Về làng chao hến bên bờ sông La

Về làng chao hến bên bờ sông La

(Baohatinh.vn) - Bên bờ sông La (Đức Thọ, Hà Tĩnh) có ngôi làng đặc biệt, hàng trăm năm nay gắn liền với... hến. Về đây, tiếng bước chân bì bõm đan xen với những câu tán gẫu, động viên nhau làm việc tạo nên không khí nhộn nhịp, vui tươi...

Về làng chao hến bên bờ sông La
Về làng chao hến bên bờ sông La

Bến Hến – địa danh hình thành từ rất lâu đời ở xã Trường Sơn, Đức Thọ như đã mặc nhiên nói đến sự gắn bó của con hến dòng nước sông La với người dân nơi đây. Đặc biệt hơn, ở đây còn có đền thờ ông tổ của nghề làm hến - đền Làng Cào.

Về làng chao hến bên bờ sông La

Qua giêng, khi tiết Nàng Bân còn chưa đến, người làng Bến Hến đã kéo nhau xuống sông, vượt cái lạnh, rét mướt để đi tìm con hến. Những người đàn ông lực lưỡng, vạm vỡ trong làng thức dậy từ sớm, giong thuyền vượt sông La lên đến hạ nguồn Ngàn Sâu tít tận xã Đức Liên, huyện Vũ Quang để cào hến.

Về làng chao hến bên bờ sông La

Ngày trước, hến sông La còn nhiều nên người dân không phải vất vả đi xa tìm. Nhưng, theo năm tháng, nguồn hến cạn dần nên việc đánh bắt khó khăn hơn. Để thuận lợi, nhiều phu hến chấp nhận để thuyền ở khu vực đánh bắt, rồi hằng ngày đi lại bằng xe máy vài ba chục cây số từ nhà ra “điểm hẹn”.

Về làng chao hến bên bờ sông La

Trên sông Ngàn Sâu, sau khi lũ qua đi để lại phù du tươi tốt là nguồn thức ăn tự nhiên giúp hến sinh sôi nảy nở. Phu hến mò bắt hến trưởng thành bằng cào răng tre hoặc cào sắt. Đó là dụng cụ có răng tre, vót nhỏ hơn chiếc đũa, đan hình cánh cung rẻ quạt và có đáy để giữ lại hến ở trong cào.

Về làng chao hến bên bờ sông La

Nếu tính trung bình một ngày, khi thời tiết thuận lợi và may mắn, mỗi phu hến có thể “săn” hàng tạ hến, đạt thu nhập 500 nghìn đồng; còn trung bình, mỗi ngày thu về khoảng 250 - 350 nghìn đồng. Bởi vậy, nghề làm hến bây giờ có thu nhập tương đối khá. Nhiều gia đình “sống khỏe”, nuôi con cái học hành thành tài cũng nhờ vào hến.

Về làng chao hến bên bờ sông La

Dù không quá vất vả như cánh đàn ông nhưng chị em phụ nữ ở thôn Bến Đền (xã Trường Sơn) cũng có mức thu nhập tương đối khá. Khi con hến về nhiều, có người thu về hơn 500 nghìn đồng, thậm chí cả triệu đồng/ngày từ hến thương phẩm. Dọc bờ sông La, mỗi gia đình dựng lên một cái lều nhỏ, trong đó chỉ có bếp và củi dùng để luộc hến. Cứ tờ mờ sáng hoặc chớm chiều, cả dãy lều lại nghi ngút khói, ấy là lúc bà con bắt đầu công đoạn luộc hến.

Về làng chao hến bên bờ sông La

Chị Đoàn Thị Hương bước sang tuổi 37 thì cũng có đến ngót nghét 30 năm tuổi nghề. “Cả làng này đều làm hến, chúng tôi biết chao, đãi từ nhỏ để phụ giúp ông bà, cha mẹ. Lớn lên, lấy chồng cùng thôn nên tôi tiếp tục gắn bó với nghề này” – chị Hương chia sẻ.

Về làng chao hến bên bờ sông La

Cũng theo chị Hương, việc luộc, chao hến không khó, cũng không có kỹ thuật gì phức tạp. Hến sau khi được đánh bắt phải ngâm nước để nhả bùn, nhặt sạch sạn, rác; sau đó rửa sạch và luộc sơ để nhả ruột.

Về làng chao hến bên bờ sông La

Khi luộc hến đòi hỏi lửa phải to để nước vừa sôi trong thời gian ngắn đủ để hến há miệng nhưng con không bị nhừ, nát. Cả ruột và vỏ hến đều chìm nhưng phần thịt nhẹ hơn vỏ, khi chao dưới nước, ruột sẽ nổi lên nên chỉ cần nhanh tay hất phần ruột hến sang rổ khác. Công việc cứ tiếp tục nhiều lần cho đến khi tách ruột và vỏ hến .

Về làng chao hến bên bờ sông La

Một người phụ nữ trong ngày có thể đãi 10 mớ hến (tương đương khoảng 1 tạ hến vỏ hoặc 1 yến hến thương phẩm). Giá hến hiện tại dao động từ 120 – 150 nghìn đồng/kg, ngoài ra, giá con dắt (giống con hến nhưng nhỏ hơn) khoảng 70 – 80 nghìn đồng/kg. Người đãi hến thường làm vào thời gian rạng sáng hoặc đầu buổi chiều.

Về làng chao hến bên bờ sông La

Không chỉ bán ruột hến, bây giờ, người dân còn bán được cả vỏ hến để làm thức ăn chăn nuôi, làm vôi và bán cả than củi sau khi luộc hến. Theo người dân, việc bán những phụ phẩm này không chỉ mang ý nghĩa kinh tế mà còn giúp giải quyết các vấn đề ô nhiễm môi trường.

Về làng chao hến bên bờ sông La

Vừa đều tay chao hến, chị Duyên vừa nói, hôm nay khách đặt trước hơn 3 yến hến nhưng chỉ được khoảng 1/3. Hến chúng tôi giờ đã trở thành đặc sản nhưng lại ngày càng hiếm nên không lo về đầu ra. Làm được chừng nào khách lấy hết chừng đó. Hến Đức Thọ được nhiều người khắp nơi biết đến, khách hàng không chỉ ở Hà Tĩnh mà còn cả những tỉnh khác, đặc biệt là Nghệ An.

Về làng chao hến bên bờ sông La

Phần lớn hến được tiêu thụ tại chợ Hôm (thị trấn Đức Thọ), mỗi ngày phải có đến hàng chục người buôn bán hến ở đây. Chị Xuyên – một tiểu thương cho hay, buổi sáng sẽ có đông người bán hơn buổi chiều. Trung bình mỗi ngày, tôi bán được từ 20 – 30 kg hến ruột. Ngày nhiều thì khoảng 50 kg. Hến hiếm có phiên ế chợ. Thu nhập hằng ngày cũng được khoảng vài trăm nghìn đồng.

Về làng chao hến bên bờ sông La

Hến có thể làm nhiều món như canh hẹ, canh rau vặt, canh mít, xào giá đỗ… Hến ở đây đặc biệt vì vị ngọt, mát. Khách hàng còn đặc biệt ưa chuộng vì hến là thực phẩm sạch, được làm thủ công hoàn toàn và sống trong môi trường tự nhiên. Nếu ngày xưa hến là món ăn dân dã của bà con nông dân thì giờ đã được nâng tầm lên đặc sản, vào hẳn khách sạn, nhà hàng sang trọng – bà Đoàn Thị Hồng (58 tuổi, ở thôn Bến Hến) chia sẻ.

Về làng chao hến bên bờ sông La

Là một trong những cao niên còn theo nghề, bà Hồng canh cánh, lo nhất là thiếu nguyên liệu, thực tế là nguồn hến đang dần cạn kiệt. Thứ nữa, điều mong mỏi lớn nhất của người làng Bến Hến là sản phẩm có được tên tuổi, thương hiệu. Có vậy mới nâng tầm sản phẩm lên được.

“Còn một điều nữa, tôi không biết nên lo hay nên mừng, bây giờ theo nghề hến phần đa là người đã luống tuổi. Thanh niên trong thôn chỉ học nghề cho biết thôi. Tôi vui vì các cháu được học hành, đi ra sẽ kiếm được việc làm ổn định, có thu nhập khấm khá hơn và cống hiến nhiều hơn cho xã hội. Nghĩ vậy, nhưng chúng tôi cũng lo không có thế hệ nối nghiệp, làng nghề hàng trăm năm có ngày mai một hay không?” - bà Hồng chia sẻ.

Về làng chao hến bên bờ sông La
Về làng chao hến bên bờ sông La

Phó Chủ tịch UBND xã Trường Sơn Phan Tuấn Anh cho biết, nghề làm hến ở địa phương đã giúp người dân giải quyết việc làm, nâng cao đời sống, nhiều hộ đã giàu lên. Hiện còn khoảng 80 hộ dân trên địa bàn đang bám nghề. Dù là nghề truyền thống lâu đời nhưng có những năm “mất mùa”, hến nguyên liệu rất ít. Hến cũng không có quanh năm mà chỉ tập trung chủ yếu vào mùa xuân và mùa hè. Do đó, chính quyền tuy đã tính đến việc hỗ trợ xây dựng sản phẩm OCOP, thương hiệu riêng nhưng lại gặp khó khăn.

Chủ đề Du lịch Hà Tĩnh

Đọc thêm

Mực nhảy Vũng Áng hút khách vào dịp lễ

Mực nhảy Vũng Áng hút khách vào dịp lễ

Dịp nghỉ lễ, du khách từ nhiều tỉnh thành trong cả nước đã lựa chọn khu ẩm thực mực nhảy Vũng Áng (xã Kỳ Lợi, TX Kỳ Anh) là điểm đến khi ghé thăm Hà Tĩnh.
Mực nhảy Vũng Áng giòn và ngon tuyệt

Mực nhảy Vũng Áng giòn và ngon tuyệt

Đến Hà Tĩnh, dường như du khách đều muốn một lần được thưởng thức đặc sản Mực nhảy Vũng Áng (Kỳ Lợi, TX Kỳ Anh) bởi độ giòn, hương vị đượm đà riêng có của nó.
Đượm đà mực Hà Tĩnh

Đượm đà mực Hà Tĩnh

Về với biển Hà Tĩnh, ngoài việc thưởng thức các món ăn đặc sắc được chế biến từ mực, du khách còn có những trải nghiệm cùng các tour câu mực ở một số điểm du lịch.
Chả cá lá trơng ven sông Lam, ăn một lần nhớ mãi

Chả cá lá trơng ven sông Lam, ăn một lần nhớ mãi

Vị ngọt, béo của cá sông Lam kết hợp với vị cay và mùi thơm đặc trưng của lá trơng do anh Võ Công Niên (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) chế biến đã tạo nên hương vị rất hấp dẫn, khó quên cho những ai đã một lần thưởng thức.
Bánh mướt tráng tay Hà Tĩnh - ăn là nhớ

Bánh mướt tráng tay Hà Tĩnh - ăn là nhớ

Hơn 30 năm qua, hàng bánh mướt tráng tay trên bếp củi của bà Phạm Thị Hạnh (hay còn gọi là bà Hạnh Sim, phường Bắc Hà, TP Hà Tĩnh) vẫn luôn quyến rũ thực khách bởi bánh mướt dẻo, thơm, mềm mượt, quấn bên ngoài chiếc ram nóng hổi giòn rụm.
Cao điểm trả đơn bánh chưng làng Khoóng

Cao điểm trả đơn bánh chưng làng Khoóng

Thời điểm này, các hộ gia đình ở làng Khoóng (tổ dân phố Hùng Dũng, thị trấn Đức Thọ, Hà Tĩnh) đang tất bật gói hàng nghìn chiếc bánh chưng để phục vụ thị trường dịp tết Nguyên đán.
Cận cảnh loài cà cuống được nuôi ở vùng đất Hà Tĩnh

