Nước lũ rút chậm, nhiều hộ dân ở Hà Tĩnh vẫn chịu cảnh ngập lụt

(Baohatinh.vn) - Dù mưa đã ngớt nhưng do nước trên các sông rút chậm khiến nhiều hộ dân tại các địa phương ở Hà Tĩnh như Hương Khê, Can Lộc, Vũ Quang đang bị ảnh hưởng bởi ngập lụt.

Nước lũ rút chậm, nhiều hộ dân ở Hà Tĩnh vẫn chịu cảnh ngập lụt

Nhiều khu vực ở xã Hương Thủy, huyện Hương Khê vẫn đang bị ngập lụt nặng.

Từ chiều 31/10, trên địa bàn Hà Tĩnh vẫn tiếp tục có mưa, một số nơi có mưa to, tuy nhiên, mưa theo từng đợt ngắn, diện không rộng, không liên tục nên tình hình lũ tại một số địa phương đã giảm bớt.

Dù vậy, do lũ trên các sông vẫn ở mức cao khiến nước lũ rút khá chậm. Điều này khiến nhiều hộ dân trên địa bàn tỉnh vẫn đang chịu cảnh ngập lụt.

Trong số các địa phương chịu cảnh ngập lụt, thời điểm này, huyện Hương Khê vẫn đang có 1.477 hộ dân bị nước tràn vào nhà, vườn.

Nước lũ rút chậm, nhiều hộ dân ở Hà Tĩnh vẫn chịu cảnh ngập lụt

Tuyến đường sắt Bắc - Nam qua Hà Tĩnh đã được thông tuyến sau sạt lở.

Nước lũ còn khiến 6 ngôi trường, 15 hội quán thôn, 1 trạm bưu điện cùng nhiều tuyến giao thông bị ngập. Nhiều công trình giao thông, hạ tầng trên địa bàn toàn huyện bị xói lở, hư hỏng do mưa lũ. Bờ sông Ngàn Sâu, sông Tiêm qua các xã: Lộc Yên, Gia Phố, Hương Thủy, Điền Mỹ, Hương Liên, Hương Lâm bị sạt lở nặng.

Chị N.T.H. (SN 1995, xã Hà Linh) – nạn nhân mất tích trong nước lũ vào trưa 30/10 khi đang trên đường đi làm, hiện vẫn chưa được tìm thấy.

Nước lũ rút chậm, nhiều hộ dân ở Hà Tĩnh vẫn chịu cảnh ngập lụt

Nhà văn hóa thôn ở huyện Vũ Quang ngập trong biển nước.

Tại huyện Vũ Quang có 5 nhà văn thôn và 2 hộ dân ở các xã Đức Bồng, Đức Giang bị ngập. Ngoài ra, do nhiều tuyến giao thông ngập cục bộ làm 915 hộ dân đang bị cô lập.

Mưa lũ phức tạp dẫn tới sạt lở nhiều tuyến giao thông, 58 hộ dân bị thiệt hại tài sản bởi sạt lở đất, 2 hộ ở xã Đức Hương bị ảnh hưởng do lũ quét. Nhiều diện tích ngô vụ đông, rau màu, ao nuôi cá, kênh mương nội đồng trên địa bàn huyện bị thiệt hại do nước lũ.

Cảnh ngập lụt cũng đang diễn ra với 200 hộ dân ở huyện Can Lộc. Ngoài ra, nhiều công trình giao thông, đường giao thông, hàng rào, diện tích nuôi trồng thủy sản, kênh mương nội đồng tại địa phương bị ảnh hưởng bởi mưa lũ.

Nước lũ rút chậm, nhiều hộ dân ở Hà Tĩnh vẫn chịu cảnh ngập lụt

Hộ dân ở huyện Can Lộc bị nước tràn vào nhà.

Mưa lớn cũng gây ra thiệt hại về đường giao thông, công trình hạ tầng cho các địa phương khác như Cẩm Xuyên, Thạch Hà, TX Kỳ Anh và TX Hồng Lĩnh.

Theo dự báo từ Đài Khí tượng Thủy văn Hà Tĩnh, từ tối 31/10, trên địa bàn tỉnh cơ bản mưa sẽ ngớt, nước lũ rút nhanh dần. Từ 1/11, tình trạng ngập lụt khả năng được cải thiện đáng kể.

Chủ đề Mưa lũ ở Hà Tĩnh

Đọc thêm

Thiếu nguyên liệu sản xuất cho sản phẩm OCOP

Thiếu nguyên liệu sản xuất cho sản phẩm OCOP

Muốn có nguyên liệu phục vụ sản xuất, chủ sản phẩm OCOP ở Hà Tĩnh phải huy động nhân viên đến tận vườn hộ để thu hoạch nhưng nhiều thời điểm cũng không có nguyên liệu.
Ngậm ngùi nhìn thóc lép ở Xuân Viên

Ngậm ngùi nhìn thóc lép ở Xuân Viên

Hàng trăm hộ dân xã Xuân Viên (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) ngậm ngùi vì lúa vụ xuân năm nay hạt lép nhiều, năng suất sụt giảm, chỉ đạt bình quân chưa đến 1,5 tạ/sào.
"Nước lũ lên nhanh quá, chúng tôi trở tay không kịp"

"Nước lũ lên nhanh quá, chúng tôi trở tay không kịp"

Nhận thấy có mưa lớn kéo dài, người dân ở Hà Tĩnh đã chủ động kê lúa gạo, đồ đạc, xe cộ lên cao nhưng nước lũ lên nhanh khiến nông sản, gia súc, gia cầm ngâm trong nước, thiệt hại lớn về tài sản.
Mục sở thị quy trình nuôi tằm trong phòng điều hòa

Mục sở thị quy trình nuôi tằm trong phòng điều hòa

Vượt qua những khó khăn ban đầu, HTX Mật ong Cường Nga (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã làm chủ kỹ thuật nuôi tằm và xây dựng được chuỗi liên kết tiêu thụ ổn định, mở ra hướng phát triển kinh tế hiệu quả cho người dân.
Nông dân Cẩm Xuyên trồng sả tía cho thu nhập cao

Nông dân Cẩm Xuyên trồng sả tía cho thu nhập cao

Phát huy tiềm năng kinh tế vùng bán sơn địa, xã Cẩm Thịnh, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đã tập trung phát triển mô hình trồng sả tía trên đất vườn đồi. Từ một vài hộ trồng thí điểm ban đầu đến nay, toàn xã đã có hơn 30ha trồng sả tía, đưa lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân địa phương.
Nguy cơ thiếu nước cục bộ: Áp lực lớn cho sản xuất hè thu tại Hà Tĩnh

Nguy cơ thiếu nước cục bộ: Áp lực lớn cho sản xuất hè thu tại Hà Tĩnh

Hiện đang là cao điểm thu hoạch lúa vụ xuân nhưng lịch sản xuất vụ hè thu cũng đã cận kề. Trong điều kiện nhiều công trình thủy lợi vừa và nhỏ, hệ thống kênh tưới bị xuống cấp, tạo ra áp lực cho tiến độ, diện tích và năng suất vụ sản xuất hè thu tại một số địa phương.
Nông dân Thạch Hà vào vụ thu hoạch lạc xuân

Nông dân Thạch Hà vào vụ thu hoạch lạc xuân

Thạch Hà luôn đứng tốp đầu của Hà Tĩnh cả về diện tích lẫn năng suất lạc vụ xuân. Những ngày này, người dân địa phương đã bắt đầu thu hoạch trên các cánh đồng gieo trỉa sớm.
Chống hạn sớm cho cây chè

Chống hạn sớm cho cây chè

Nông dân Hà Tĩnh đã tập trung áp dụng nhiều giải pháp chống hạn cho hơn 1.200 ha cây chè nguyên liệu nhằm duy trì sản lượng, chất lượng ổn định trong mùa nắng nóng.