Tình hình Biển Đông và thế giới 50 năm tới

Các chuyên gia PricewaterhouseCoopers đã đưa ra dự báo về xu hướng chính trị-quân sự trong vòng 50 năm tới.

Các cuộc chiến khốc liệt trên các lĩnh vực khác nhau: chiến tranh thông tin trên biển, các cuộc chạy đua vũ trang, chiến tranh giữa các thành phố và tất cả cuộc chiến chống lại lực lượng khủng bố…là hồi chuông cảnh báo và xu hướng phát triển trong thời gian tới.

tinh hinh bien dong va the gioi 50 nam toi

Cuộc chiến tương lai sẽ chủ yêu do mâu thuẫn

PwC được công chúng biết đến như một công ty kiểm toán, nhưng trong thành phần của nó có một chi nhánh chuyên cung cấp các dịch vụ, tư vấn cho các cơ quan chính phủ, cơ quan an ninh và các doanh nghiệp thuộc các ngành công nghiệp quốc phòng trên thế giới.

Trong bản báo cáo hằng năm vừa được trình bày, các chuyên gia của họ đã đưa ra những dự đoán về tình hình thế giới, khu vực cũng như các quốc gia trong tương lai. Mục đích của họ là tư vấn và giúp đỡ các tổ chức, quốc gia xây dựng chiến lược dài hạn và sẵn sàng chống lại được mọi sự thay đổi.

Bản báo cáo được các chuyên gia đưa ra dựa trên các dữ liệu thu thập được cũng như các thông tin về quốc phòng an ninh của các quốc gia trên toàn thế giới.

Cáctrò chơilớntrênbiển

Ngày nay hàng hóa được vận chuyển thông qua nhiều phương tiện và nhiều đường khác nhau và khối lượng hàng hóa rất lớn được vận chuyển thông qua các tuyến đường trên biển.

Việc kiểm soát các tuyến đường này sẽ đóng vai trò quan trong trong những thập kỷ tới, rất nhiều quốc gia phát triển cũng như đang phát triển đều phụ thuộc vào sự tự do lưu thông của các tuyến đường quan trọng này.

Với vai trò quan trọng như vậy, các quốc gia đều mong muốn kiểm soát chúng và vô tình đẩy các quốc gia vào nhưng xung đột mới. Nhu cầu phát triển và trang bị các loại vũ khí, các hệ thống phòng thủ cho Hải quân và Không quân được chú trọng.

Các chuyên gia nhấn mạnh rằng, cuộc chay đua vũ trang mới trên biển sẽ làm thay đổi tình hình thế giới đặc biệt là khu vực châu Á (khu vực đang có tiềm lực phát triển rất nhanh và mạnh), điều này sẽ dẫn đến những chính sách về quốc phòng an ninh cũng như phát triển khả năng quân sự của các nước sẽ được tăng cường.

Và như vậy, cuộc đấu tranh vì các tuyến đường biển đã bắt đầu. Điều này được thấy rõ ở Biển Đông, nơi Trung Quốc đang xây dựng các hòn đảo nhân tạo để mưu đồ kiểm soát các vùng biển, và những quốc gia láng giềng mạnh tay mua vũ khí cho các hạm đội.

Tổng biên tập của tạp chí “Arms Export”, ông Andrey Frolov nói với tờ “Izvestia” rằng, Mỹ, Trung Quốc, Nga và nhiều nước khác đang tích cực xây dựng lực lượng Hải quân của họ.

Ví dụ, tân Tổng thống Donald Trump đã hứa tăng cường sức mạnh cho Hải quân (ngân sách, tàu chiến, tàu sân bay, các loại vũ khí…) đồng thời tìm hiểu, phân tích và nghiên cứu sức mạnh của Hải quân Trung Quốc, cập nhật thông tin về các hạm đội của Nga và Ấn Độ.

Mỹ sẽ thay thế các tàu chiến cũ bằng các tàu thế hệ mới, các máy bay chống tàu ngầm. Australia, Ấn Độ, Anh mua “Poseidon” của Mỹ, còn Mỹ khôi phục tổ hợp “Novella”, Trung Quốc đang tìm mọi biện pháp để tăng cường không quân tuần tra, trinh sát. Ngoài ra còn tập trung trang bị các hệ thống phòng thủ tên lửa.

Trong thập kỷ tới, các công ty sản xuất tàu và vũ khí cho Hải quân sẽ trở thành “điểm nóng”. Các công ty đóng tàu sẽ nhận được rất nhiều đơn đặt hàng cả trong và ngoài nước. Hầu hết các quốc gia có biển đều tăng ngân sách khoảng 20-25% cho Hải quân.

Các chuyên gia nhấn mạnh rằng, trong 50 năm tới, Trung Quốc từ một cường quốc khu vực sẽ trở thành một cường quốc ảnh hưởng đến toàn thế giới, và chắc chắc các quốc gia láng giềng không thích đặc biệt khối ASEAN, Ấn Độ cũng như cả Mỹ và Nhật.

Cácthànhphốtrạngtháichiếntranh

Các chuyên gia cho rằng, trong thập kỷ tới quá trình đô thị hóa sẽ diễn ra nhanh và mạnh hơn. Đến năm 2050, khoảng 50 đến 72% dân số thế giới sẽ sống ở các thành phố.

