Từ sân vận động bỏ hoang thành trung tâm thể thao giải trí lớn ở Nghi Xuân

(Baohatinh.vn) - Sau thời gian dài bỏ hoang, sân vận động Xuân Giang (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) ngày trước giờ là điểm ưa thích của thanh thiếu niên đến vui chơi giải trí.

Sau một tháng được thầy giáo dạy bơi kèm cặp tại bể bơi Trung tâm Dịch vụ Thể thao vui chơi giải trí huyện Nghi Xuân (thôn Lam Thủy, xã Xuân Giang), đến nay, Trần Quốc Tuấn (10 tuổi, học sinh Trường Tiểu học Xuân Giang) là khách hàng “ruột” ở đây. Chỉ cần nộp 20.000 đồng/lượt là Tuấn thỏa sức vùng vẫy dưới làn nước mát lạnh trong những ngày hè nắng nóng.

Từ sân vận động bỏ hoang thành trung tâm thể thao giải trí lớn ở Nghi Xuân

Bể bơi ngoài trời rộng 760m2...

Trung tâm Dịch vụ Thể thao vui chơi giải trí huyện Nghi Xuân được UBND tỉnh Hà Tĩnh phê duyệt theo Quyết định số 3428/QĐ - UBND ngày 13/11/2018. Dự án được xây dựng trên diện tích 15.726 m2 tại thôn Lam Thủy, xã Xuân Giang. Trong đó, các hạng mục chính gồm: 2 sân bóng đá mi ni (cỏ nhân tạo) 3.000m2; bể bơi ngoài trời 760m2; nhà quản lý điều hành, kết hợp căng tin 216m2; nhà tổ chức sự kiện 1.320m2; nhà đón tiếp 375m2; nhà karaoke 3 tầng 375m2; sân vườn, cây xanh, đường giao thông nội bộ, bãi đỗ xe, mương thoát nước.

Từ sân vận động bỏ hoang thành trung tâm thể thao giải trí lớn ở Nghi Xuân

Bể bơi nằm giữa khu vực trung tâm đón tiếp

Dự án có tổng số vốn đầu tư 63 tỷ đồng do Công ty TNHH Trường Đoán, trụ sở tại thị trấn Nghi Xuân (nay là thị trấn Tiên Điền) làm chủ đầu tư. Dự án được triển khai xây dựng từ tháng 6 năm 2018, thời gian hoàn thành sau 12 tháng thi công. Đến nay, dự án đã hoàn thành trên 90% khối lượng công việc với tiến độ giải ngân trên 50 tỷ đồng. Dự án được xây dựng bằng nguồn vốn tự có của chủ đầu tư và các nguồn huy động hợp pháp khác.

Từ sân vận động bỏ hoang thành trung tâm thể thao giải trí lớn ở Nghi Xuân

2 sân bóng đá mi ni cỏ nhân tạo 3.000m2

Theo ông Nguyễn Xuân Đoán – Giám đốc Công ty TNHH Trường Đoán “dịch Covid-19 xuất hiện, buộc phải thực hiện giãn cách xã hội nên ít nhiều đã ảnh hưởng đến tiến độ thi công công trình. Nhưng, muộn nhất 2 tháng nữa, công trình sẽ hoàn tất 100% khối lượng công việc”. Hai sân cỏ mi ni được đưa vào sử dụng từ tháng 9 năm 2018, còn 2 bể bơi hoàn thành và hoạt động từ tháng 8/2019.

Đến nay, Trung tâm Dịch vụ Thể thao vui chơi giải trí huyện Nghi Xuân đã dạy cho trên 300 cháu bé tuổi từ 7- 15 tuổi biết bơi; đào tạo bồi dưỡng cho gần 100 thanh thiếu niên có năng khiếu môn bóng đá nam. Từ khi đi vào hoạt động đến nay, trung tâm đã đón hàng ngàn lượt khách đến vui chơi giải trí, đồng thời, tạo việc làm thường xuyên cho 40 lao động là con em tại địa phương với mức thu nhập ổn định từ 4- 5 triệu đồng/người/tháng.

Từ sân vận động bỏ hoang thành trung tâm thể thao giải trí lớn ở Nghi Xuân

Sân cỏ nhân tạo là nơi diễn ra nhiều trận đấu bóng đá thời gian qua

Chủ tịch UBND xã Xuân Giang Trần Anh Tuấn cho biết: “Cách đây hơn 20 năm, khu vực này là sân vận động bị bỏ hoang, cỏ dại mọc um tùm. Ban ngày người dân thả rông trâu bò, rất mất vệ sinh. Đêm đến các “con nghiện” lén lút chích hút khiến nhiều người dân bất an. Vì vậy, khi công trình đi vào hoạt động, người dân trên địa bàn rất vui và phấn khởi”.

