Việt Nam lần đầu xuất siêu 2 tỷ USD vào thị trường các nước G20

Tính đến hết tháng 7/2016, Việt Nam đã xuất siêu 2,02 tỷ USD, bằng 2,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này.

viet nam lan dau xuat sieu 2 ty usd vao thi truong cac nuoc g20

Số liệu thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy, tổng trị giá trao đổi hàng hoá giữa Việt Nam và các nước thuộc nhóm các nền kinh tế lớn (G20) trong 7 tháng từ đầu năm 2016 tăng 3,6% so với cùng kỳ năm trước và chiếm đến 77% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước.

Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường các thành viên G20 trong 7 tháng đầu năm 2016 đạt 75,22 tỷ USD, tăng 9,4% so với cùng kỳ của một năm trước đó và chiếm 77,8% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

Các nhóm hàng xuất khẩu chủ yếu vẫn là điện thoại các loại và linh kiện và sản phẩm dệt may với trị giá chiếm xấp xỉ 34% tổng kim ngạch hàng hoá Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này.

Nguyên nhân chính khiến kim ngạch xuất khẩu sang thị trường G20 tăng trong 7 tháng/2016 là do trị giá xuất khẩu của một số nhóm hàng tăng như điện thoại các loại và linh kiện tăng 2,32 tỷ USD; máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 1,04 tỷ USD; hàng thủy sản tăng 715 triệu USD…

Ở chiều ngược lại, tổng trị giá hàng hoá các doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu từ thị trường các nước G20 trong 7 tháng/2016 là 73,20 tỷ USD, giảm 1,7% so với 7 tháng/2015 và chiếm tới 77,3% tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước từ tất cả các thị trường trên thế giới.

Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ thị trường G20 trong 2 quý đầu năm nay giảm so với cùng kỳ năm trước 1,24 tỷ USD về số tuyệt đối chủ yếu do trị giá nhập khẩu một số nhóm hàng chủ lực giảm như máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng giảm 967 triệu USD; điện thoại các loại và linh kiện giảm 449 triệu USD; xăng dầu các loại giảm 387 triệu USD; sắt thép các loại giảm 14 triệu USD…

Các nhóm hàng nhập khẩu chủ yếu là những mặt hàng thiết yếu, nguyên phụ liệu đầu vào phục vụ sản xuất trong nước như: máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng khác; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; điện thoại các loại và linh kiện; vải các loại; sắt thép các loại… Trị giá 5 nhóm hàng này chiếm hơn 53% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ G20.

Về cán cân thương mại hàng hoá giữa Việt Nam và G20 trong 7 tháng tính từ đầu năm 2016, trái với mức thâm hụt gần 5,7 tỷ USD nghiêng về phía Việt Nam trong 7 tháng năm 2015, tính đến hết tháng 7/2016 Việt Nam đã xuất siêu 2,02 tỷ USD, bằng 2,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này.

Xét về các đối tác trong G20, Trung Quốc tiếp tục là đối tác lớn nhất với tổng trị giá hàng hoá trao đổi giữa hai nước là 38,18 tỷ USD, tăng 2,4% so với cùng kỳ năm trước. Tiếp theo là Hoa Kỳ: 25,74 tỷ USD, tăng 10,6% và EU: 24,87 tỷ USD, tăng 6,1%./.

Theo VOV

Đọc thêm

Tài chính thị trường ngày 18/9: Giá xăng giảm tiếp vào ngày mai?

Tài chính thị trường ngày 18/9: Giá xăng giảm tiếp vào ngày mai?

Dự báo giá xăng giảm nhẹ trong kỳ điều hành ngày 19/9; chứng khoán trong nước tăng mạnh nhất một tháng; sắp có biện pháp quản lý hàng triệu cá nhân kinh doanh online... là những tin tức tài chính thị trường đáng chú ý sáng 18/9 của Báo Hà Tĩnh.
Giá vàng hôm nay 12/9/2024: Giá vàng trong nước giữ ổn định ở mức cao

Giá vàng hôm nay 12/9/2024: Giá vàng trong nước giữ ổn định ở mức cao

Giá vàng thế giới ngày 12/9/2024 chứng kiến đà giảm nhẹ khi dữ liệu CPI của Mỹ công bố không đủ thuyết phục để củng cố kỳ vọng về việc Fed cắt giảm lãi suất mạnh. Trong nước, giá vàng giữ ổn định ở mức cao, cho thấy sức ảnh hưởng từ thị trường quốc tế.
Giá vàng hôm nay 10/9: Đà tăng nhẹ nhờ kỳ vọng vào Fed ôn hòa

Giá vàng hôm nay 10/9: Đà tăng nhẹ nhờ kỳ vọng vào Fed ôn hòa

Giá vàng hôm nay (10/9/2024) ghi nhận sự tăng trưởng nhẹ khi các nhà đầu cơ kỳ vọng vào một Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) ôn hòa sau khi báo cáo việc làm gần đây được công bố. Thị trường trong nước và quốc tế đều cho thấy những dấu hiệu tích cực với giá vàng duy trì đà tăng.