UBND tỉnh trả lời nhiều vấn đề thiết yếu cử tri, nhân dân quan tâm

(Baohatinh.vn) - Phát biểu trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri trong phiên làm việc chiều nay (11/12), Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn cho biết, theo chương trình Kỳ họp thứ 5, UBND tỉnh đã trả lời đầy đủ 113 câu hỏi của cử tri và chất vấn của các vị đại biểu HĐND tỉnh.

Trong đó có 47 câu hỏi của cử tri gửi tới kỳ họp thứ tư; 15 câu hỏi về trả lời kết quả chất vấn kỳ họp thứ tư, 51 câu hỏi do cử tri gửi tới kỳ họp lần này.

ubnd tinh tra loi nhieu van de thiet yeu cu tri nhan dan quan tam

Với 51 câu hỏi (gồm 5 lĩnh vực, phân thành 14 nhóm vấn đề), UBND tỉnh đã ban hành Văn bản số 7782/UBND-TH1 ngày 8/12/2017 trả lời cụ thể các ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi tới Kỳ họp.

Do yêu cầu về thời gian, được sự cho phép của Thường trực HĐND tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn chỉ trình bày tóm tắt một số ý kiến, kiến nghị mà cử tri, nhân dân gửi tới kỳ họp.

Nhiều chính sách khuyến khích sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị

Trong lĩnh vực kinh tế, nông nghiệp - nông thôn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn cho biết, theo tổng hợp, có 15 câu hỏi được chia thành 4 nhóm vấn đề: nông nghiệp; thủy sản; nông thôn mới; lâm nghiệp và nước sạch vệ sinh môi trường.

ubnd tinh tra loi nhieu van de thiet yeu cu tri nhan dan quan tam

Trả lời với cử tri, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn đi sâu phân tích vấn đề được đặc biệt quan tâm, đó là các giải pháp tìm đầu ra cho các sản phẩm nông nghiệp. Theo đó, hiện nay, sản xuất nông nghiệp của cả nước nói chung, Hà Tĩnh nói riêng đang đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là về thị trường tiêu thụ sản phẩm. Điển hình từ đầu năm 2017 đến nay, giá bán sản phẩm thịt lợn hơi giảm mạnh nên các doanh nghiệp, người sản xuất gặp rất nhiều khó khăn. Đây là vấn đề lớn, Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương và tỉnh đã có nhiều giải pháp, ban hành một số chính sách, tuy vậy, đến nay, thị trường, giá cả còn rất khó khăn cho người chăn nuôi.

Nhận thức được tình hình khó khăn trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp, vừa qua UBND tỉnh đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, như: Trình HĐND tỉnh ban hành chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp tại Nghị quyết số 32/2016/NQ-HĐND ngày 15/12/2016, trong đó chú trọng chính sách khuyến khích tiêu thụ sản phẩm, xúc tiến thương mại, nhãn hiệu, thương hiệu sản phẩm; khuyến khích sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm; ban hành chính sách hỗ trợ chăn nuôi lợn; xây dựng phương án sản xuất cánh đồng lớn; hình thành các hợp tác xã đầu mối liên kết tiêu thụ sản phẩm; xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý.

Trong chính sách phát triển kinh tế tập thể trình HĐND tỉnh lần này có nội dung chính sách khuyến khích phát triển hợp tác xã dịch vụ để tiêu thụ sản phẩm cho người dân. Đặc biệt là khuyến khích các doanh nghiệp phát triển chuỗi liên kết sản xuất. Việc tổ chức thành công Lễ hội Cam và các sản phẩm nông nghiệp lần thứ nhất vừa đây là bước cụ thể hóa vấn đề này.

Kinh nghiệm thực tiễn trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh thời gian qua cho thấy, những sản phẩm được sản xuất theo chuỗi giá trị, liên kết chặt chẽ từ người dân đến doanh nghiệp đảm bảo sự ổn định và hiệu quả, điển hình như sản phẩm chè, cam, bưởi, ngay cả sản phẩn lợn trong thời điểm khó khăn nhất thì các trang trại liên kết với Tập đoàn CP vẫn sản xuất và cho thu nhập ổn định.

Thực hiện Chương trình quốc gia mỗi xã một sản phẩm (OCOP), hiện nay, UBND tỉnh đang chỉ đạo xây dựng đề án và kế hoạch triển khai từ năm 2018. Đây là giải pháp quan trọng trong phát triển sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là hỗ trợ phát triển sản xuất các sản phẩm có thương hiệu và gắn với thị trường đầu ra.

Báo cáo trả lời của UBND tỉnh về các vấn đề cử tri gửi đến kỳ họp đối với lĩnh vực kinh tế, nông nghiệp nông thôn cũng đã nêu rõ kết quả thực hiện chính sách khôi phục sản xuất sau bão số 10 và những giải pháp tiếp theo trong thời gian tới; các bước xác định nguyên nhân bệnh đạo ôn cổ bông trên giống lúa Thiên Ưu 8, vụ Xuân năm 2017 mà UBND tỉnh đang tập trung thực hiện; thông tin về việc bổ sung chính sách thưởng và hỗ trợ đối với những xã không nằm trong kế hoạch được duyệt nhưng được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới năm 2017.

ubnd tinh tra loi nhieu van de thiet yeu cu tri nhan dan quan tam

Giấy tờ ghi rõ diện tích đất ở thì được công nhận theo diện tích đất ở trên giấy tờ

Về lĩnh vực tài nguyên và môi trường, cử tri quan tâm đến 2 nhóm vấn đề: đất đai, tài nguyên khoáng sản; tình trạng ô nhiễm môi trường.

Liên quan đến sử dụng đất có nguồn gốc từ trước 1980 được cử tri đặc biệt quan tâm, UBND tỉnh trả lời: Việc công nhận lại diện tích đất ở cho hộ gia đình, cá nhân có nguồn gốc sử dụng trước ngày 18/12/1980 được thực hiện như sau:

Đối với trường hợp thửa đất có nguồn gốc trước ngày 18/12/1980 có các giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định: Nếu trên giấy tờ ghi rõ diện tích đất ở thì được công nhận theo diện tích đất ở trên giấy tờ đó; nếu giấy tờ không ghi rõ diện tích đất ở thì được công nhận không quá 5 lần hạn mức đất ở tại địa phương nhưng không quá diện tích thửa đất (nội dung này đã được quy định tại Khoản 2 Điều 103 Luật Đất đai 2013).

Trường hợp không có giấy tờ và chưa được cấp giấy CNQSD đất nhưng đất đang sử dụng ổn định vào mục đích đất ở thì được công nhận bằng tối đa 5 lần hạn mức đất ở nhưng không quá diện tích thửa đất (nội dung này được quy định tại Quyết định số 57/2016/QĐ-UBND ngày 29/12/2016).

Trường hợp người đang sử dụng đất đã được cấp GCNQSD đất nhưng không có các giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định, người sử dụng đất đã thực hiện kê khai đăng ký trong quá trình thực hiện Chỉ thị 299/TTg (hiện hồ sơ địa chính 299 đã thất lạc, hư hỏng không còn lưu giữ tại cơ quan nhà nước, cũng như tại người sử dụng đất); nay người sử dụng đất xin được công nhận lại diện tích đất ở như các trường hợp có giấy tờ, việc này, UBND tỉnh đã có Văn bản đề xuất Thủ tướng Chính phủ cho áp dụng như trường hợp có giấy tờ nêu trên; Chính phủ đã có Văn bản giao Bộ TNMT tham mưu, Bộ TN&MT đã thống nhất quan điểm này và đang chờ ý kiến thống nhất của Bộ Tư pháp để báo cáo Chính phủ cho thực hiện như đề nghị của tỉnh.

ubnd tinh tra loi nhieu van de thiet yeu cu tri nhan dan quan tam

Bố trí lồng ghép các nguồn lực để đầu tư hạ tầng

Về lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản, cử tri quan tâm đến việc bố trí vốn đầu tư xây dựng, nâng cấp, sửa chữa một số tuyến giao thông, công trình quan trọng, cấp thiết trên địa bàn tỉnh. Giải đáp thắc mắc về vấn đề này, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn cho biết, thời gian qua, việc đầu tư sửa chữa, nâng cấp, hoàn thiện kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đã được tỉnh quan tâm huy động các nguồn lực để đầu tư xây dựng; góp phần thay đổi diện mạo các địa phương, tạo động lực lớn cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà.

Tuy vậy, nhiều công trình (giao thông, thủy lợi, nhà máy nước sạch…) được xây dựng, đưa vào khai thác, sử dụng đã lâu và do thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai, bão lụt đã bị xuống cấp, hư hỏng nhưng chưa đầu tư nâng cấp, sửa chữa kịp thời, làm ảnh hưởng đến việc đi lại, sinh hoạt, sản xuất của nhân dân, như: Tuyến đường ĐT.552 đoạn từ Đức Bồng đi thị trấn Vũ Quang, đường TL548 (TL7 cũ), đường ĐT.533 đoạn từ đường Hồ Chí Minh đến đồn biên phòng 575, đường Sơn Thọ - Khe Ná - Chi Lời; kè biển Cẩm Nhượng và kè biển Thiên Cầm...

Phó Chủ tịch UBND tỉnh khẳng định, việc phản ánh, kiến nghị đầu tư sửa chữa, nâng cấp các công trình trên của cử tri là thực tế và chính đáng. Trước thắc mắc của cử tri, UBND tỉnh sẽ tiếp thu, trong thời gian tới sẽ chỉ đạo các sở, ngành và các địa phương tiếp tục nghiên cứu, cân đối, bố trí lồng ghép các nguồn lực để triển khai thực hiện.

Ngoài ra, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn cũng đã làm rõ những thắc mắc của cử tri liên quan tới quy hoạch xây dựng như: cho phép cấp giấy phép xây dựng tạm đối với những hộ gia đình nằm trong lộ giới tuyến đường Xô Viết Nghệ Tĩnh (đường 70m); mời gọi một số nhà đầu tư tiếp tục thực hiện các dự án tại khu đô thị Hàm Nghi như: Dự án Vincity của Tập đoàn Vingroup, các dự án thương mại dịch vụ, trường học, đô thị; không điều chỉnh quy hoạch tuyến đường Nguyễn Công Trứ…

Đọc thêm

Hà Tĩnh - Viêng Chăn hội đàm hợp tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ

Hà Tĩnh - Viêng Chăn hội đàm hợp tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ

Tại Thủ đô Viêng Chăn (Lào), Đoàn công tác tỉnh Hà Tĩnh đã tiến hành hội đàm với Ban Công tác đặc biệt Thủ đô Viêng Chăn để đánh giá kết quả thực hiện công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ mùa khô năm 2024 - 2025, đồng thời thống nhất một số nội dung phối hợp thực hiện thời gian tới.  
Nhà báo liệt sỹ đầu tiên của nước ta là người Hà Tĩnh

Nhà báo liệt sỹ đầu tiên của nước ta là người Hà Tĩnh

Trong số hơn 400 nhà báo nước ta hy sinh trong chiến tranh, liệt sỹ Trần Kim Xuyến (SN 1921, quê xã Sơn Mỹ cũ, nay là xã Tân Mỹ Hà, Hương Sơn, Hà Tĩnh) là trường hợp hy hữu, mang tính chất đặc biệt. Ông hy sinh khi còn rất trẻ (26 tuổi), lại đang là ĐBQH khóa I và giữ nhiều cương vị quan trọng khác.
Vấn đề hôm nay: Phát huy trí tuệ toàn dân trong sửa đổi Hiến pháp

Vấn đề hôm nay: Phát huy trí tuệ toàn dân trong sửa đổi Hiến pháp

Quốc hội đang tổ chức lấy ý kiến Nhân dân, các cấp, ngành về dự thảo nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013. Làm thế nào để phát huy trí tuệ toàn dân trong góp ý sửa đổi Hiến pháp ở Hà Tĩnh? Nội dung sẽ được phân tích trong chương trình Vấn đề hôm nay với sự tham gia của 2 khách mời.
Nâng cao chất lượng hoạt động, hiệu quả tuyên truyền của Báo Hà Tĩnh

Nâng cao chất lượng hoạt động, hiệu quả tuyên truyền của Báo Hà Tĩnh

Sáng 22/5, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Thế Dũng chủ trì buổi làm việc của Thường trực Tỉnh ủy với Báo Hà Tĩnh để nghe báo cáo tình hình, kết quả nhiệm vụ thời gian qua và thực hiện nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới. Cùng dự buổi làm việc có Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Hà Văn Hùng; lãnh đạo Đảng ủy UBND tỉnh, Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Văn phòng Tỉnh ủy, Sở VH-TT&DL.
Thường trực Tỉnh ủy làm việc với Báo Hà Tĩnh

Thường trực Tỉnh ủy làm việc với Báo Hà Tĩnh

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Thế Dũng ghi nhận Báo Hà Tĩnh luôn bám sát các chủ trương của Trung ương, của tỉnh, đổi mới nội dung hình thức tuyên truyền, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị.
Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến các nội dung thuộc thẩm quyền

Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến các nội dung thuộc thẩm quyền

Sáng 21/5, dưới sự chủ trì của Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Duy Lâm, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh họp cho ý kiến các nội dung thuộc thẩm quyền. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Thế Dũng, Phó Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải và các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy cùng dự.
Tiểu ban Tổ chức phục vụ Đại hội Đảng bộ tỉnh họp bàn kế hoạch thời gian tới

Tiểu ban Tổ chức phục vụ Đại hội Đảng bộ tỉnh họp bàn kế hoạch thời gian tới

Sáng 21/5, dưới sự chủ trì của đồng chí Trần Thế Dũng - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Trưởng Tiểu ban, Tiểu ban Tổ chức phục vụ Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh XX họp bàn kế hoạch thực hiện nhiệm vụ thời gian tới. Cùng dự có các đồng chí Ủy viên BTV Tỉnh ủy, lãnh đạo các ban, sở, ngành liên quan.