Từ sân vận động bỏ hoang thành trung tâm thể thao giải trí lớn ở Nghi Xuân

Tất cả các hạng mục đều đã hoàn thành nhưng do dịch bệnh Covid-19 nên nhà đầu tư chưa thể tổ chức các sự kiện đông người

Chủ tịch UBND huyện Nghi Xuân Nguyễn Hải Nam cho rằng: “Dự án đầu tư xây dựng Trung tâm Dịch vụ Thể thao vui chơi giải trí huyện Nghi Xuân được tỉnh phê duyệt đáp ứng được mong mỏi của đa số người dân trên địa bàn huyện về một môi trường rèn luyện sức khỏe thể dục thể thao lành mạnh. Đây cũng là dự án mang tính xã hội cao, phù hợp với xu thế phát triển của xã, nâng cao chất lượng sống cho người dân Nghi Xuân”.

Đọc thêm

Podcast: Truyện ngắn - Tiếng còi tàu đêm

Podcast: Truyện ngắn - Tiếng còi tàu đêm

Trong những năm tháng chiến tranh, với nhiều mất mát hi sinh những người vợ, người mẹ vẫn chịu đựng trong âm thầm lặng lẽ. Họ là nguồn động viên tinh thần to lớn cho những người lính nơi tiền tuyến.
Podcast tản văn: Nắng xiên khoai

Podcast tản văn: Nắng xiên khoai

Khoai lang không chỉ là món ăn mà là đặc trưng quê hương, gợi nhớ sự tảo tần của mẹ, tình cha, và tuổi thơ lấp lánh không thể quên.
Podcast truyện ngắn: Rừng và em

Podcast truyện ngắn: Rừng và em

Giữa núi rừng bạt ngàn, niềm tin và tình người ấm áp lấp lánh hơn nắng. Đây là câu chuyện thắp sáng ước mơ nơi bản làng, nơi khát vọng vươn lên luôn cháy bỏng.
Podcast truyện ngắn: Nhật ký của một hạt mưa

Podcast truyện ngắn: Nhật ký của một hạt mưa

“Nhật ký của một hạt mưa” của tác giả Anh Đức kể về một thế giới đầy màu sắc qua góc nhìn nhân hóa của hạt mưa với những thông điệp sâu sắc về cuộc sống, tình bạn và sự sẻ chia.
Nỗ lực trao truyền ví, giặm cho thế hệ trẻ

Nỗ lực trao truyền ví, giặm cho thế hệ trẻ

Giữa guồng quay của cuộc sống, có những lớp nghệ nhân ở Hà Tĩnh vẫn thầm lặng cống hiến, gìn giữ tinh hoa nghệ thuật truyền thống. Với họ, đó không chỉ là lòng nhiệt huyết, niềm đam mê mà còn là sứ mệnh giữ lửa, trao truyền các giá trị của di sản quê hương.
"Rệu rã" di tích gần 400 tuổi

"Rệu rã" di tích gần 400 tuổi

Chùa Tịnh Lâm (phường Hà Huy Tập, tỉnh Hà Tĩnh) được xây dựng từ thế kỷ thứ XVII, nay đã xuống cấp nghiêm trọng.
Ươm mầm dân ca ví, giặm

Ươm mầm dân ca ví, giặm

Phát huy vai trò là những hạt nhân trong bảo tồn, gìn giữ di sản, nhiều nghệ nhân trên địa bàn Hà Tĩnh đã tình nguyện tham gia, mở các lớp học miễn phí để truyền dạy dân ca cho các em học sinh.
Podcast bút ký: Làng thợ bạc Nam Trị

Podcast bút ký: Làng thợ bạc Nam Trị

Nâng chén trà miệng bít bạc của các nghệ nhân Nam Trị, tôi lâng lâng nghĩ về quá khứ, nghĩ đến tương lai của cái nghề vàng, nghề bạc. Cái nghề mà ông cha đã một thời đeo đuổi!
Podcast truyện ngắn: Chiếc xe đạp

Podcast truyện ngắn: Chiếc xe đạp

Mỗi người sinh ra đều có một hoàn cảnh riêng, không ai giống ai. Bởi vậy, hãy luôn cùng nhau cố gắng trong mọi hoàn cảnh, để mỗi ngày cảm nhận cuộc sống tươi đẹp hơn.