Tổng quan về trận lũ lịch sử ở Hà Tĩnh

Tổng quan về trận lũ lịch sử ở Hà Tĩnh

Thông tin từ Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh, do ảnh hưởng của áp cao lạnh lục địa kết hợp với rìa Bắc dải hội tụ nhiệt đới nên toàn tỉnh có mưa, mưa vừa, mưa to đến mưa rất to, có nơi đặc biệt to.

Lượng mưa đo được tại các trạm thủy văn từ 7h ngày 15/10 đến 17h ngày 21/10/2020 tại TP Hà Tĩnh là 1.383,6 mm; Thạch Đồng 1.221,5 mm; Kỳ Anh 870 mm; Hoành Sơn 799,6mm; Hồ Kẻ Gỗ 1.260mm; Sông Rác 1.107mm.

Tổng quan về trận lũ lịch sử ở Hà Tĩnh

Đặc biệt đợt mưa này xuất hiện lượng mưa trong 24h lớn nhất từ trước đến nay tại thành phố Hà Tĩnh. Theo đó từ 12h ngày 18/10 đến 12h ngày 19/10 là 884 mm.

Ngoài ra lượng mưa đo được tại trạm đo mưa tự động xã Kỳ Thượng từ 19h ngày 15/10 đến 19h ngày 20/10 là 1.956 mm và lượng mưa ngày đo được từ 19h ngày 18/10 đến 19h ngày 19/10 là 809 mm.

Đỉnh lũ trên sông Ngàn Sâu tại Chu Lễ xuất hiện lúc 15h ngày 19/10 đạt 13,5m, dưới BĐIII 0,5m; tại Hòa Duyệt xuất hiện lúc 20h ngày 19/10 đạt 9,41m trên BĐII 0,41m; trên sông Ngàn Phố tại Sơn Diệm xuất hiện lúc 5h ngày 17/10 là 10,51m trên BĐI 0,51m; trên Sông La tại Linh Cảm 3,88m xuất hiện lúc 8h ngày 20/10 dưới BĐI 0,62m.

Tổng quan về trận lũ lịch sử ở Hà Tĩnh

Mưa lớn cực đoan đã gây ngập lụt nhiều địa phương, đặc biệt là huyện Cẩm Xuyên, Thạch Hà, TP Hà Tĩnh. Qua khảo sát cho thấy tại cầu Phủ (TP Hà Tĩnh) mực nước lũ đạt đỉnh lúc 22h ngày 19/10 là 4m, cao hơn mực nước lũ năm 2010 là 0,65m; tại cầu Kẻ Gỗ (xã Cẩm Mỹ, huyện Cẩm Xuyên) mực nước lũ cao hơn lũ năm 2010 là 0,7m.

Mưa lớn khiến lưu lượng nước đổ về các hồ đập tăng nhanh. Trước tình huống này, các hồ đập đã xả tràn điều tiết lũ.

Hồ Kẻ Gỗ bắt đầu xả tràn lúc 13h ngày 18/10/2020 với lưu lượng 30-50m3/s, đến 20h ngày 18/10 tăng lên 250m3/s và tới 9h ngày 19/10 tăng lên 1.050m3/s. Ngày 23/10, xả với lưu lượng 100 m3/s.

Tổng quan về trận lũ lịch sử ở Hà Tĩnh

Các hồ chứa thủy lợi khác có cửa van điều tiết đều xã tràn với lưu lượng bình quân từ 50 đến 150 m3/s. Riêng hồ Sông Rác xả tràn thời điểm cao nhất 400 m3/s lúc 16h30 ngày 19/10.

Thủy điện Hố Hô bắt đầu xả tràn từ 9h ngày 16/10/2020 với lưu lượng 161 m3/s. Thời điểm lớn nhất lúc 19h ngày 16/10/2020 với lưu lượng 911m3/s. Hiện nay, đang xả tràn với lưu lượng 56 m3/s. Thủy điện Hương Sơn bắt đầu xả tràn từ 13h ngày 18/10/2020 với lưu lượng 15 m3/s và hiện nay đã đóng tràn.

Mưa lớn dồn dập cùng với các hồ đập xả tràn điều tiết khiến nước lũ dâng nhanh gây ra tình trạng ngập lụt cho các địa phương, nhất là vùng hạ du các hồ đập lớn.

