Nơi bảo lưu vốn cổ

(Baohatinh.vn) - Sinh ra trên đất Nghệ, nói trâu thành tru, trầu thành trù, nước thành nác..., tôi luôn tự tin về vốn phương ngữ đã sử dụng khi chưa biết mặt chữ. Những tưởng ngần ấy vốn là đủ để tôi giao tiếp với cư dân các vùng thuộc 2 tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh. Thế nhưng, sau chuyến ngao du ven biển từ Can Lộc qua Cương Gián, Xuân Liên đến cửa Hội Thống, tôi mới hay, bấy lâu vốn phương ngữ Nghệ Tĩnh của mình chỉ là ngộ nhận.

Sự ngộ nhận ấy, tôi nhận ra ngay khi gặp ni cô tên Đàn, sống trong chiếc am nhỏ gần đền Nhị Vị, thuộc xã Cương Gián (Nghi Xuân). Đều đặn đưa từng làn chổi lá kè quét lên các tảng đá, ni cô nhìn về ngôi đền với lòng buồn nhân thế. Cô cười như hiểu được lẽ ở đời: Cô nuôi con gâu cho no giừ đền nhưng rồi cùng bì câu mầt (cô nuôi con gâu cho nó giữ đền, nhưng rồi cũng bị câu mất). Cô nhấn mạnh: Hò làm thì hò cò tồi, rồi ngài sè soi xèt (Họ làm thì họ có tội, rồi ngài sẽ soi xét). Tiếng chổi của cô đều đặn quét lên từng lớp rêu phong. Tôi hiểu, từng lớp rêu phong cũng như ngôn ngữ bản địa sẽ vẫn bám chặt, in hằn dấu vết lên những sự vật qua thời gian.

Cuộc trao đổi, mua bán thú vị giữa bà Thanh và ông Tình ở chợ Cương Gián cho thấy, người Nghi Xuân nói riêng, Hà Tĩnh nói chung có quyền tự hào về sự bảo lưu vốn cổ ngôn ngữ.

Cuộc trao đổi, mua bán thú vị giữa bà Thanh và ông Tình ở chợ Cương Gián cho thấy, người Nghi Xuân nói riêng, Hà Tĩnh nói chung có quyền tự hào về sự bảo lưu vốn cổ ngôn ngữ.

Chia tay ni cô, tôi vòng theo đường 22/12 trong tâm thế muốn tìm sự lạ về ngôn ngữ. Người xưa bảo, muốn biết sự lai tạp, hỗn dung, hãy tìm đến chợ. Phải rồi, chợ là nơi người tứ xứ tụ về, với đủ hạng người. Chợ Cương Gián đậm mùi vị cá, thở lên nhiều nỗi niềm xa xăm. Lọt giữa ồn ào và vô vàn ngữ âm kèm theo hành động chỉ trỏ, tôi nỗ lực nghe thật kỹ các bà, các chị giao dịch, trao đổi với nhau. Những tiếng lờ lợ, na ná về ngữ âm, những chuỗi phát ngôn có xu hướng đục, trầm, kéo dài cứ quấn riết bên tai. Phải thật kiên trì, tôi mới nghe rõ từng cuộc trò chuyện. Hẳn nhiên, với một người “ra sân thì bảo ra ngoài cái cươi” (Nguyễn Bùi Vợi) như tôi, việc nghe kỹ, hiểu kỹ từng phát ngôn của cư dân ven biển nơi này không phải là khó. Tôi cảm giác, người dân nơi đây phát âm vừa nhanh, vừa biến tấu về thanh điệu khiến các thanh tiếng Việt không được diễn tả đúng bản chất của nó.

Cuộc trao đổi gay gắt giữa bà Thanh – người mua cau và ông Tình - người bán cau đã nói lên thói quen phát âm vừa nhanh, vừa đục của nơi này. Bà Thanh gắt gỏng: Rà rì mà nòi 50 trầy? Cò mô mà 50 trầy (Ra ri mà nói năm mươi trấy. Có mô mà năm mươi trấy?). Ông Tình không thua kém: Bà mua sừ mai giừ, đềm lài thì mần rằng mà đùng. 50 mươi trầy là 50 trầy! (Bà mua từ mai đến giừ, đếm lại mần răng mà đúng. 50 trấy là 50 trấy!). Bà Thanh tru tréo: Tình cả già cũng khung có 50 trầy! Phát âm này làm tôi ngạc nhiên bởi từ già tôi hoàn toàn mù tịt. Cuộc trao đổi, mua bán thú vị giữa bà Thanh và ông Tình ám ảnh tôi về sự tri nhận, biểu đạt ngôn ngữ.

