Tai nạn thương tích trẻ em - Nguyên nhân cũ, nỗi đau mới

Tai nạn thương tích đối với trẻ em ở Hà Tĩnh đang có xu hướng ngày càng gia tăng. Đó cũng là nguyên nhân chính dẫn đến tử vong ở lứa tuổi trẻ em, trong đó, trẻ em bị đuối nước (chết đuối) chiếm tỷ lệ khá cao và xảy ra ở địa phương trong tỉnh.

Những cái chết thương tâm!

Trong thời gian qua, ở nhiều địa phương đã xảy ra một số vụ tai nạn trẻ em ở trên sông hồ, biển, khe suối… liên quan đến nước. Các em ra đi khi tuổi đời con quá nhỏ, làm cho nhiều người thân, cha mẹ, gia đình các cháu đắng lòng… Chúng tôi xin liệt kê một số vụ tai nạn thương tâm trong thời gian vừa qua.

Rất nhiều trẻ em bơi lội nhưng không biết...

Rất nhiều trẻ em bơi lội nhưng không biết...

Vào ngày 5-9-2011, em Lê Thị Hải Y (sinh năm 1998) ở thôn 1 xã Xuân Lam (Nghi Xuân), đi chăn trâu, do bất cẩn sẩy chân xuống đường dẫn nước của trạm bơm nên tử vong. Vào sáng ngày 2-9-2011, một nhóm học sinh ở thị trấn Cẩm Xuyên đi xe đạp đến cầu sông Hội chơi và xem lễ hội đua thuyền. Đến 10h30, khi lễ hội đua thuyền kết thúc, người dân phát hiện hai chiếc xe đạp, quần áo của các em vẫn nằm trên bờ sông Hội. Mọi người huy động lực lượng tìm kiếm, sang ngày hôm sau mới vớt được Bùi Việt P, Bùi Việt A, đều sinh năm 2001.

Ngoài ra, có những trường hợp không phải chết ở nơi sông suối, ao hồ mà xẩy ra ở tai nạn hi hữu như trường hợp, Trần ngọc H (sinh năm 2009) ở xã Cẩm Hà (Cẩm Xuyên) cũng do thiếu sự trông coi của người lớn nên em đã rơi xuống giếng.

Theo thống kê chưa đầy đủ, từ năm 2009-2011, toàn tỉnh có 84 em bị chết đuối, riêng năm 2011 có 40 trẻ em và từ đầu năm lại nay cũng đã xảy ra một số vụ làm 3 em bị chết. Qua tìm hiểu các vụ trẻ em bị chết đuối hầu như đều xảy ra vào dịp đầu hè, dịp nghỉ lễ, hay sau khi tổng kết năm học rồi rủ nhau đi chơi, thời tiết nắng nóng nên xuống các ao hồ, đập, biển để tắm. Do sơ suất bị sẩy chân, không biết bơi,.. nên bị chết đuối.

Cũng có một số trường hợp do hoàn chảnh khó khăn nên các em đã đi mò cua bắt ốc nên khi gặp nơi nước sâu, hay do bất cẩn nên đã dẫn đến tử vong. Khi tìm hiểu sự việc này, chúng tôi đã về một trường học từng có học sinh tổ chức đi chơi rồi tắm sông và bị tử vong. Một thầy giáo tâm sự: “Thực tế các em tổ chức liên hoan, đi chơi là không được sự cho phép của nhà trường. Rất khó để quản lý các em, bởi vì khi thầy cô không cho đi thì các em đã tự ý, hoặc trốn đi”.

Vào chiều chủ nhật (6/5), chúng tôi có dịp lên hồ Kẻ Gỗ, đoạn gần cống tròn, mặc dù đã được cảnh báo miệng cống có bán kính đến 300m, rất nguy hiểm nhưng vẫn có 5-7 em thi nhau bơi lội. Điều đó, mặc dù có sự cảnh báo nhưng các em vẫn chưa ý thức được sự nguy hiểm đang rình rập.

sự nguy hiểm đang rình rập!

sự nguy hiểm đang rình rập!

Nói về vấn đề này, lãnh đạo Sở LĐTB&XH Hà Tĩnh cho rằng, vào thời điểm cuối năm học thường thì các em đã học, thi xong chương trình nên có thời gian rỗi rãi, rũ nhau đi chơi, chia tay, tạo ra những kỹ niệm... Đây cũng là thời điểm nhà trường khó quản lý, địa phương cũng chưa tiếp nhận để quản lý, bảo vệ, chăm sóc các em mà gia đình thiếu sự quan tâm nữa sẽ dễ xảy ra các tai nạn khó lường trước được. Một nguyên nhân nữa là, tỉnh ta tỷ lệ số trẻ em sống trong các hộ gia đình nghèo còn cao. Nhiều em hàng ngày phải giúp đỡ gia đình bằng các việc chăn trâu, chăn bò, mò cua, bắt ốc, bắt hến...ở các vùng sông nước để kiếm thêm bát cơm, manh áo, kiếm thêm tiền mua sách vở, áo quần nhưng không có một phương tiện gì để phòng, tránh, nhiều em đã ra đi để lại nỗi xót thương cho cả gia đình và toàn xã hội

Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội…

Hà Tĩnh là địa phương luôn phải sống trong điều kiện thiên nhiên không thuân lợi, thường xảy ra các thiên tai như: bão, mưa lũ, hạn hán,... Bên cạnh đó, tỉnh có địa hình khá phức tạp, địa hình có độ dốc lớn, có đến 137 km đường bờ biển, nhiều ao hồ, sông suối nên tình trạng trẻ em bị đuối nước đang diễn ra khá phức tạp và ngày một tăng lên. Đuối nước ở trẻ em đã gây ra nhiều mất mát, tổn thương, ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý, tình cảm, ảnh hưởng đến sự phát triển KT-XH của gia đình, cộng đồng và toàn xã hội. Có thể khẳng định rằng, để xảy ra tình trạng trẻ em bị đuối nước trong thời gian qua do tỉnh ta do có địa bàn khá phức tạp, độ dốc lớn, sông suối nhiều, nhiều huyện nằm ven biển.

Bên cạnh đó là sự phối hợp giữa “Gia đình – Nhà trường và xã hội” chưa chặt chẽ, việc quản lý, bảo vệ trẻ em trong các dịp đầu hè, kỳ nghỉ, ngày lễ tết chưa tốt. Nhiều gia đình còn thiếu quản lý, quan tâm hoặc thiếu kiến thức về nuôi dạy con cái trong lúc bơi lội... Công tác truyền thông nhằm nâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi phòng trành đuối nước cho cộng đồng và toàn xã hội chưa được làm thường xuyên, còn mang tính cú nhát; nội dung tuyên truyền còn nghèo, hình thức tuyên truyền chưa phù hợp với người lớn nói chung và trẻ em nói riêng.

Trước thực trạng đó, cần phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức cộng đồng, gia đình và từng cá nhân trong công tác phòng chống tai nạn thương tích. Cần phải thường xuyên tổ chức mở các lớp tập huấn như: “Phòng chống thảm hoạ lấy trẻ em làm trung tâm”, xây dựng các mô hình như: “Cộng đồng an toàn cho trẻ em”, “Vì một môi trường an toàn cho trẻ em” nhằm đảm bảo an toàn cho trẻ em, hướng dẫn những hoạt động cụ thể như: Đậy kín giếng nước, chum, thùng đựng nước, có hàng rào ngăn cách ao, không để trẻ em tiếp xúc với môi trường nước không an toàn, phải có các biển báo, cảnh báo những nơi ao hồ, sông ngòi, vùng biển nguy hiểm.

“Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”, tất cả chúng ta hãy dành những gì tốt đẹp cho trẻ em hôm nay. Mà trước hết, chúng ta hay ngăn ngừa, cảnh báo những vấn đề nguy hiểm để cho trẻ em phòng tránh những tai nạn đáng tiếc xảy ra.

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast