Hà Tĩnh chủ động xả tràn nhiều hồ chứa trước dự báo mưa lớn

(Baohatinh.vn) - Để đảm bảo an toàn cho công trình và vùng hạ du trước dự báo có mưa lớn kéo dài, nhiều hồ chứa ở Hà Tĩnh đã được xả tràn điều tiết nước.

Hà Tĩnh chủ động xả tràn nhiều hồ chứa trước dự báo mưa lớn

Hồ Bộc Nguyên xả tràn điều tiết nước từ 8h ngày 10/10 với lưu lượng 10 – 50m3/giây.

Giám đốc Công ty TNHH MTV Thủy lợi Nam Hà Tĩnh Trần Mạnh Cường cho hay: Do ảnh hưởng của rìa Nam lưỡi áp cao lục địa tăng cường xuống phía Nam, trong những ngày qua, khu vực Hà Tĩnh có mưa vừa đến mưa to, có nơi mưa rất to. Lượng mưa đo được tại lưu vực hồ Bộc Nguyên từ 17h ngày 7/10 tới 7h ngày 9/10 là 250mm.

Mực nước hồ Bộc Nguyên lúc 7h ngày 9/10 ở cao trình 18,44m, tương đương dung tích 18,28 triệu m3.

Theo dự báo, từ ngày 10/10, Hà Tĩnh sẽ chịu ảnh hưởng của không khí lạnh và các ngày sau đó, không khí lạnh tiếp tục được tăng cường. Một số ngày, không khí lạnh còn kết hợp với rìa Bắc dải hội tụ nhiệt đới nên khả năng trong 10 ngày tới, Hà Tĩnh liên tục có mưa, nhiều ngày có mưa to đến rất to.

Căn cứ theo quy trình vận hành hồ chứa nước Bộc Nguyên đã được UBND tỉnh phê duyệt nên để đảm bảo an toàn cho công trình và vùng hạ du, đơn vị tiến hành vận hành xả tràn điều tiết nước.

Thời gian xả tràn bắt đầu lúc 8h ngày 10/10 với lưu lượng 10 – 50m3/giây. Thời gian kết thúc căn cứ diễn biến thời tiết và mực nước hồ.

Công ty TNHH MTV Thủy lợi Nam Hà Tĩnh đề nghị UBND các huyện Cẩm Xuyên, Thạch Hà, TP Hà Tĩnh cùng các xã chịu ảnh hưởng trực tiếp do xả lũ, khẩn trương thông báo, đôn đốc, hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn cho người và tài sản, sẵn sàng ứng phó với các sự cố có thể xảy ra.

Hà Tĩnh chủ động xả tràn nhiều hồ chứa trước dự báo mưa lớn

Mưa lớn khiến nhiều tuyến đường ở TP Hà Tĩnh bị ngập cục bộ vào sáng 8/10.

Trước đó, do ảnh hưởng của rìa Nam lưỡi áp cao lục địa tăng cường xuống phía Nam, từ tối 7/10 tới trưa 8/10, trên địa bàn tỉnh có có mưa vừa đến mưa to, có nơi mưa rất to.

Lượng mưa đo được từ 19h ngày 7/10 tới 10h ngày 8/10 dao động từ 116 – 200mm. Đặc biệt, tại trạm thủy văn Hoành Sơn, lượng mưa đo được lên tới 348,6mm, TP Hà Tĩnh 276,9mm, Cẩm Nhượng 243,6mm...

Trước tình trạng mưa lớn, lượng nước đổ về hồ đập tăng nhanh, để đảm bảo an toàn cho công trình và vùng hạ du, Công ty TNHH MTV Thủy lợi Nam Hà Tĩnh đã tiến hành xả tràn điều tiết các hồ: Kim Sơn, Tàu Voi, Thượng Sông Trí.

Cụ thể, hồ Tàu Voi xả tràn từ 8h ngày 9/10 với lưu lượng từ 3 – 10m3/giây; hồ Kim Sơn xả tràn từ 15h ngày 8/10 với lưu lượng qua tràn 5 – 20m3/giây, hồ Thượng Sông Trí xả tràn từ 15h ngày 8/10 với lưu lượng 10 – 100m3/giây.

Mưa lớn cũng khiến một số hồ đập có dung tích nhỏ trên địa bàn tỉnh tích đầy nước và chảy qua tràn tự do như: hồ Họ Võ, hồ Khe Con, hồ Khe Nậy, hồ Đập Trạng, hồ Đá Bạc, hồ Cơn Sông, hồ Đập Họ, hồ Ma Leng, hồ Nước Vàng ở huyện Hương Khê; hồ Đá Cát, hồ Văn Võ ở huyện Kỳ Anh...

Chủ đề Mưa lũ ở Hà Tĩnh

Đọc thêm

Khẩn trương thu hoạch lúa xuân sau mưa lũ

Khẩn trương thu hoạch lúa xuân sau mưa lũ

Sau đợt mưa lớn kéo dài gây ngập úng trên diện rộng, nhiều diện tích lúa tại Hà Tĩnh đứng trước nguy cơ hư hỏng, người dân các địa phương đang tập trung ra đồng để đẩy nhanh tiến độ thu hoạch lúa xuân.
Lúa hữu cơ thắng lớn trên đồng ruộng Kỳ Anh

Lúa hữu cơ thắng lớn trên đồng ruộng Kỳ Anh

Vụ xuân năm nay, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) giành thắng lợi trên diện tích 52,5ha lúa hữu cơ với sản lượng đạt trên 260 tấn, tổng giá trị đạt trên 3,5 tỷ đồng. Kết quả này tạo tiền đề để địa phương tiếp tục mở rộng diện tích.
Thiếu nguyên liệu sản xuất cho sản phẩm OCOP

Thiếu nguyên liệu sản xuất cho sản phẩm OCOP

Muốn có nguyên liệu phục vụ sản xuất, chủ sản phẩm OCOP ở Hà Tĩnh phải huy động nhân viên đến tận vườn hộ để thu hoạch nhưng nhiều thời điểm cũng không có nguyên liệu.
Ngậm ngùi nhìn thóc lép ở Xuân Viên

Ngậm ngùi nhìn thóc lép ở Xuân Viên

Hàng trăm hộ dân xã Xuân Viên (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) ngậm ngùi vì lúa vụ xuân năm nay hạt lép nhiều, năng suất sụt giảm, chỉ đạt bình quân chưa đến 1,5 tạ/sào.
"Nước lũ lên nhanh quá, chúng tôi trở tay không kịp"

"Nước lũ lên nhanh quá, chúng tôi trở tay không kịp"

Nhận thấy có mưa lớn kéo dài, người dân ở Hà Tĩnh đã chủ động kê lúa gạo, đồ đạc, xe cộ lên cao nhưng nước lũ lên nhanh khiến nông sản, gia súc, gia cầm ngâm trong nước, thiệt hại lớn về tài sản.
Mục sở thị quy trình nuôi tằm trong phòng điều hòa

Mục sở thị quy trình nuôi tằm trong phòng điều hòa

Vượt qua những khó khăn ban đầu, HTX Mật ong Cường Nga (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã làm chủ kỹ thuật nuôi tằm và xây dựng được chuỗi liên kết tiêu thụ ổn định, mở ra hướng phát triển kinh tế hiệu quả cho người dân.
Nông dân Cẩm Xuyên trồng sả tía cho thu nhập cao

Nông dân Cẩm Xuyên trồng sả tía cho thu nhập cao

Phát huy tiềm năng kinh tế vùng bán sơn địa, xã Cẩm Thịnh, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đã tập trung phát triển mô hình trồng sả tía trên đất vườn đồi. Từ một vài hộ trồng thí điểm ban đầu đến nay, toàn xã đã có hơn 30ha trồng sả tía, đưa lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân địa phương.
Nguy cơ thiếu nước cục bộ: Áp lực lớn cho sản xuất hè thu tại Hà Tĩnh

Nguy cơ thiếu nước cục bộ: Áp lực lớn cho sản xuất hè thu tại Hà Tĩnh

Hiện đang là cao điểm thu hoạch lúa vụ xuân nhưng lịch sản xuất vụ hè thu cũng đã cận kề. Trong điều kiện nhiều công trình thủy lợi vừa và nhỏ, hệ thống kênh tưới bị xuống cấp, tạo ra áp lực cho tiến độ, diện tích và năng suất vụ sản xuất hè thu tại một số địa phương.