Với tinh thần “Nhường cơm sẻ áo”, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang cùng đoàn công tác đã trao 500 triệu đồng ủng hộ đồng bào Hà Tĩnh bị thiệt hại do lũ lụt.
Các địa phương ở Hà Tĩnh đã sẵn sàng phương án di dời các hộ dân vùng thường xuyên bị ngập lụt, sạt lở đất ven sông, chân núi và hạ du các hồ chứa nước đến nơi an toàn.
Trước những diễn biến phức tạp của thời tiết, người dân xã Điền Mỹ (Hương Khê, Hà Tĩnh) đang gấp rút xây dựng những căn nhà chống lũ (hay còn gọi là nhà nổi hoặc nhà bè) để bảo vệ người và tài sản trong mùa mưa lũ.
Trong 2 ngày (11 - 12/11), Trung đoàn 841, Bộ CHQS tỉnh Hà Tĩnh đã huy động 50 cán bộ, chiến sĩ giúp đỡ bà con nhân dân xã Điền Mỹ (huyện Hương Khê) khắc phục hậu quả lũ lụt, tu sửa một số hạng mục trong xây dựng NTM.
Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các địa phương tổ chức thăm hỏi, động viên các gia đình có người bị chết; hỗ trợ, động viên gia đình bị thiệt hại; đặc biệt quan tâm đến các gia đình chính sách, già cả neo đơn.
Trong và sau khi lũ rút, lực lượng công an, quân sự các cấp, chính quyền địa phương và người dân vẫn đang tích cực tìm kiếm nạn nhân mất tích vào trưa ngày 30/10 trên địa bàn xã Hà Linh, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh).
Theo Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh, lũ trên sông Ngàn Sâu (chảy theo hướng Bắc qua các huyện Hương Khê, Vũ Quang, Đức Thọ và Hương Sơn) đang tiếp tục xuống.
Mưa lớn diễn ra tại Hà Tĩnh gây ra những hiện tượng nguy hiểm như ngập sâu, sạt lở... Để tránh những thiệt hại đáng tiếc xảy ra, người dân cần tuân thủ những chỉ dẫn dưới đây để giữ an toàn tính mạng trong mùa mưa lũ.
Sẻ chia đau thương với 2 gia đình có người thân bị thiệt mạng và mất tích do mưa lũ tại xã Hà Linh, huyện Hương Khê, nhiều tổ chức, cá nhân trong và ngoài địa bàn Hà Tĩnh đã ủng hộ số tiền hơn 100 triệu đồng.
Giám đốc Đài Khí tượng Thủy văn Hà Tĩnh Trần Đức Bá lý giải xung quanh việc ngập lụt, thiệt hại nặng ở huyện Hương Khê những ngày qua so với các đợt trước.
Dù mưa đã ngớt nhưng do nước trên các sông rút chậm khiến nhiều hộ dân tại các địa phương ở Hà Tĩnh như Hương Khê, Can Lộc, Vũ Quang đang bị ảnh hưởng bởi ngập lụt.
Mưa lũ phức tạp ở Hà Tĩnh đã khiến 2 người tử vong, 1 người mất tích. Mưa lớn kéo dài cũng khiến tình trạng sạt lở trên địa bàn tỉnh diễn biến phức tạp, khó lường.
Mưa lớn dồn dập trong thời gian ngắn đã gây ra tình trạng ngập lụt, sạt lở nghiêm trọng tại nhiều địa phương ở Hà Tĩnh. Tình hình mưa lũ phức tạp khiến 1 người tử vong, 1 người mất tích, 1 học sinh bị thương.
Trước ảnh hưởng mưa lớn kéo dài, để đảm bảo an toàn cho công trình và vùng hạ du, hồ Sông Rác (Hà Tĩnh) sẽ được xả tràn từ 8h ngày 15/10 với lưu lượng dự kiến 10 - 20 m3/giây.
Trước một số thiệt hại do mưa lớn gây ra, các địa phương ở Hà Tĩnh đã tập trung ứng phó, nhanh chóng khắc phục, đảm bảo an toàn về tài sản, tính mạng cho người dân.
Trước dự báo có mưa lớn kéo dài trong khi nhiều khu vực đồi núi đã “no" nước, các địa phương ở Hà Tĩnh đã sẵn sàng sơ tán người dân ra khỏi vùng nguy hiểm.
Mưa lớn vừa qua ở Hà Tĩnh đã khiến một số địa bàn ngập úng, sạt lở, ảnh hưởng cuộc sống người dân. Các địa phương, đơn vị đang tập trung triển khai các biện pháp khắc phục hậu quả.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Châu yêu cầu các địa phương, đơn vị chủ động xây dựng kế hoạch, phương án ứng phó với thiên tai và bảo vệ các vị trí trọng yếu tuyến đê La Giang.
Chủ tịch UBND tỉnh - Trưởng ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh Hà Tĩnh đề nghị các sở, ngành, địa phương, đơn vị tổ chức rà soát các phương án, kịch bản và sẵn sàng lực lượng, phương tiện, vật tư dự trữ thiết yếu theo phương châm “4 tại chỗ” để triển khai ứng phó có hiệu quả với các tình huống thiên tai phức tạp có thể xảy ra
Trong thời điểm nước lũ lên nhanh, nhiều nơi ở thôn Tiền Phong, xã Quang Vĩnh (Đức Thọ, Hà Tĩnh) bị ngập sâu hơn 1m, gây nguy hiểm đến tính mạng cho bà con, lúc này nhà văn hóa cộng đồng kết hợp tránh trú bão lũ của thôn đã trở thành “phao cứu sinh” cho người dân.
Trước tình hình ngập lụt vẫn diễn biến phức tạp, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Trọng Hải yêu cầu các địa phương triển khai đồng bộ các giải pháp, cung cấp đầy đủ nhu yếu phẩm, đảm bảo đời sống cho Nhân dân vùng ảnh hưởng.
Mặc dù mưa đã giảm hơn so với ngày hôm qua, song do mực nước các sông xuống chậm nên nhiều địa phương thuộc vùng trũng ở huyện Hương Sơn và Nghi Xuân (Hà Tĩnh) vẫn ngập sâu trong biển nước.
Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh tiếp tục cảnh báo nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi, ngập lụt vùng ven sông, vùng trũng thấp, khu đô thị.
Trước diễn biến phức tạp của mưa lũ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Đặng Ngọc Sơn yêu cầu các địa phương cần tiếp tục theo dõi diễn biến thời tiết, tránh bị động trước các tình huống bất ngờ có thể xảy ra, không cho người dân qua lại tại các tuyến đường bị ngập, ngăn chặn tình trạng người dân đánh bắt cá, vớt củi tại các khu vực ngập sâu...