Tôi rời chợ Cương Gián mang theo nỗi băn khoăn về từ ngữ của bà Thanh, kèm theo những tiếng gọi: Chơ vơi! Chơ vơi! (Chờ với! Chờ với) của những phường buôn trên đường về thôn xóm. Mang những khó khăn dọc hành trình tìm về miền biển, tôi gặp lão ngư Phạm Văn Tâm, 70 tuổi đang tất tả ngược chiều gió chướng. Một người già là một kho quý - tôi nhớ câu châm ngôn của cổ nhân. Khép cánh áo nâu sờn theo năm tháng, lão ngư bảo: Xã Cương Giàn cò nhiều từ khàc vời vùng khàc. Rồi ông lấy thí dụ như: nhởi là dởi (chơi), nhà là già, chè là trè, dao là blao, công là cong. Lúc này, tôi mới hiểu lời bà Thanh nói có nghĩa là: Tính cả nhà cũng không có 50 trấy (quả).

Thổ âm, thổ ngữ là vấn đề văn hóa được cư dân bảo lưu, truyền lại cho muôn đời. Dầu họ chẳng thể nào hiểu được vì lý do gì, bắt nguồn từ đâu mà dân mình nói như vậy. Ấy nhưng, họ đã thực hành ngôn ngữ theo cách độc đáo của mình. Người Nghi Xuân cũng giống người Nghi Lộc (Nghệ An) đã tạo thành vùng phương ngữ nổi bật trong vốn phương ngữ Nghệ Tĩnh. Không chỉ thường diễn đạt theo lối “huyền hóa” thanh điệu, cư dân nơi đây còn phát âm theo hướng sử dụng phần chân lưỡi và họng nhiều hơn là đầu lưỡi và vùng rỗng phía trước miệng như người Bắc Hà.

Thực ra, soi xét kỹ về ngữ âm thì người Nghi Xuân thường sử dụng rất ít thanh điệu, hỗn nhập các thanh như ngã, hỏi với nặng; sắc với hỏi, trong khi đó, lại bảo lưu khá cơ bản hệ thống vần (159 vần), phụ âm. Ngay cả những vần như êng, eng, ec, êc là những vần tiềm năng hoặc ít được sử dụng trong tiếng Việt, thì trong phương ngữ Nghi Xuân vẫn sử dụng rất phổ biến: kêng (kênh), ếc (ếch), keng (canh), méc (mách)… Đành rằng, quá trình bảo lưu này có sự biến thể, tỉ như: lông - lôông, trong - troong, mọc - moọc, mốc - môốc… và có sự biến đổi vần ưng thành ơng như: trứng - trớng, hứng - hớng...

Dầu sử dụng ít thanh điệu nhưng không phải người Nghi Xuân không thể biểu đạt được trạng thái cảm xúc như yêu đương, hò hẹn, giận hờn, thề thốt. Trái ngược, mọi trạng thái tình cảm của cư dân nơi đây vẫn được thể hiện một cách rõ ràng. Họ vẫn yêu như người Hà Nội, vẫn giận dỗi như người Sài Gòn. Họ hoàn toàn phân biệt được cà và cá chứ không chỉ là cá có đuôi và cá không có đuôi. Cách phân biệt thái quá này thực ra là “phát minh” của một người đã quá cố trong nỗ lực phân biệt âm sắc giữa cách phát âm của người Nghi Lộc, Nghi Xuân với các vùng khác.

Ngoài ra, trong xu thế giao thoa, hội nhập, khi mà sự khu biệt của từng làng đã bị phá vỡ không như thời phong kiến, sự giao tiếp vùng này, vùng kia đã làm cho ngôn ngữ Nghi Xuân vừa chấp nhận ngôn ngữ nơi khác, vừa truyền đến vùng khác những đặc điểm ngôn ngữ của mình. Người Nghi Xuân hoàn toàn hiểu được phát ngôn của người Hà Nội, hoặc gần hơn như của người Thạch Hà, Cẩm Xuyên. Ở chiều kia, dấu hiệu âm sắc, một số vần thuộc phương ngữ Nghi Xuân đã có sự lan truyền sang vùng Can Lộc, Lộc Hà. Vì thế, ngay ở Tùng Lộc (Can Lộc), người ta vẫn gọi con sâu là con trâu. Vì thế mới có phát ngôn: “Con trâu đậu trên là trè” (Con sâu đậu trên lá chè).

Nghe phát âm có thể nhận ra cư dân của từng vùng, thế nhưng, để lý giải rõ ràng hay cụ thể hóa thành chữ viết thì lại là một thách thức (ngay cả cách cụ thể hóa của chúng tôi trong bài cũng chỉ là tương đối, vì các thanh điệu không rõ ràng). Đặc biệt, lý giải nguyên nhân tại sao có câu chuyện lý thú ấy thì chưa có lời giải thuyết phục, ngay cả giả thuyết cho rằng, đó là do tiếp thu ngôn ngữ Chiêm Thành như cố Giáo sư Ninh Viết Giao khẳng định thì cũng được các chuyên gia như Trần Trí Dõi, Phạm Văn Hảo, Nguyễn Hùng Vĩ phản biện khá gay gắt. Thậm chí, có người cho rằng, phải chăng thời kỳ phong kiến, Hội Thống vốn là cửa bể tấp nập thuyền vào ra, cư dân nhiều nơi như Hải Dương, Nam Định, kể cả người phương Tây đã cư ngụ ở đây và ngôn ngữ đã có sự lai tạo. Giả thuyết này, về mặt khoa học vẫn chưa được khẳng định. Từ những khó khăn trong hành trình đi tìm lời giải về bản ngữ, người Nghi Xuân nói riêng, Hà Tĩnh nói chung có quyền tự hào về sự bảo lưu vốn cổ ngôn ngữ, mà rõ nhất là hệ thống vần, phụ âm.