Cận cảnh loài cà cuống được nuôi ở vùng đất Hà Tĩnh

Tưởng chừng, loài cà cuống là đặc sản các vùng quê trước đây đã biến mất. Thế nhưng, giờ đây cà cuống đã được người dân xã Mai Phụ, huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) nuôi thành công, cứu vãn loài côn trùng này và món ăn đặc sản nức tiếng từ thời xa xưa.
Bánh đùm, bánh đúc - thơm dẻo món quê Hà Tĩnh

Bánh đùm, bánh đúc - thơm dẻo món quê Hà Tĩnh

Bánh đùm, bánh đúc là món bánh dân dã được truyền lại từ nhiều thế hệ trên quê hương Đại thi hào Nguyễn Du (thị trấn Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh). Sự cầu kỳ, khéo léo, tinh tế của người làm bánh khiến những người đi xa luôn nhớ về hương vị quê nhà.
Thơm “nức mũi” món cá lóc nướng lá sim ở vùng núi Hà Tĩnh

Thơm “nức mũi” món cá lóc nướng lá sim ở vùng núi Hà Tĩnh

Dù chỉ là món ăn dân dã nhưng cá lóc nướng ở Hương Khê (Hà Tĩnh) lại khiến nhiều người mê bởi sự đặc trưng từ nguyên liệu, cách chế biến. Vị ngọt của cá hòa quyện cùng hương thơm của các loại rau rừng khiến món ăn này trở nên nổi tiếng trong hàng chục năm qua.
Về “thủ phủ” trám đen ở Hà Tĩnh

Về “thủ phủ” trám đen ở Hà Tĩnh

Gần 200 hộ dân sở hữu hơn 550 gốc, xã Sơn Ninh (Hương Sơn, Hà Tĩnh) được coi là “thủ phủ” của trám đen. Thời điểm này, người dân đang vào mùa thu hoạch nên không khí luôn rộn ràng.
Hấp dẫn món giò lụa ngũ sắc chuẩn OCOP 3 sao

Hấp dẫn món giò lụa ngũ sắc chuẩn OCOP 3 sao

Xây dựng giò lụa ngũ sắc Cao Thủy đạt chuẩn OCOP 3 sao, vợ chồng anh Trương Xuân Cao - Nguyễn Thị Thủy (thôn Bình Lý, xã Thạch Bình, TP Hà Tĩnh) tự tin hơn trên hành trình đưa sản phẩm ra “biển lớn”.
Thơm ngon gà ủ muối “Made in Hà Tĩnh”

Thơm ngon gà ủ muối “Made in Hà Tĩnh”

Sự độc đáo, thơm ngon từ món gà ủ muối của Công ty CP Xây dựng và Dịch vụ thương mại Sông La (tổ dân phố 8, thị trấn Đức Thọ, Hà Tĩnh) đã giúp sản phẩm được công nhận OCOP 3 sao, mở ra nhiều cơ hội phát triển thị trường.
Khoai xéo Hà Tĩnh - Đi xa lại muốn tìm về

Khoai xéo Hà Tĩnh - Đi xa lại muốn tìm về

Khoai xéo - món ăn được chế biến dân dã từ khoai khô, đậu, lạc... đã trở thành món ngon quen thuộc với người dân Hà Tĩnh, khiến những người con bao năm xa quê muốn tìm về để lưu giữ chút hương vị của tuổi thơ.
Theo chân ngư dân mang mực nhảy Vũng Áng vào bờ

Theo chân ngư dân mang mực nhảy Vũng Áng vào bờ

Mực nhảy Vũng Áng (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) ngon nức tiếng nhờ hương vị đậm đà khác biệt. Để giữ được vị ngon, ngọt, giòn của những chú mực nhảy, người dân ở đây đã phải rất kỳ công.