Tổng quan về trận lũ lịch sử ở Hà Tĩnh

Tổng quan về trận lũ lịch sử ở Hà Tĩnh

Chánh văn phòng BCH PCTT&TKCN tỉnh Ngô Đức Hợi cho hay: Thời điểm cao nhất có 118 xã, phường, thị trấn với 41.252 hộ/147.136 người của 11 huyện, thành phố bị ngập lụt.

Tổng quan về trận lũ lịch sử ở Hà Tĩnh

Theo đó, Cẩm Xuyên 19 xã, 13.339 hộ với 43.028 người; Thạch Hà 17 xã, 10.588 hộ với 42.352 người; TP Hà Tĩnh 15 xã, phường, 8.300 hộ với 29.050 người; Can Lộc 14 xã, 2.257 hộ với 11.285 người; Kỳ Anh 13 xã, 971 hộ với 3.048 người; TX Kỳ Anh 11 xã, phường 2.547 hộ với 8.746 người; Lộc Hà 11 xã, 3.430 hộ với 10.745 người.

Hương Khê 8 xã, 366 hộ với 1.171 người; Nghi Xuân 4 xã, 237 hộ dân với 793 người; Vũ Quang 3 xã, 310 hộ với 760 người; Đức Thọ 3 xã, 111 hộ với 310 người.

Phó Chủ tịch UBND huyện Cẩm Xuyên Phạm Hoàng Anh cho hay: Đây là một trận lũ lụt lịch sử với Cẩm Xuyên. Đỉnh lũ này cao hơn đỉnh lũ lịch sử năm 2010 là 0,7m. Ngoài lượng mưa dồn dập thì lượng nước lớn từ hồ Kẻ Gỗ xả tràn khiến nước lũ lên quá nhanh, gây ngập 150 thôn của 19 xã, thị trấn. Đặc biệt, 7 xã Cẩm Mỹ, Cẩm Duệ, Cẩm Thành, Cẩm Vịnh, Cẩm Thạch, Cẩm Quang, Cẩm Quan bị ngập sâu và cô lập hoàn toàn.

Tổng quan về trận lũ lịch sử ở Hà Tĩnh

Theo ông Phạm Hoàng Anh, mức ngập bình quân tại các xã vùng hạ du hồ Kẻ Gỗ là 2,2m, có điểm ngập lên tới 2,5m. Dù chính quyền địa phương và người dân đã chủ động sơ tán, kê gác tài sản trước khi lũ tới nhưng do nước lũ lên nhanh, lên cao hơn mức dự tính nên thiệt hại ước tính ban đầu hơn 1.100 tỷ đồng, lớn nhất từ trước tới nay.

Trước tình hình mưa lũ phức tạp, toàn tỉnh đã huy động nhiều tàu thuyền, ca-nô tổ chức sơ tán 18.771 hộ/59.268 người. Trong đó, Cẩm Xuyên 10.900 hộ với 32.700 người; Thạch Hà 3.573 hộ với 12.141 người; TP Hà Tĩnh 2.700 hộ với 9.450 người; Kỳ Anh 330 hộ với 1.094 người; Thị xã Kỳ Anh 830 hộ với 2704 người…

Tổng quan về trận lũ lịch sử ở Hà Tĩnh

Sở GD&ĐT Hà Tĩnh đã cho hơn 300.000 học sinh của 667 trường học trên toàn tỉnh được nghỉ học trong 2 ngày 19 – 20/10.

Dù đã chủ động ứng phó nhưng mưa lũ đã khiến 6 người tử vong. Theo đó, tại Hương Khê 1 người, Can Lộc 1 người, TP Hà Tĩnh 1 người, thị xã Kỳ Anh 1 người, Cẩm Xuyên 1 người và Thạch Hà 1 người.

Ngoài ra, 2.316,9 ha thủy sản cùng lúa, gạo, lương thực, thực phẩm dự trữ của người dân bị ngập úng, hư hỏng; 132,2ha lúa mùa, diện tích cây ăn quả và hoa màu bị ngập úng; nhiều công trình thủy lợi, đê kè, cầu đường cũng bị ngập, sạt lở, dẫn tới giao thông bị chia cắt nhiều ngày.

Tổng quan về trận lũ lịch sử ở Hà Tĩnh

“Năm nay tôi 86 tuổi rồi nhưng chưa khi nào chứng kiến trận lũ lụt nào mà nước lên nhanh, mạnh như trận lũ lần này. Nhà tôi và tất cả các nhà trong thôn đều ngập sâu trong biển nước. Tôi được người nhà sơ tán tới trường mầm non Cẩm Duệ để lánh nạn”, ông Đậu Đình Bình (SN 1934, thôn Quốc Tiến, xã Cẩm Duệ) chia sẻ.

Để hỗ trợ người dân và các địa phương khắc phục lũ lụt, Chính phủ hỗ trợ 1.000 tấn gạo, 4 bộ xuồng cao tốc các loại, 166 bè cứu sinh, 5.560 phao cứu sinh, 200 nhà bạt cứu sinh, 4 máy phát điện.

Tổng quan về trận lũ lịch sử ở Hà Tĩnh

UBND tỉnh cũng huy động 16.068 thùng mì tôm, 20.343 két nước uống, 20 tấn gạo, 600 thùng lương khô; 8 tấn Poly aluminium chloride; 500 kg Cloramine B để xử lý nước sạch cho nhân dân huyện Cẩm Xuyên, Thạch Hà, Lộc Hà, TP Hà Tĩnh, TX Kỳ Anh và huyện Kỳ Anh; 4.036 cán bộ chiến sỹ, 4.402 dân quân tự vệ, 141 tàu, xuồng các loại và 440 ô tô các loại, 84 phương tiện khác giúp sơ tán, cứu hộ, cứu trợ Nhân dân vùng lũ.

Tổng quan về trận lũ lịch sử ở Hà Tĩnh
Tổng quan về trận lũ lịch sử ở Hà Tĩnh

Các ngành, đoàn thể trong tỉnh như Ủy ban MTTQ tỉnh, Hội chữ thập đỏ, Tỉnh đoàn, Hội phụ nữ, Sở y tế… cũng đã cứu hộ, hỗ trợ tối đa nhu yếu phẩm, áo quần, chăn ấm, thuốc các loại cho các vùng bị ngập sâu.

Ngoài ra, còn rất nhiều đoàn thiện nguyện của các tổ chức cá nhân trên cả nước đã cứu trợ trực tiếp cho Nhân dân vùng ngập lũ.

Tổng quan về trận lũ lịch sử ở Hà Tĩnh

Người dân vùng lũ cùng các các cơ quan, trường học nhanh chóng khắc phục lũ lụt, sớm đưa cuộc sống trở lại bình thường

Trận lũ lịch sử này kéo dài đến 6 ngày, tính đến đầu sáng 23/10, toàn tỉnh vẫn còn 10 xã bị ngập, trong đó Cẩm Xuyên 7 xã (Cẩm Mỹ, Cẩm Duệ, Cẩm Thành, Cẩm Vịnh, Cẩm Thạch, Cẩm Quang, Cẩm Quan), với 972 hộ dân; Thạch Hà 2 xã (Tân Lâm Hương và Thạch Thắng), với 500 hộ dân; phường Đại Nài (TP Hà Tĩnh), với 600 hộ dân.

Tình trạng mất điện, tín hiệu viễn thông ở các vùng ngập lụt đang được các đơn vị nỗ lực khắc phục để giúp đỡ người dân sớm trở lại cuộc sống bình thường.

Tính đến chiều 23/10, Hà Tĩnh đã nhận được sự ủng hộ và đăng ký ủng hộ của hơn 370 tổ chức, cá nhân với 39,933 tỷ đồng gồm tiền và hàng hóa. Trong đó, thông qua Ban Cứu trợ tỉnh là 25,971 tỷ đồng của 68 tổ chức, cá nhân; bao gồm tiền là 24,642 tỷ đồng; giá trị hàng hóa là 1,329 tỷ đồng.

Ban cứu trợ cấp huyện, cấp xã tiếp nhận 13,962 tỷ đồng của hơn 300 tổ chức, cá nhân; bao gồm tiền là 4,318 tỷ đồng; giá trị hàng hóa là 9,644 tỷ đồng.

ảnh: pv - ctv

thiết kế: huy tùng

Chủ đề Chung tay khắc phục hậu quả lũ lụt

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast