Trang trại gió lớn nhất thế giới bắt đầu hoạt động

Trang trại điện gió ở độ cao 4.650m đi vào vận hành ở thị trấn Nagqu, quận Seni, thành phố Nagqu, khu tự trị Tây Tạng hôm 1/1.

Trang trại gió lớn nhất thế giới bắt đầu hoạt động

Trang trại gió ở thị trấn Nagqu, quận Seni, thành phố Nagqu, khu tự trị Tây Tạng ngày 1/1/2024. Ảnh: CMG

Các trang trại điện gió xây ở độ cao 3.500 - 5.500 m được coi là siêu cao, theo Tập đoàn Đầu tư Năng lượng Trung Quốc, nhà phát triển dự án điện gió tại Nagqu. Trang trại gió siêu cao lớn nhất thế giới có công suất 100 MW, rộng hơn 140.000 m2 và có 25 turbine gió. Công trình được thiết kế để cung cấp 200 triệu kWh điện hàng năm cho 230.000 cư dân ở thành phố Nagqu.

Do ở độ cao rất lớn nên trang trại phải chịu được những điều kiện khí hậu khắc nghiệt của cao nguyên. "Trong giai đoạn đầu, chúng tôi sử dụng một nền tảng điện gió thông minh để tiến hành đánh giá chính xác việc đo gió, chọn địa điểm và tài nguyên gió, từ đó phát triển thiết kế trang trại. Với công nghệ kiểm soát độ ổn định, chúng tôi đã khắc phục các vấn đề do độ cao lớn gây ra như hiệu suất chuyển đổi năng lượng gió thấp và cánh turbine gió giảm tốc", Hu Jiansheng, trưởng nhóm dự án điện gió 100 MW, cho biết.

Ngoài ra, turbine gió phải đối mặt với những hiện tượng thời tiết khắc nghiệt như mưa đá, sét, đồng thời chịu hư hại do tia UV, nhiệt độ thay đổi mạnh và xói mòn thường xuyên do gió, cát, mưa, tuyết. Vì vậy, cánh turbine đòi hỏi chất lượng rất tốt. Hu cho biết, nhóm dự án đã phát minh một kỹ thuật phun sơn ngoài đặc biệt, ngăn sơn trở nên quá khô và giòn, giúp bảo vệ các bộ phận bên ngoài của turbine gió.

Trước khi vận hành, các nhân viên của Tập đoàn Đầu tư Năng lượng Trung Quốc thực hiện đợt kiểm tra turbine gió cuối cùng để giải quyết những vấn đề do độ cao lớn gây ra. "Tất cả turbine ở đây đều đã được sửa lỗi, mọi thiết bị chính và đường dây cũng được nạp điện. Tôi rất vui và hào hứng trông chờ trạm hòa vào lưới điện với công suất đầy đủ", Qin Min, người điều hành dự án điện gió 100 MW, chia sẻ hôm 1/1.

Theo CGTN/VNE

Đọc thêm

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Trước những vấn đề cấp thiết đang hiện hữu, các nhà khoa học từng nhận giải VinFuture dự đoán những nghiên cứu đột phá trong lĩnh vực biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường, an ninh năng lượng hay sức khỏe toàn cầu… sẽ là những ứng cử viên tiềm năng cho Giải thưởng VinFuture 2024 danh giá.
Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Sau video robot nhỏ thuyết phục "đồng đội" bỏ việc, nhiều người lo ngại viễn cảnh robot tích hợp AI có thể nổi loạn và tự ra quyết định.
Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Sau 3 mùa gây tiếng vang, các nhà khoa học trong nước kỳ vọng sự trở lại của Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024 với chuỗi hoạt động kết nối khoa học công nghệ, đặc biệt là “Chuỗi Đối thoại Khám phá tương lai VinFuture” hứa hẹn mang đến “cơ hội vàng” để tiếp cận tri thức toàn cầu và hợp tác phát triển.
Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất được làm từ kyawthuite, loại khoáng chất màu đỏ cam trong suốt chỉ có một mẫu vật đặt ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Los Angeles.