ 3 với buổi họp cuối và tiến hành phiên bế mạc.
Chất vấn và trả lời chất vấn thẳng thắn, trách nhiệm, nêu rõ giải pháp thực hiện thời gian tới

Chất vấn và trả lời chất vấn thẳng thắn, trách nhiệm, nêu rõ giải pháp thực hiện thời gian tới

Trong ngày làm việc thứ 2 Kỳ họp thứ 23, HĐND tỉnh khóa XVIII, lãnh đạo các sở: nội vụ, LĐ-TB&XH, TN&MT đã giải đáp thỏa đáng các câu hỏi đại biểu đặt ra. Điểm nhấn ở các kỳ họp gần đây đó là việc chất vấn không chỉ chọn một số ngành mà đối với tất cả những vấn đề được đại biểu, cử tri quan tâm.
Kỳ họp thứ 23, HĐND tỉnh khóa XVIII hoàn thành phiên chất vấn và trả lời chất vấn

Kỳ họp thứ 23, HĐND tỉnh khóa XVIII hoàn thành phiên chất vấn và trả lời chất vấn

Kết thúc phiên chất vấn và trả lời chất vấn, Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Hà Tĩnh Hoàng Trung Dũng khẳng định: Kỳ họp đã dành thời gian thỏa đáng để chất vấn trên 3 lĩnh vực: nội vụ, TN&MT, LĐ-TB&XH. Với trách nhiệm được phân công, lãnh đạo các sở đã giải đáp thỏa đáng các câu hỏi đặt ra.
Thông cáo Kỳ họp thứ 52 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo Kỳ họp thứ 52 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 9 đến ngày 11/12//2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 52. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp.
HĐND tỉnh Hà Tĩnh nghe các báo cáo, tờ trình dự thảo nghị quyết quan trọng

HĐND tỉnh Hà Tĩnh nghe các báo cáo, tờ trình dự thảo nghị quyết quan trọng

Trong gần 3 ngày diễn ra kỳ họp (11-13/12), ngoài tập trung xem xét, đánh giá tình hình KT-XH năm 2024 và kế hoạch phát triển năm 2025; kết quả thực hiện dự toán ngân sách Nhà nước năm 2023, dự toán thu, chi và phân bổ ngân sách Nhà nước năm 2024, HĐND tỉnh cũng bàn thảo và quyết nghị nhiều nội dung quan trọng khác.
Phát huy sức mạnh của toàn xã hội, thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ năm 2025

Phát huy sức mạnh của toàn xã hội, thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ năm 2025

Báo cáo về tình hình KT-XH năm 2024, nhiệm vụ năm 2025, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Tĩnh Nguyễn Hồng Lĩnh đề nghị phát huy vai trò của MTTQ, các đoàn thể trong việc phối hợp tổ chức thực hiện và tuyên truyền, tạo đồng thuận cao và phát huy sức mạnh của toàn xã hội, thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ.