Ứng dụng nhắn tin, gọi điện của Android âm thầm gửi dữ liệu về Google

Nghiên cứu của một giáo sư khoa học máy tính chỉ ra các ứng dụng nhắn tin, gọi điện mặc định trên Android thu thập tin nhắn, lịch sử cuộc gọi rồi gửi về cho Google mà người dùng không hề hay biết.

Giáo sư khoa học máy tính Douglas Leith của Trường Cao đẳng Trinity vừa công bố nghiên cứu “Ứng dụng nhắn tin và gọi điện Google gửi dữ liệu gì về Google”. Theo đó, hai ứng dụng nhắn tin (Messages) và gọi điện (Dialer) của Google đã gửi dữ liệu liên lạc của người dùng về dịch vụ logger Google Play Services Clearcut và dịch vụ phân tích Google Firebase Analytics.

Nghiên cứu chỉ ra, dữ liệu gửi từ Google Messages chứa hàm băm của tin nhắn văn bản, cho phép liên kết người gửi và người nhận trong một cuộc trao đổi tin nhắn. Dữ liệu gửi từ Google Dialer bao gồm thời điểm và thời lượng cuộc gọi, cũng cho phép liên kết người nghe và người gọi trong một cuộc điện thoại. Số điện thoại được gửi tới Google.

Ngoài ra, Google cũng nhận được thời điểm và thời gian người dùng tương tác với hai ứng dụng này. Google không cho người dùng cách thoát khỏi bị thu thập dữ liệu.

Ứng dụng nhắn tin, gọi điện của Android âm thầm gửi dữ liệu về Google

(Ảnh minh họa: The Verge)

Google Messages (com.google.android.apps.messaging) được cài đặt trên hơn 1 tỷ thiết bị Android. Nó tải sẵn trên nhiều smartphone của Huawei, Samsung, Xiaomi. Google Dialer (Phone bay Google, com.google.android.dialer) có phạm vi tiếp cận tương tự.

Theo tác giả nghiên cứu, các phiên bản cài sẵn của ứng dụng không có chính sách quyền riêng tư cụ thể, giải thích dữ liệu mà chúng thu thập, điều mà Google đòi hỏi ở các nhà phát triển bên thứ ba. Cả hai đều dẫn liên kết đến chính sách bảo mật người dùng của Google nhưng không áp dụng riêng cho ứng dụng và về cở bản cũng không rõ ràng với người được cài đặt sẵn.

Từ ứng dụng Messages, Google đã lấy nội dung tin nhắn và dấu thời gian (timestamp), tạo hàm băm SHA256 rồi chuyển một phần của hàm băm cho logger Clearcut và Firebase Analytics của Google. Rất khó đảo ngược hàm băm, song trong các trường hợp tin nhắn ngắn, ông Leith tin rằng có thể phục hồi một số nội dung tin nhắn.

Google Play Services tiết lộ một số dữ liệu có thể thu thập vì mục đích bảo mật và đề phòng lừa đảo nhằm duy trì API Google Play Services và các dịch vụ cốt lõi, cũng như dùng cho các dịch vụ khác như bookmark hay đồng bộ danh bạ. Tuy nhiên, nó không làm rõ hay giải thích việc thu thập nội dung tin nhắn, hay người nghe – gọi. “Rất ít chi tiết về dữ liệu thực sự bị thu thập”, báo cáo có đoạn.

Bản thân ông Leith cũng bất ngờ vì các ứng dụng Google lại thu thập dữ liệu này. Ông đã trình bày phát hiện với Google từ tháng 11/2021 và thảo luận với Giám đốc kỹ thuật Google Messages để thay đổi.

Ông đề xuất 9 điểm cần thay đổi và Google đã hoặc lên kế hoạch thực hiện 6 điểm, trong đó có ngừng thu thập số điện thoại người gửi và hàm băm của tin nhắn đến/đi trong Google Messages. Google xác nhận với The Register nội dung của báo cáo hoàn toàn chính xác.

Theo ông Leith, còn hai vấn đề lớn hơn liên quan tới Google Play Services, vốn cài đặt trên hầu hết các điện thoại Android bên ngoài Trung Quốc. Đầu tiên là dữ liệu logging gửi từ Google Play Services gắn với Google Android ID, thường liên kết với danh tính thực của một người dùng, vì thế, dữ liệu đó không ẩn danh. Điều thứ hai là chúng ta biết rất ít về dữ liệu nào được gửi từ Google Play Services và nhằm mục đích gì. Nghiên cứu của ông có thể chỉ là bề nổi của tảng băng chìm.

Theo ictnews

Đọc thêm

Cách tắt đã xem từng người trên Messenger

Cách tắt đã xem từng người trên Messenger

Bạn có muốn đọc tin nhắn trên Messenger mà không cho người khác biết mình đã xem hay không? Hãy cùng khám phá tính năng mới cho phép tắt đã xem cho từng cuộc trò chuyện riêng biệt.
5 cách đăng video TikTok không bị mờ

5 cách đăng video TikTok không bị mờ

Đăng tải video TikTok chất lượng cao, không bị mờ là mong muốn của nhiều người dùng để thu hút lượt xem và tương tác tốt hơn. Tuy nhiên, để video luôn sắc nét, bạn cần nắm rõ một số cài đặt và mẹo tối ưu chất lượng khi tải lên.
Cách kiểm tra Facebook đã xác thực chưa

Cách kiểm tra Facebook đã xác thực chưa

Từ 25/12/2024, tài khoản mạng xã hội phải được định danh để đảm bảo an toàn và minh bạch. Để tránh gián đoạn sử dụng, hãy cùng tìm hiểu cách kiểm tra tài khoản Facebook đã xác thực hay chưa cực đơn giản.
Không vào được Google Photos phải làm sao?

Không vào được Google Photos phải làm sao?

Google Photos giúp bạn dễ dàng truy cập và bảo vệ những kỷ niệm quý giá. Tuy nhiên, đôi khi ứng dụng gặp lỗi không vào được, gây ảnh hưởng đến trải nghiệm sử dụng.
Khắc phục eSIM bị lỗi khi sử dụng

Khắc phục eSIM bị lỗi khi sử dụng

Trong quá trình sử dụng, eSIM đôi khi gặp phải các lỗi như không kết nối được mạng, không kích hoạt được hoặc bị mất tín hiệu, gây ảnh hưởng đến trải nghiệm của người dùng.
8 vật cản sóng Wifi ở nhà bạn khiến mạng như rùa bò

8 vật cản sóng Wifi ở nhà bạn khiến mạng như rùa bò

Wifi bị chậm, hoặc là cứ đi đến góc nào đó trong nhà là Wifi lại bị chậm chờn, khiến các kết nối với điện thoại gặp trục trặc. Việc đó bao gồm nhiều yếu tố, có thể do bạn cách quá xa Modem Wifi ở nhà, hoặc do nhà mạng không ổn định.
Cách sử dụng Meta AI trên điện thoại và máy tính siêu đơn giản

Cách sử dụng Meta AI trên điện thoại và máy tính siêu đơn giản

Meta AI, một trong những nền tảng trí tuệ nhân tạo tiên tiến nhất, đã thu hút sự chú ý của người dùng toàn cầu ngay từ khi ra mắt. Tuy nhiên, giờ đây, người dùng tại Việt Nam mới có cơ hội trải nghiệm miễn phí những tính năng mạnh mẽ mà Meta AI mang lại.
Cách sử dụng máy chiếu an toàn

Cách sử dụng máy chiếu an toàn

Hiện nay, nhiều gia đình lựa chọn máy chiếu để phục vụ các mục đích giải trí thay cho tivi. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn lo lắng việc xem máy chiếu có hại mắt không.