Văn hóa Giáng sinh ở các nước châu Á

Trong khi người Hàn Quốc coi Giáng sinh là dịp để vui chơi, ý nghĩa của ngày này tại Nhật Bản tương tự Lễ Tình nhân.

Văn hóa Giáng sinh ở các nước châu Á

Giáng sinh được tổ chức khắp nơi trên thế giới, trong đó có nhiều nước châu Á. Tuy nhiên, không phải truyền thống và cách thức tổ chức lễ kỷ niệm nơi nào cũng giống nhau.

Trên thực tế, nhiều người châu Á thậm chí nghĩ tới hình ảnh Ông già Noel tặng quà thay vì tính chất tôn giáo của Giáng sinh. Trang Asian Inspriration đã đưa ra mô tả về cách tổ chức ngày này ở các quốc gia khác nhau.

Nhật Bản

Đa số người Nhật theo đạo Phật và đạo Shinto nên Giáng sinh chủ yếu mang tính chất thương mại, vui vẻ và lãng mạn hơn là thánh lễ. Khi hỏi về ý nghĩa của ngày này, nhiều người dân ở xứ Phù Tang còn nói rằng đây là ngày lễ của Ông già Noel.

Việc trao đổi quà thường diễn ra vào nửa đêm Giáng sinh và các gia đình tổ chức ăn uống, đi chơi vào ngày hôm sau.

Đối với các cặp đôi ở Nhật Bản, Giáng sinh gần giống như ngày lễ Tình nhân. Phần lớn họ sẽ làm những điều đặc biệt cùng nhau, bao gồm tặng quà.

Văn hóa Giáng sinh ở các nước châu Á

Giáng sinh ở Nhật Bản gắn với món gà rán thông qua chiến dịch quảng cáo của KFC. Ảnh: Korn Vitthayanukarun/Dreamstime.

Vào dịp này, các trung tâm thương mại và cửa hàng được trang trí theo mùa và bán các mặt hàng đặc biệt theo chủ đề, ví dụ món ăn độc đáo để mọi người thưởng thức.

Điều kỳ lạ nhất là KFC đồng nghĩa với Giáng sinh ở Nhật. Điều này là nhờ một chiến dịch quảng cáo quá thành công của thương hiệu này vào năm 1974, trong đó liên kết ý nghĩa gà rán với Giáng sinh.

Ngày này, suất ăn cố định vào Giáng sinh của KFC phổ biến đến mức người ta phải đặt trước.

Hàn Quốc

Những người theo Cơ đốc giáo chiếm khoảng 30% dân số Hàn Quốc, các lễ kỷ niệm ở nhà thờ rất phổ biến. Nhưng đối với 70% số dân còn lại, Giáng sinh là ngày lễ vui vẻ và thư giãn.

Mặc dù trao đổi quà tặng vào dịp này không quá phổ biến, mọi người vẫn có xu hướng tổ chức các bữa tối thịnh soạn cùng gia đình, nơi mọi người mang theo đồ ăn của mình tới. Các món ăn bao gồm bò nướng Bulgogi, kim chi và mì khoai lang, bánh Giáng sinh trái cây hay bánh ngọt tráng miệng.

Văn hóa Giáng sinh ở các nước châu Á

Một số địa điểm ở Hàn Quốc trang trí Giáng sinh hoành tráng, thu hút mọi người tới vui chơi.

Ngoài ra, còn có nhiều sự kiện độc đáo ở Seoul và Busan: Everland và Lotte World - hai công viên giải trí nổi tiếng nhất ở Hàn Quốc có trang trí theo chủ đề và các hoạt động lễ hội.

Lễ hội Cây Giáng sinh Busan ở Nampodong có Cây Điều ước, các buổi biểu diễn đường phố, hòa nhạc văn hóa hàng ngày, cũng như các cuộc thi chụp ảnh, quay video và hát mừng cho công chúng.

Trung Quốc

Dù không ngày lễ chính thức, ý tưởng tổ chức Giáng sinh đã xuất hiện ở Trung Quốc những thập kỷ gần đây, chủ yếu ở các đô thị lớn và khu vực nhiều cư dân nước ngoài, đặc biệt là Thượng Hải.

Văn hóa Giáng sinh ở các nước châu Á

Giáng sinh được tổ chức ở một số đô thị lớn tại Trung Quốc. Ảnh: iStock.

Giáng sinh “Tây hóa” chủ yếu được tổ chức tại Hong Kong, Macau và Đài Loan. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp lớn ở Trung Quốc đại lục cũng treo đèn và đồ trang trí lộng lẫy, cùng các quà tặng đặc biệt được bày bán, như những “quả táo Giáng sinh” được bọc trong giấy bóng kính nhiều màu.

Ở Trung Quốc, Santa được gọi là “Ông già Noel” (Old Man of Christmas), thường đi cùng hai yêu tinh nữ trong các buổi biểu diễn.

Điều thú vị là quốc gia này là nước xuất khẩu đồ trang trí Giáng sinh nhiều nhất thế giới.

