Vương miện đính gần 3.000 viên kim cương của Nữ hoàng Anh

Vương miện Nhà nước Hoàng gia Anh, được đặt trên linh cữu Nữ hoàng Elizabeth II, được coi là một báu vật với 2.868 viên kim cương và nhiều đá quý.

Linh cữu Nữ hoàng Anh Elizabeth II ngày 14/9 được rước từ Điện Buckingham đến quàn tại Đại sảnh Westminster, London trong bốn ngày để người dân đến viếng.

Phủ bên trên linh cữu của Nữ hoàng là lá cờ quân vương, tiếp đó là Vương miện Nhà nước Hoàng gia Anh, đặt trên một chiếc gối nhung tím, bên cạnh một vòng hoa trắng.

Nữ hoàng đã đội chiếc vương miện này trong lễ đăng quang năm 1953 và các lễ khai mạc quốc hội thường niên. Cha bà là Vua George VI cũng từng đội nó khi lên ngôi năm 1937.

Hoàng gia Anh cũng có một vương miện khác tên là St Edward, được chế tác bằng vàng ròng năm 1661 để phục vụ lễ đăng quang của Vua Charles II. Nó chỉ được Vua Charles II đội trong lúc lên ngôi và được cho là quá nặng, bởi có trọng lượng lên tới 2 kg.

Vương miện đính gần 3.000 viên kim cương của Nữ hoàng Anh

Nữ hoàng Elizabeth II ngồi cạnh vương viện St Edward bằng vàng ròng nặng 2 kg trong cuộc phỏng vấn năm 2018. Ảnh: BBC.

Vương miện Nhà nước Hoàng gia Anh mà Nữ hoàng Elizabeth II sử dụng nặng khoảng một kg. Nữ hoàng từng nói đùa rằng nó nặng đến nỗi “sẽ làm gãy cổ nếu người đội cúi xuống”. “Khi đội nó, tôi không thể nhìn xuống để đọc diễn văn, mà phải giơ bài phát biểu lên cao”, bà từng nói.

Nữ hoàng đã ngừng đội vương miện này trong các lễ khai mạc quốc hội từ những năm 1990. Kể từ đó, nó được đặt trên một tấm đệm nhung mỗi lần xuất hiện cùng Nữ hoàng, sau đó được lưu giữ cùng nhiều trang sức giá trị khác ở Tháp London

Báu vật này đính tổng cộng 2.868 viên kim cương, 269 viên ngọc trai, 17 viên ngọc bích và 11 viên ngọc lục bảo, trong đó có những viên đá nổi tiếng nhất của hoàng gia, như viên hồng ngọc Black Prince, viên ngọc bích St Edward và viên kim cương Cullinan II.

Cullinan II là viên kim cương chính ở mặt trước vương miện, được cắt từ viên kim cương lớn nhất từng được phát hiện ở Nam Phi năm 1905.

Trong khi đó, hồng ngọc Black Prince và ngọc bích St Edward được cho là hai viên ngọc quý giá nhất trên vương miện. Chúng từng được hoàng gia Anh gỡ ra và giấu trong hộp bánh quy, chôn dưới đất để tránh lọt vào tay phát xít Đức trong Thế chiến II, theo lệnh Vua George.

Chiến dịch chôn giấu này được tiến hành hoàn toàn bí mật tại Lâu đài Windsor, ngay cả Nữ hoàng Elizabeth II, lúc đó mới là công chúa 14 tuổi, cũng không hay biết.

Quá trình cất giấu hai viên ngọc phải được hoàn thành ngay trong đêm. Những người thực hiện phải đào hố và che bằng vải dầu để máy bay Đức bay qua vào ban đêm không phát hiện dấu vết gì. Lối vào hầm chứa những viên ngọc được khóa trái lại, chỉ có thể tiếp cận thông qua một cửa sập.

Vương miện đính gần 3.000 viên kim cương của Nữ hoàng Anh

Vương miện Nhà nước Hoàng gia Anh đặt trên linh cữu Nữ hoàng Elizabeth II trong lễ rước tại London ngày 14/9. Ảnh: AFP.

Nữ hoàng chỉ được báo cáo về việc các viên ngọc được chôn giấu vào năm 1940, nhưng không biết chúng được cất trong hộp bánh quy hay vị trí chôn. Bà cũng không biết toàn bộ về chiến dịch này cho đến khi BBC thực hiện một bộ phim tài liệu về lễ đăng quang của bà.

Nữ hoàng Elizabeth II cho hay do bà và vua cha có cùng một cỡ đầu, nên bà không gặp vấn đề gì khi đội Vương miện Nhà nước Hoàng gia. “Ngay khi đội vào, nó sẽ ở nguyên vị trên đầu, do sức nặng của chính nó”, bà nói trong cuộc phỏng vấn năm 2018.

Bà thừa nhận có nhiều bất tiện khi đội vương miện này, nhưng nhấn mạnh “nó là vật rất quan trọng” với hoàng gia Anh.

Vương miện Nhà nước Hoàng gia sẽ được đặt trên linh cữu Nữ hoàng Elizabeth II cho đến khi lễ an táng bà diễn ra tại hầm mộ ở Nhà nguyện St George. Trước khi quan tài được hạ xuống hầm mộ, người phụ trách bảo quản vương miện hoàng gia sẽ thu hồi báu vật này và mang trở lại Tháp London.

Theo Đức Trung (VNE)

Đọc thêm

Podcast: Truyện ngắn - Tiếng còi tàu đêm

Podcast: Truyện ngắn - Tiếng còi tàu đêm

Trong những năm tháng chiến tranh, với nhiều mất mát hi sinh những người vợ, người mẹ vẫn chịu đựng trong âm thầm lặng lẽ. Họ là nguồn động viên tinh thần to lớn cho những người lính nơi tiền tuyến.
Podcast tản văn: Nắng xiên khoai

Podcast tản văn: Nắng xiên khoai

Khoai lang không chỉ là món ăn mà là đặc trưng quê hương, gợi nhớ sự tảo tần của mẹ, tình cha, và tuổi thơ lấp lánh không thể quên.
Podcast truyện ngắn: Rừng và em

Podcast truyện ngắn: Rừng và em

Giữa núi rừng bạt ngàn, niềm tin và tình người ấm áp lấp lánh hơn nắng. Đây là câu chuyện thắp sáng ước mơ nơi bản làng, nơi khát vọng vươn lên luôn cháy bỏng.
Podcast truyện ngắn: Nhật ký của một hạt mưa

Podcast truyện ngắn: Nhật ký của một hạt mưa

“Nhật ký của một hạt mưa” của tác giả Anh Đức kể về một thế giới đầy màu sắc qua góc nhìn nhân hóa của hạt mưa với những thông điệp sâu sắc về cuộc sống, tình bạn và sự sẻ chia.
Nỗ lực trao truyền ví, giặm cho thế hệ trẻ

Nỗ lực trao truyền ví, giặm cho thế hệ trẻ

Giữa guồng quay của cuộc sống, có những lớp nghệ nhân ở Hà Tĩnh vẫn thầm lặng cống hiến, gìn giữ tinh hoa nghệ thuật truyền thống. Với họ, đó không chỉ là lòng nhiệt huyết, niềm đam mê mà còn là sứ mệnh giữ lửa, trao truyền các giá trị của di sản quê hương.
"Rệu rã" di tích gần 400 tuổi

"Rệu rã" di tích gần 400 tuổi

Chùa Tịnh Lâm (phường Hà Huy Tập, tỉnh Hà Tĩnh) được xây dựng từ thế kỷ thứ XVII, nay đã xuống cấp nghiêm trọng.
Ươm mầm dân ca ví, giặm

Ươm mầm dân ca ví, giặm

Phát huy vai trò là những hạt nhân trong bảo tồn, gìn giữ di sản, nhiều nghệ nhân trên địa bàn Hà Tĩnh đã tình nguyện tham gia, mở các lớp học miễn phí để truyền dạy dân ca cho các em học sinh.
Podcast bút ký: Làng thợ bạc Nam Trị

Podcast bút ký: Làng thợ bạc Nam Trị

Nâng chén trà miệng bít bạc của các nghệ nhân Nam Trị, tôi lâng lâng nghĩ về quá khứ, nghĩ đến tương lai của cái nghề vàng, nghề bạc. Cái nghề mà ông cha đã một thời đeo đuổi!
Podcast truyện ngắn: Chiếc xe đạp

Podcast truyện ngắn: Chiếc xe đạp

Mỗi người sinh ra đều có một hoàn cảnh riêng, không ai giống ai. Bởi vậy, hãy luôn cùng nhau cố gắng trong mọi hoàn cảnh, để mỗi ngày cảm nhận cuộc sống tươi đẹp hơn.