Điều này buộc các nhà lãnh đạo, nhà quân sự phải loại bỏ các mối đe dọa đặc biệt là chống khủng bố và các phong trào nổi loạn trong thành phố. Cuộc xung đột ở Syria và Iraq là những ví dụ điển hình, cụ thể là thành phố Aleppo ở Syria, và Mosul ở Iraq.

Việc mật độ dân số tập trung quá đông ở các thành phố sẽ là điều kiện thuận lợi cho những kẻ khủng bố và quân nổi dậy dễ dàng hoạt động và lẩn trốn, do đó buộc lực lượng quân đội, an ninh của các quốc gia phải hoạt động thường xuyên hơn, các đơn vị đặc biệt được thành lập. Và tất nhiên các trang thiết bị quân sự sẽ được trang bị phù hợp với các lực lượng này.

Ngoài ra sẽ hình thành trong quá trình đô thị hóa vùng đặc biệt gọi là “vùng xám” nằm ngoài sự kiểm soát của chính quyền. Ví dụ điển hình, khu ổ chuột của Rio de Janeiro và Caracas.

Binh sĩ tương lai

Các nhà phân tích nhấn mạnh rằng, trong tương lai dân số ở các nước phát triển sẽ càng già và các nước phát triển dân số trẻ không ngừng tăng lên.

Ở các nước phát triển, dân số già sẽ ảnh hưởng đến việc huy động các nguồn lực, do đó sự phát triển của các lực lượng vũ trang sẽ không thiên về số lượng mà về chất lượng. Họ sẽ được trang bị các loại vũ khí với công nghệ cao nhất.

Nhu cầu đối với các hệ thống đắt tiền và phức tạp như: xe bọc thép, máy bay, máy bay không người lái sẽ tăng mạnh. Điều này được thể hiện rõ nhất trong quân đội Mỹ.

Ở các nước đang phát triển, nơi tăng trưởng kinh tế thường không theo kịp với tốc độ tăng trưởng dân số sẽ phát sinh các vấn đề xã hội: thất nghiệp, nạn đói…tạo ra môi trường thuận lợi cho các tổ chức chống chính phủ, khủng bố hoạt động. Các cuộc nội chiến và đảo chính sẽ ngày càng tăng lên.

Côngnghệtrởthànhmối đedọa

Trong tương lai, để chống lại các mối đe dọa quân đội các nước cần tăng cường mọi khả năng của mình và dẫn đến sự phát triển mạnh mẽ của các công nghệ khác nhau.

Trong lĩnh vực quân sự công nghệ phát triển vũ khí cũng như các trang thiết bị đóng vai trò quan trọng nhưng những cuộc chiến trong tương lai sẽ được quyết định bởi công nghệ thông tin.

Các cuộc chiến tranh mạng sẽ diễn ra và chúng có khả năng xâm nhập vào hệ thống máy tính, điều khiển của đối phương làm tê liệt đối phương trước khi họ kịp thực hiện các cuộc tấn công bằng các loại vũ khí.

Sự phát triển của công nghệ thông tin sẽ tạo cơ hội mới cho những kẻ khủng bố và các tổ chức phi nhà nước khác, những người có thể sử dụng chúng để phối hợp hoặc thực hiện công tác tuyên truyền chống phá nhà nước.

Và cuối cùng cuộc chạy đua này sẽ dẫn đến các nguồn lực bị cạn kiệt, và trái đất nóng lên đe dọa đến toàn cầu. Các cuộc chiến tương lai không đơn giản chỉ vì vàng hoặc dầu mỏ mà vì những thứ “tầm thường”.

Ví dụ hơn 50 quốc gia (ở châu Phi, châu Á và châu Mỹ La tinh) có khả năng thực hiện các cuộc chiến vì nguồn nước uống. Các cuộc chạy đua vũ trang, các cuộc chiến, xung đột…xảy ra là tin tốt cho các nhà buôn vũ khí, nhưng rất đáng lo ngại đối với các quốc gia khác.

Điển hình như cuộc chiến ở Syria, sự di cư hàng loạt của những người tị nạn từ Syria, đã ảnh hưởng rất lớn đến tình hình ở khu vực châu Âu.

Theo Đất việt

Chủ đề Biển đông

Đọc thêm

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh “Hai Mạnh” – Đại tướng Chu Huy Mân là nhớ về những kỷ niệm mãi ấm lòng trong những năm tháng được sống gần ông.
Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Ngày 22/12/1972, Đại đội 1, Tiểu đoàn 48 bộ đội địa phương Hà Tĩnh đã táo bạo tấn công vào sân bay Pha Hom (sân bay dã chiến) thuộc vùng núi phía bắc huyện Mường Mày, tỉnh Bolikhămxay (Lào) và giành thắng lợi vang dội. Là Chính trị viên phó đại đội trực tiếp tham gia chiến đấu, tôi ghi lại chiến công này nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.
Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

UAV BXL.01 là loại cánh quạt chiến đấu cảm tử có khối lượng cất cánh tối đa 10kg, mang khối lượng đầu nổ 1,2kg, trần bay 1.000m, tốc độ bay 100-120km/h và hoạt động cự ly 10km do Việt Nam sản xuất.
Bồi đắp tình yêu đất nước qua “Tiết học biên cương”

Bồi đắp tình yêu đất nước qua “Tiết học biên cương”

Chương trình “Tiết học biên cương” do Đồn Biên phòng Lạch Kèn phối hợp với trường học ở huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) góp phần bồi đắp cho các em học sinh tình yêu quê hương, đất nước, ý thức trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia.