Lượng nước trong đập còn khá lớn, đất nông nghiệp gần cạnh vẫn “khát”

(Baohatinh.vn) - Nằm kế cận phía dưới đập nước gần 3 triệu m3 nhưng nhiều diện tích đất sản xuất nông nghiệp và đời sống dân sinh của hàng trăm hộ dân xã Kim Hoa (Hương Sơn, Hà Tĩnh) phải chịu cảnh “khát nước”.

Lượng nước trong đập còn khá lớn, đất nông nghiệp gần cạnh vẫn “khát”

Đập Liên Hoàn ở xã Kim Hoa (Hương Sơn – Hà Tĩnh) có dung tích gần 3 triệu m3 nước

Mặc dù nắng nóng kéo dài hơn 1 tháng qua, nhưng đập Liên Hoàn ở xã Kim Hoa (Hương Sơn – Hà Tĩnh) vẫn đang tích trữ một khối lượng nước khá lớn, khoảng 1 triệu m3 nước trên tổng số 3 triệu m3 nước dung tích kỹ thuật của đập.

Trước đây, nguồn nước đập Liên Hoàn là “bầu sữa” giải khát cho 40 ha sản xuất lúa và tưới cho nhiều diện tích cây trồng cạn của 4 thôn: Bình Thủy, Minh Thủy, Trung Thủy và An Thủy. Không chỉ chống hạn cho cây trồng, đây còn là nguồn nước “giải khát” cho gia súc, gia cầm và sinh hoạt cho hàng trăm hộ dân trong mùa nắng nóng.

Lượng nước trong đập còn khá lớn, đất nông nghiệp gần cạnh vẫn “khát”

Hệ thống cống vận hành đập Liên Hoàn đóng mở không hiệu quả, gây sụt lún thân đập và làm tắc dòng chảy. (Ảnh: Phần thân đập bị sụt lún (khoanh màu đỏ) gây tắc cống, chặn dòng chảy cấp nước)

Tuy nhiên, 5 năm trở lại đây, cống đập Liên Hoàn bị hư hỏng, việc vận hành đóng mở không hiệu quả, thân đập sụt lún làm tắc dòng chảy. Hàng triệu khối nước phía thượng lưu không thể dẫn vào kênh tưới mà còn bị rò rỉ qua thân đập làm lãng phí nguồn nước, nguy cơ vỡ đập trong mùa mưa lũ.

“Đập Liên Hoàn được xây dựng từ năm 1968. Mặc dù đã qua một số lần sửa chữa nhưng 5 năm lại nay đã sụt lún, hư hỏng. Đặc biệt, cống không còn tác dụng đóng mở, điều tiết nước. Nhiều năm qua, khoảng 40 ha sản xuất lúa vụ hè thu của Nhân dân địa phương nằm ngay dưới thân đập phải bỏ hoang” – ông Nguyễn Xuân Linh, Phó Chủ tịch UBND xã Kim Hoa cho biết.

Lượng nước trong đập còn khá lớn, đất nông nghiệp gần cạnh vẫn “khát”

Hệ thống kênh mương kiên cố, dài hơn 2,5km trị giá hàng trăm triệu đồng để dẫn nước từ đập về các thôn nhưng nhiều năm qua bị bỏ hoang do không có nước

Không chỉ ruộng đất bị bỏ hoang vì thiếu nước mà người dân các thôn phía dưới đập Liên Hoàn cũng rất khổ sở vì nằm cạnh đập nước nhưng phải chịu “khát”. Đặc biệt, vì cống không điều tiết được nước nên hệ thống kênh mương dẫn nước từ đập về các thôn cũng bị bỏ hoang, cây cối phủ kín mương từ nhiều năm nay.

“Nhà nước và Nhân dân địa phương đã chung tay đầu tư xây dựng hệ thống kênh mương kiên cố, dài hơn 2,5km trị giá hàng trăm triệu đồng để dẫn nước từ đập về các thôn nhưng nhiều năm qua bị bỏ hoang do không có nước. Mùa hè, nhiều diện tích cây rau màu, cây ăn quả bị cháy khô. Người và gia súc, gia cầm cũng “héo hon, bơ phờ” vì thiếu nước” – ông Võ Yên, trưởng thôn Bình Thủy, xã Kim Hoa cho hay.

Lượng nước trong đập còn khá lớn, đất nông nghiệp gần cạnh vẫn “khát”

Nhiều năm qua, 40 ha sản xuất lúa vụ hè thu của Nhân dân địa phương nằm ngay dưới thân đập phải bỏ hoang vì thiều nước tưới

Người dân và chính quyền xã Kim Hoa mong muốn sớm được cấp trên quan tâm đầu tư sửa chữa hệ thống vận hành đập Liên Hoàn để phục vụ sản xuất cũng như đời sống sinh hoạt, đặc biệt là trong mùa nắng nóng.

Chủ đề Xây dựng nông thôn mới

Đọc thêm

Giải pháp nào để tái sinh vùng đất muối?

Giải pháp nào để tái sinh vùng đất muối?

Thời gian gần đây nhiều diêm dân đã bỏ nghề để tìm kế mưu sinh khác. Hệ quả là hàng trăm ha đất làm muối bị bỏ hoang, điều này không chỉ gây nên tình trạng lãng phí tài nguyên đất mà còn làm mất đi sinh kế, mất đi nghề truyền thống của nhiều vùng quê ven biển Hà Tĩnh.
Cấp bách trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Cấp bách trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các địa phương thực hiện nghiêm túc trách nhiệm quản lý nhà nước về lâm nghiệp của địa phương; tăng cường kiểm tra, giám sát công tác PCCCR trên địa bàn.
"Xẻ thịt" rừng phòng hộ ven biển Hà Tĩnh

"Xẻ thịt" rừng phòng hộ ven biển Hà Tĩnh

Thời gian gần đây, hàng trăm cây phi lao thuộc vùng rừng phòng hộ ven biển ở xã Thạch Khê (xã Thạch Hải, thành phố Hà Tĩnh trước đây) bị người dân đốn hạ nhưng chính quyền địa phương và ngành chức năng chưa biết xử lý thế nào?
Ngư dân Hà Tĩnh học cách chuyển đổi số

Ngư dân Hà Tĩnh học cách chuyển đổi số

Hà Tĩnh đang chú trọng ứng dụng công nghệ số vào quản lý và giám sát hoạt động khai thác thủy sản thông qua phần mềm truy xuất nguồn gốc điện tử (eCDT VN),