Xã hội

anh-cover-pc.jpg

Vốn được coi là phái yếu nhưng lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam đều ghi dấu rất nhiều phong trào đấu tranh, rất nhiều cống hiến của phụ nữ trên nhiều lĩnh vực. Họ không chỉ đấu tranh giành bình đẳng cho phái nữ mà còn đấu tranh bảo vệ Tổ quốc, chống đói nghèo lạc hậu, khẳng định vai trò, vị thế của mình trong xã hội.

unit-2691.png

Cuối thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản phát triển tột bậc, nền kỹ nghệ phát triển, thu hút nhiều phụ nữ và trẻ em vào làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp. Tuy nhiên, họ đã bị lợi dụng với việc trả lương rẻ mạt, đời sống trở nên điêu đứng. “Tức nước, vỡ bờ”, ngày 8/3/1899, tại 2 thành phố Chicago và New York (Mỹ) đã nổ ra cuộc đấu tranh mạnh mẽ của nữ công nhân ngành dệt may, đòi tăng lương, giảm giờ làm. Mặc dù bị thẳng tay đàn áp, bắt bớ, đuổi ra khỏi nhà máy nhưng chị em vẫn đoàn kết, bền bỉ đấu tranh, buộc bọn chủ tư sản phải nhượng bộ. Thắng lợi đó đã thổi bùng phong trào đấu tranh của phụ nữ khắp nước Mỹ và một số nước trên thế giới. Từ đó đến nay, ngày 8/3 đã trở thành ngày hội của phụ nữ thế giới, đoàn kết đấu tranh để tự giải phóng, thực hiện quyền nam nữ bình đẳng và cũng từ đó, phụ nữ tiến bộ khắp năm châu tổ chức ngày 8/3 với nhiều nội dung, hình thức phong phú.

z6383121774855-2083f16cc6914f31c470f7ba79c55c80-9040.jpg
Phụ nữ thế giới biểu tình trong Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 . (Ảnh: Internet).

Tại Việt Nam, các thế hệ phụ nữ đã tiếp nối truyền thống anh hùng, bất khuất của bà Trưng, bà Triệu mà không ngừng vươn lên, đấu tranh bảo vệ Tổ quốc, khẳng định tầm vóc, vị thế của mình. Bảng vàng lịch sử dân tộc không thời nào vắng mặt nữ nhi, nhất là trong các cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ. Đó là nữ tướng Bùi Thị Xuân, nữ tướng Nguyễn Thị Định, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Thị Bình, các anh hùng: Mạc Thị Bưởi, Nguyễn Thị Chiên, Võ Thị Sáu, Trần Thị Lý… và hàng nghìn tấm gương nữ trung hào kiệt ở khắp mọi miền quê.

nu-tuong-25822.jpg
Nữ tướng Nguyễn Thị Định với tên tuổi gắn liền cùng sự ra đời và trưởng thành của Đội quân tóc dài Bến Tre. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

Hơn 1 thế kỷ đã trôi qua, thế giới có biết bao biến động do nghèo đói, chiến tranh, bệnh tật… Trong hoàn cảnh nào, phụ nữ khắp các châu lục cũng không đầu hàng, vẫn kiên trì đấu tranh để giành sự công bằng, tiến bộ, bình đẳng. Vai trò người phụ nữ trên chính trường và trên các lĩnh vực của đời sống, từ kinh tế, văn hóa, xã hội, kể cả phát minh khoa học… đều được khẳng định. Phụ nữ đã xứng đáng là một nửa thế giới, tô đẹp cho đời, sinh tồn nòi giống và góp phần tạo nên những giá trị to lớn cho cuộc sống, cho xã hội.

Những năm đầu thế kỷ XX, khi đất nước chìm trong màn đêm nô lệ, biết bao người phụ nữ trung kiên, nữ đảng viên trẻ tuổi đã gạt sang một bên quan niệm của nữ nhi thường tình để trở thành những người thắp lên ngọn lửa đấu tranh trong quần chúng nhân dân, đánh đuổi kẻ thù xâm lăng. Trong phong trào Xô-viết Nghệ Tĩnh 1930-1931 ở hai miền quê đôi bờ sông Lam, có biết bao liệt nữ đã dấn thân vào cuộc sinh tử, sẵn sàng chấp nhận lao tù, khổ ải, hiến dâng tuổi xuân cho quê hương đất nước. Tiêu biểu là những tấm gương của chị Nguyễn Thị Minh Khai, Nguyễn Thị Khương, Võ Thị Ngọ, Trần Thị Hường, Phạm Thị Dung… Phải đâu họ không khao khát một mái nhà bình yên, một hạnh phúc đời thường giản dị! Chỉ là khi Tổ quốc lâm nguy thì những khao khát ấy không thể thành hiện thực, và họ phải xông pha nơi tuyến đầu để giữ lấy quê hương, giữ lấy ngôi nhà của mình, cho thế hệ hôm nay và cho cả mai sau.

Chân dung một số nữ chiến sỹ Xô-viết Nghệ Tĩnh 1930 - 1931 (Ảnh chụp lại từ tư liệu).
Chân dung một số nữ chiến sỹ Xô-viết Nghệ Tĩnh 1930 - 1931 (Ảnh chụp lại từ tư liệu).

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, để bảo vệ đất nước, quê hương, hàng nghìn phụ nữ Việt Nam đã hưởng ứng phong trào “Ba đảm đang”, “Thanh niên xung phong”, “Địch phá một ta làm mười”… Người xung phong ra mặt trận, bỏ lại ước mơ vào giảng đường, tạm gác hạnh phúc lứa đôi. Người ở lại làng quê “tay cày, tay súng”, “thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, làm hậu phương vững chắc cho chồng con đi chiến đấu, vào dân quân tự vệ. Nơi miền quê núi Hồng - sông La có biết bao người mẹ, người vợ, người con gái đã cầm súng đánh giặc và trở thành anh hùng.

70d2084307t10834l0-1-8809.jpg
9 nữ dân quân gái Kỳ Phương anh hùng. Ảnh tư liệu.

Những điển hình của Tiểu đội dân quân gái Kỳ Phương (TX Kỳ Anh), “Mười cô gái núi Nài”, 10 nữ Anh hùng TNXP Ngã ba Đồng Lộc, Anh hùng LLVT nhân dân La Thị Tám… đã tô thắm thêm trang sử vàng truyền thống. Trong đó, tấm gương 10 nữ liệt sĩ TNXP Tiểu đội 4 Anh hùng, Đại đội 552, Tổng đội TNXP 55 hy sinh tại Ngã ba Đồng Lộc đã trở thành biểu tượng sáng ngời của người phụ nữ Việt Nam thời đại mới, khiến muôn đời sau ngưỡng mộ và biết ơn.

Mỗi lần nhớ về Đồng Lộc là tôi lại liên tưởng và ngẫm nghĩ nhiều về những dòng thư của chị Võ Thị Tần - người tiểu đội trưởng dũng cảm, kiên cường với trái tim yêu nước cháy bỏng hòa quyện với tình yêu mẹ cha, tình cảm với người thân, với người yêu đã hò hẹn, với những đồng đội… Chị đã đặt tình yêu Tổ quốc lên trên hết, với sự tự nguyện sâu sắc và niềm vui được thông đường, thông xe ra tiền tuyến. Khi đã tự nguyện chiến đấu và xác định có thể hy sinh, đối mặt với bom đạn kẻ thù, chị không chút sợ hãi mềm lòng.

bqbht_br_124d0100034t8077l9-137d4080021t88369l0.jpg
Cụm tượng 10 cô gái TNXP Ngã ba Đồng Lộc.

Những dòng tâm sự của chị với người mẹ đã toát lên một vẻ đẹp cao cả, ngời sáng, hội tụ vẻ đẹp của tâm hồn và khí phách Việt Nam: “Trong thời gian chúng con làm, máy bay giặc có đến trinh sát, chúng tưởng đâu là đường sá đã bị tan nát vì cơn mưa bom của chúng. Nhưng chúng có mắt cũng như mù, chính lúc đó là lúc đoạn đường đang được nối liền bằng cả tâm hồn và trí lực của chúng con… Bom đạn của chúng có thể làm rung chuyển cả núi rừng, nhưng không có thể làm rung chuyển được trái tim của chúng con”.

bqbht_br_106d6074025t27908l0-1.jpg
Anh hùng Lao động Nguyễn Tri Ân và Anh hùng LLVT La Thị Tám bên bia ghi danh các liệt sỹ ở Đài tưởng niệm các liệt sỹ ngành GTVT tại Ngã ba Đồng Lộc.

Tôi nhớ, trong chương trình truyền hình trực tiếp kỷ niệm 55 năm Chiến thắng Đồng Lộc, Anh hùng LLVT nhân dân La Thị Tám đã phát biểu, đại ý: chị chỉ là đại diện cho những người con gái sông La kiên cường anh dũng. Như bao đồng đội, chị đã chiến đấu và góp phần làm nên chiến thắng.

Vẻ đẹp tâm hồn, cốt cách của những người phụ nữ Việt Nam là vậy, dẫu đã được công nhận là anh hùng vẫn luôn đặt mình trong tập thể, trong phong trào chung.

bqbht_br_a4-1.jpg
bqbht_br_146d1103742t27388l0.jpg
Chị em phụ nữ ngày nay đang dốc sức lực, trí tuệ, tâm huyết để xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh.