Philippines

Đây là quốc gia Đông Nam Á tổ chức lễ Giáng sinh lớn nhất vì có nhiều người dân theo đạo Thiên chúa.

Văn hóa Giáng sinh ở các nước châu Á

Những chiếc đèn lồng hình ngôi sao là đồ trang trí Giáng sinh truyền thống tại Philippines.

Trên thực tế, đồ trang trí và những bài hát mừng bắt đầu xuất hiện từ tháng 9 và các lễ hội chính thức bắt đầu vào ngày 16/12, tiếp tục diễn ra cho đến Ngày Giáng sinh.

Những chiếc đèn lồng hình ngôi sao truyền thống làm bằng tre và giấy được gọi là “parols” có khắp mọi nơi, miêu tả Ngôi sao Bethlehem như một biểu tượng của hy vọng và thiện chí.

Các cuộc diễu hành và biểu diễn đường phố đáng kinh ngạc cũng là một hoạt động không thể thiếu trong dịp Giáng sinh ở các thành phố lớn của đảo quốc này.

Theo Zing

Đọc thêm

Nỗ lực trao truyền ví, giặm cho thế hệ trẻ

Nỗ lực trao truyền ví, giặm cho thế hệ trẻ

Giữa guồng quay của cuộc sống, có những lớp nghệ nhân ở Hà Tĩnh vẫn thầm lặng cống hiến, gìn giữ tinh hoa nghệ thuật truyền thống. Với họ, đó không chỉ là lòng nhiệt huyết, niềm đam mê mà còn là sứ mệnh giữ lửa, trao truyền các giá trị của di sản quê hương.
"Rệu rã" di tích gần 400 tuổi

"Rệu rã" di tích gần 400 tuổi

Chùa Tịnh Lâm (phường Hà Huy Tập, tỉnh Hà Tĩnh) được xây dựng từ thế kỷ thứ XVII, nay đã xuống cấp nghiêm trọng.
Ươm mầm dân ca ví, giặm

Ươm mầm dân ca ví, giặm

Phát huy vai trò là những hạt nhân trong bảo tồn, gìn giữ di sản, nhiều nghệ nhân trên địa bàn Hà Tĩnh đã tình nguyện tham gia, mở các lớp học miễn phí để truyền dạy dân ca cho các em học sinh.
Podcast bút ký: Làng thợ bạc Nam Trị

Podcast bút ký: Làng thợ bạc Nam Trị

Nâng chén trà miệng bít bạc của các nghệ nhân Nam Trị, tôi lâng lâng nghĩ về quá khứ, nghĩ đến tương lai của cái nghề vàng, nghề bạc. Cái nghề mà ông cha đã một thời đeo đuổi!
Podcast truyện ngắn: Chiếc xe đạp

Podcast truyện ngắn: Chiếc xe đạp

Mỗi người sinh ra đều có một hoàn cảnh riêng, không ai giống ai. Bởi vậy, hãy luôn cùng nhau cố gắng trong mọi hoàn cảnh, để mỗi ngày cảm nhận cuộc sống tươi đẹp hơn.
Podcast truyện ngắn: Lênh đênh đời thúng

Podcast truyện ngắn: Lênh đênh đời thúng

Một già, một trẻ, nương tựa vào nhau mà sống. Bên nhau qua từng mùa biển động. Ngoại không còn đủ sức để vươn ra xa bờ, chỉ còn trông cậy vào chiếc thúng chòng chành...
Podcast tản văn: Rộn ràng tiếng vỗ cánh chim non

Podcast tản văn: Rộn ràng tiếng vỗ cánh chim non

Mùa hè mang theo bao điều kỳ diệu trong khu vườn nhỏ của tuổi thơ. Nếu quan sát kỹ ta sẽ thấy sự biến chuyển của muôn loài, và sẽ thấy khu vườn tuổi thơ không chỉ có cây xanh và hoa trái, mà còn là nơi chắp cánh cho những ước mơ đầu đời được bay xa.
Đưa dân ca ví, giặm “chạm” đến thế hệ Alpha

Đưa dân ca ví, giặm “chạm” đến thế hệ Alpha

Không còn là những lời ru xưa vang vọng trong ký ức, những lớp học dân ca của CLB Dân ca ví, giặm trẻ Hà Tĩnh đã được “làm mới” và trở thành sân chơi sáng tạo, giúp các em nhỏ thêm tự tin, gắn kết và yêu văn hóa truyền thống.
Podcast truyện ngắn: Ngày em đẹp nhất

Podcast truyện ngắn: Ngày em đẹp nhất

Từ mái ấm cô nhi viện đến lễ đường nơi Xóm Cồn, hành trình của Tuấn và Duyên là minh chứng cho một tình yêu đủ sâu để vượt qua nghịch cảnh, dù chỉ trong khoảnh khắc cuối cùng...
Podcast: Nơi neo giữ mái ấm gia đình

Podcast: Nơi neo giữ mái ấm gia đình

Mỗi người đều có một nơi để trở về, một ký ức để gìn giữ. Và, với nhiều người, đó chính là hình ảnh ngôi nhà xưa với những yêu thương đong đầy trong từng khoảnh khắc đời thường.