Nói như Giáo sư Nguyễn Tài Cẩn: “Trong các vùng phương ngữ Việt, vùng phương ngữ Nghệ An, Hà Tĩnh, Bình Trị Thiên có một vị trí đặc biệt: đây là vùng hiện còn giữ rất nhiều nét cổ. Có thể coi đây là một kho tàng cứ liệu có thể giúp ích được rất nhiều cho việc nghiên cứu lịch sử ngữ âm tiếng Việt giai đoạn khá xa xưa”.

Đọc thêm

Hà Tĩnh phát động Tháng hành động về ATVSLĐ, Tháng Công nhân

Hà Tĩnh phát động Tháng hành động về ATVSLĐ, Tháng Công nhân

Sáng nay (18/4), UBND tỉnh Hà Tĩnh tổ chức lễ phát động Tháng hành động ATVSLĐ, Tháng Công nhân năm 2023; vinh danh doanh nghiệp vì người lao động, công đoàn cơ sở tiêu biểu, chủ tịch công đoàn cơ sở tiêu biểu, công nhân lao động tiêu biểu…
Bệnh mũi họng thường gặp ở trẻ trong mùa lạnh và cách phòng tránh

Bệnh mũi họng thường gặp ở trẻ trong mùa lạnh và cách phòng tránh

Khi thời tiết lạnh sẽ khiến nhiều trẻ mắc bệnh về tai mũi họng, trong đó phổ biến là viêm họng, viêm mũi… Điều này làm các bậc cha mẹ lo lắng, bởi bệnh thường tái đi tái lại nhiều lần. Vì vậy, việc phát hiện sớm cũng như cách chăm sóc đúng sẽ giúp trẻ nhanh khỏi bệnh.
Thị xã Kỳ Anh trao huy hiệu Đảng cho 18 đảng viên

Thị xã Kỳ Anh trao huy hiệu Đảng cho 18 đảng viên

Nhân dịp kỷ niệm niệm 105 năm Cách mạng Tháng Mười Nga (7/11/1917 – 7/11/2022), 92 năm ngày thành lập Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930-18/111/2022), Ban Thường vụ Thị ủy Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đã tổ chức lễ trao tặng Huy hiệu Đảng cho 18 đảng viên.
Cơ hội uống bia Hà Nội - Nghệ Tĩnh miễn phí

Cơ hội uống bia Hà Nội - Nghệ Tĩnh miễn phí

Nhân kỷ niệm Ngày Quốc khánh 2/9 và giới thiệu sản phẩm bia mới của Nhà máy Bia Hà Nội - Nghệ Tĩnh, Công ty CP Bia Hà Nội - Nghệ Tĩnh tổ chức cho người tiêu dùng sử dụng miễn phí các sản phẩm bia tại một số địa điểm trên địa bàn Hà Tĩnh.
Đảng lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp mọi mặt đối với Công an nhân dân

Đảng lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp mọi mặt đối với Công an nhân dân

Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân (19/8/1945 - 19/8/2022), 17 năm Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (19/8/2005 - 19/8/2022), Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an có bài viết: “Đảng lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp mọi mặt đối với Công an nhân dân”.
Khi mẹ chồng đến ở chung...

Khi mẹ chồng đến ở chung...

“Công bằng mà nói, chồng tôi là một người tốt, năng động, có trách nhiệm, xuất sắc và đáng tin cậy, biết kiếm tiền chăm lo cho gia đình. Nhưng...”.
Đẩy mạnh tiêm vaccine, chủ động, sẵn sàng ứng phó nếu dịch bệnh bùng phát trở lại

Đẩy mạnh tiêm vaccine, chủ động, sẵn sàng ứng phó nếu dịch bệnh bùng phát trở lại

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh tinh thần tuyệt đối không được lơ là, chủ quan, mất cảnh giác, yêu cầu đẩy mạnh tiêm vaccine, thần tốc hơn nữa thực hiện các giải pháp bảo đảm cung ứng thuốc và vật tư y tế, chủ động xây dựng và sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống có thể xảy ra, kể cả trường hợp dịch bệnh bùng phát trở lại.
Lần đầu số mắc COVID-19 mới tăng vọt lên 60.355 ca

Lần đầu số mắc COVID-19 mới tăng vọt lên 60.355 ca

Bản tin dịch COVID-19 ngày 23/2 của Bộ Y tế cho biết số ca mắc COVID-19 tại Việt Nam lần đầu tăng lên hơn 60.000 F0 tại 62 tỉnh, thành phố; Hà Nội tiếp tục nhiều nhất tăng vọt lên gần 7.500 ca; Trong ngày có hơn 15.000 bệnh nhân khỏi.