Thừa hưởng thành quả cách mạng từ các thế hệ đi trước, các tầng lớp phụ nữ Việt Nam ngày nay đang dốc sức lực, trí tuệ, tâm huyết để xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh. Ý chí quyết tâm chống nghèo nàn, lạc hậu, đưa đất nước, quê hương ngày càng phát triển, xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc, giáo dục thế hệ trẻ trở thành người có ích cho xã hội được chị em phụ nữ biến thành hành động trong từng việc nhỏ nhất. Bàn tay lao động, giọt mồ hôi khuya sớm của chị em đã biến đất đai khô cằn thành các triền đồi, trang trại, cánh đồng xanh tươi, màu mỡ, mang lại hoa thơm trái ngọt, hạt lúa củ khoai nuôi sống cả nhiều thế hệ và làm cho cuộc sống chị em no đủ, giàu có. Nơi nhà máy, công xưởng, bàn tay chị em tạo ra các sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp, thủy hải sản… đặc trưng, nức tiếng của mỗi miền quê. Đội ngũ nữ trí thức, trong đó nhiều bác sĩ, kỹ sư, cô giáo… đã cống hiến không mệt mỏi vì hạnh phúc của Nhân dân.

z6383147963662-0a231b9f4111357c710f1ee4b8658e6d.jpg
z6383149752474-1f0fe40fc7b40d65ed59f1548ce17e56.jpg
Phụ nữ Hà Tĩnh đồng diễn và diễu hành áo dài chào mừng Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3/2025.

Sẽ không là quá lời khi nói, ở đâu có phụ nữ, ở đó cuộc sống đơm chồi nảy lộc, hoa lá xanh tươi. Họ không chỉ lo tròn thiên chức làm vợ, làm mẹ mà còn là những người giữ các vị trí quan trọng trong xã hội, xứng đáng với truyền thống anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang của phụ nữ Việt Nam, đúng như những câu thơ của nhà thơ Huy Cận trong bài thơ “Ca ngợi người phụ nữ Việt Nam”: Chị em tôi tỏa nắng vàng lịch sử/ Nắng cho đời và cũng nắng cho thơ…

Video: Màn đồng diễn nhảy dân vũ, diễu hành "Duyên dáng áo dài phụ nữ Hà Tĩnh"

NỘI DUNG: BÙI MINH HUỆ
ẢNH: P.V

Chủ đề Ngày quốc tế Phụ nữ 8/3

Đọc thêm

"Chữa lành" hay "lành ít dữ nhiều"?

"Chữa lành" hay "lành ít dữ nhiều"?

Thời gian qua, nhiều người thực hiện "chữa lành" sức khỏe bằng các phương pháp tự nhiên, không dùng thuốc. Tuy nhiên, việc thiếu kiến thức, thiếu căn cứ khoa học đã dẫn đến nhiều trường hợp gặp nguy hiểm đến tính mạng.
Cô giáo 9X yêu nghề, giỏi chuyên môn

Cô giáo 9X yêu nghề, giỏi chuyên môn

Giải nhất tại Hội thi giáo viên giỏi cấp tỉnh là phần thưởng ý nghĩa để cô Nguyễn Thanh Hoài (Trường Tiểu học thị trấn Cẩm Xuyên 2, Hà Tĩnh) thêm yêu và gắn bó với nghề.
Làm gì khi bố mẹ và con cái “mất kết nối"

Làm gì khi bố mẹ và con cái “mất kết nối"

Định hướng, dạy bảo là điều bố mẹ nào cũng phải thực hiện nhưng liệu cách thức dạy bảo truyền thống có còn phù hợp trong bối cảnh cách nghĩ, cách làm của giới trẻ đã có rất nhiều sự khác biệt?
Những người mạnh dạn "rời công, sang tư"

Những người mạnh dạn "rời công, sang tư"

Thay đổi tư duy, nắm bắt xu hướng mới, nhiều lao động ở Hà Tĩnh đã mạnh dạn chuyển đổi từ khu vực công sang khu vực tư để tìm kiếm việc làm phù hợp hơn với năng lực, sở trường.
Gameshow "Ô cửa tiếng Anh" mùa 2 chính thức trở lại

Gameshow "Ô cửa tiếng Anh" mùa 2 chính thức trở lại

Ô cửa tiếng Anh (English Windows) - sân chơi tiếng Anh đầy ý nghĩa dành cho học sinh THCS trên toàn tỉnh sẽ chính thức phát sóng số đầu tiên vào 21h25’ tối mai (6/4) trên sóng HTTV và các nền tảng số của Báo Hà Tĩnh.
Nữ sinh chuyên Hà Tĩnh chia sẻ về đạt điểm SAT tuyệt đối 1.600

Nữ sinh chuyên Hà Tĩnh chia sẻ về đạt điểm SAT tuyệt đối 1.600

SAT là bài thi chuẩn hóa, được nhiều trường đại học trên thế giới dùng xét tuyển đầu vào. Với số điểm 1.600 bài thi SAT, em Nguyễn Thị Diệu Anh (lớp 12 Anh 1, Trường THPT Chuyên Hà Tĩnh đã lọt vào nhóm hiếm trên thế giới đạt số điểm thi tuyệt đối.
Giao dịch liên quan đất đai tăng cao do lo ngại điều chỉnh giá và sáp nhập

Vì sao giao dịch liên quan đến đất đai tại Hà Tĩnh tăng cao?

Thời gian gần đây, do lo lắng về việc giá đất sau điều chỉnh tăng cao và tâm lý ổn định thủ tục trước sáp nhập khiến nhiều người dân làm các thủ tục liên quan đến đất đai. Nhiều địa bàn Hà Tĩnh ghi nhận mức cao nhất từ trước đến nay.