Nếu không ngăn chặn kịp thời, cuộc xung đột Hamas-Israel có thể ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh tại Trung Đông, tác động tiêu cực đến triển vọng kinh tế thế giới và dẫn đến một thảm họa nhân đạo.
Do lo ngại gia tăng về xung đột trong khu vực, Pháp kêu gọi công dân nước này tạm thời rời khỏi Iran, trong khi Saudi Arabia cũng kêu gọi công dân nước này lập tức rời khỏi Liban.
Ngày 29/6, quan chức cấp cao của Phong trào Hồi giáo Hamas, ông Osama Hamdan cho biết các cuộc đàm phán về một thỏa thuận ngừng bắn với Israel và thả con tin đã không đạt được bất kỳ tiến triển nào.
Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, thủ lĩnh chính trị của Phong trào Hồi giáo Hamas Ismail Haniyeh ngày 25/6 tuyên bố sẽ không chấp nhận bất cứ đề xuất ngừng bắn nào đối với Dải Gaza, nếu không đảm bảo việc Israel rút toàn bộ quân đội khỏi khu vực này.
Văn phòng Nhân quyền Liên hợp quốc (LHQ) đánh giá cả quân đội Israel và các nhóm vũ trang Palestine có thể đã phạm tội ác chiến tranh trong cuộc đột kích giải cứu 4 con tin Israel ở trung tâm Gaza vào tuần trước.
Quân đội Israel tiếp tục tiến hành chiến dịch ở Đông Bureij và thành phố Deir al-Balah, miền Trung Gaza, tiêu diệt một số tay súng Palestine, cũng như phá hủy cơ sở hạ tầng của các tay súng.
Ireland, Na Uy và Tây Ban Nha cho biết sẽ chính thức công nhận nhà nước Palestine, động thái được chính quyền Palestine hoan nghênh song khiến Israel giận dữ.
Thổ Nhĩ Kỳ nêu rõ tất cả các giao dịch hàng hóa liên quan đến Israel đã bị dừng cho đến khi Israel tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển nguồn viện trợ nhân đạo đầy đủ, không gián đoạn tới Gaza.
Theo giới chức y tế tại Dải Gaza, cuộc xung đột giữa Hamas và Israel tính đến hết tháng 4 vừa qua đã khiến hơn 34.000 người Palestine thiệt mạng và hơn 77.000 người khác bị thương.