Việt Nam tự chế tạo thép sản xuất vũ khí

Để chủ động trong sản xuất vũ khí hiện đại để bảo vệ đất nước, nền công nghiệp quốc phòng Việt Nam đã làm chủ công nghệ chế tạo thép chuyên dụng.

viet nam tu che tao thep san xuat vu khi

Nòng súng do Việt Nam sản xuất.

Hiện tại, nền công nghiệp quốc phòng (CNQP) Việt Nam đã nghiên cứu, thiết kế và chế tạo nhiều loại vũ khí. Tuy vậy, vật liệu để chế tạo vũ khí phần lớn phải nhập khẩu từ nước ngoài.

Việc nhập khẩu phôi thép cho việc chế tạo các loại vũ khí và trang bị quân sự không phải lúc nào cũng đáp ứng yêu cầu và đảm bảo chất lượng nghiệm ngặt cùng với khả năng kinh phí cho phép.

Đặc biệt, chủng loại nhiều nhưng số lượng mỗi loại lại không nhiều và trong những trường hợp khách quan, còn ảnh hưởng tình hình chính trị các nước. Do đó, cần phải nghiên cứu và chế tạo vật liệu thép đặc biệt dùng cho quốc phòng.

Đề tài công nghệ chế tạo thép làm nòng súng tiểu liên AKM và súng đại liên PKMS thuộc Chương trình KCNQ-06 đã góp phần thực hiện nhiệm vụ chủ động chế tạo thép đặc biệt dùng cho chế tạo vũ khí nói chung và chế tạo súng bộ binh nói riêng.

Thượng tá Cao Anh Dũng, Quản đốc Phân xưởng A5, Nhà máy Z127 cho biết: "Yêu cầu của nòng súng đòi hỏi rất cao do điều kiện hoạt động khắc nghiệt khi bắn phải chịu áp suất, nhiệt độ, cùng với độ mài mòn và độ xoáy rất lớn.

Vì vậy, khi thực hiện chương trình chế tạo thép, chúng tôi phải tìm hiểu, nghiên cứu và thực hiện nhiều biện pháp kỹ thuật tiên tiến giám sát nghiêm ngặt để tạo ra sản phẩm đảm bảo yêu cầu về kỹ thuật".

Đối với súng tiểu liên AKM, súng đại liên PKMS, nòng súng là bộ phần hợp thành và là bộ phận chính của súng. Nòng súng có tác dụng chính là nơi thực hiện quá trình cháy và sinh công của thuốc phóng. Tạo cho đầu đạn chuyển động lúc rời miệng nòng, định hướng cho đầu đạn chuyển động đến mục tiêu, tạo tốc độ quay quanh trục dọc cần thiết cho đầu đạn ổn định bay trên quỹ đạo.

Khi bắn, nòng súng phải làm việc trong điều kiện rất khắc nghiệt, áp suất khí thuốc rất lớn từ 4.000 đến 4.300kg/cm2. Ở nhiệt độ cao từ 2.500 đến 3.000 độ C. đầu đạn khi chuyển động làm sói mòn cơ học và ăn mòn hóa học.

Các lực tác dụng khi bắn và các lực ngẫu nhiên trong quá trình sử dụng. Do vậy, các yêu cầu chính đặt ra đối với nòng súng là phải có độ bền cao, không bị vỡ trong quá trình bắn. Đặc biệt phải có độ cứng cần thiết… và phải có giá thành hợp lý.

Do điều kiện làm việc của nòng súng khắc nghiệt nên việc chọn vật liệu làm nòng súng là nhiệm vụ phức tạp, cần phải có phân tích toàn diện tham số của khẩu súng.

Với mục tiêu của đề tài làm chủ công nghệ chế tạo thép hợp kim để chế tạo nòng súng tiểu liên AKM và nòng súng đại liên PKMS. Đề tài đã kết hợp giữa nghiên cứu các tài liệu giữa trong và ngoài nước về các loại thép hợp kim làm nòng súng. Với kết quả khảo sát dây chuyền công nghệ của các nhà máy và khảo sát mẫu chế tạo vật liệu nòng súng AKM và tiểu liên PKMS.

Từ đó, xây dựng bộ tài liệu kỹ thuật phôi nòng, xây dựng công nghệ chế tạo phôi, các tài liệu công nghệ, chế thử sản phẩm, kiểm tra thử nghiệm đánh giá sản phẩm. Trong đó, vật tư chính sử dụng đều thông dụng phổ biến ở trong nước như thép để nấu luyện là thép các bon không hợp kim…

Để tạo ra sản phẩm cuối cùng, đề tài đã được thực hiện với sự phối hợp của nhiều đơn vị như Viện Công nghệ, Nhà máy Z111 thuộc Tổng cực công nghiệp Bộ Quốc phòng, Xí nghiệp Z45 thuộc Tổng cục Kỹ thuật. Trong đó, các thiết bị sử dụng trong chế tạo sản phẩm đều được thực hiện tại đơn vị chủ trì là Nhà máy Z127.

Qua khảo sát phân tích và thử nghiệm, sản phẩm phôi nòng súng đều đạt yêu cầu về hình dạng, kích thước, thành phần hóa học, cơ tính phôi sau nhiệt luyện. Nòng súng AKM, tiểu liên PKMS qua kiểm tra tĩnh và bắn thử nghiệm nòng súng đều đạt yêu cầu đề ra.

Theo Đan Nguyên/Báo Đất việt

Đọc thêm

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh “Hai Mạnh” – Đại tướng Chu Huy Mân là nhớ về những kỷ niệm mãi ấm lòng trong những năm tháng được sống gần ông.
Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Ngày 22/12/1972, Đại đội 1, Tiểu đoàn 48 bộ đội địa phương Hà Tĩnh đã táo bạo tấn công vào sân bay Pha Hom (sân bay dã chiến) thuộc vùng núi phía bắc huyện Mường Mày, tỉnh Bolikhămxay (Lào) và giành thắng lợi vang dội. Là Chính trị viên phó đại đội trực tiếp tham gia chiến đấu, tôi ghi lại chiến công này nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.