Theo nghiên cứu của Trung tâm Dị ứng - MDLS Bệnh viện Bạch Mai thì tỷ lệ các bệnh dị ứng ở nước ta khá cao: 20 - 25% ở các khu vực thành phố, khoảng 20% ở một số vùng nông thôn.
Mùa xuân - mùa cây cối đâm chồi nảy lộc, đơm hoa thì tỷ lệ dị ứng tăng cao nhất trong năm. Vấn đề đặt ra là phải phòng chống bệnh dị ứng trong mùa xuân như thế nào? Hãy cùng tham khảo một số lời khuyên sau:
- Giặt và thay quần áo: Phấn hoa dễ bắt lên quần áo và lên cơ thể.
Bạn sẽ bị sổ mũi ít hơn nếu như bạn tắm và thay quần áo sạch sau một ngày dài hoạt động.
- Đeo khẩu trang khi làm việc bên ngoài
Đeo khẩu trang có thể giúp bạn hạn chế việc tiếp xúc với phấn hoa ngoài không khí. Ngoài ra, bạn cũng nên đeo gang tay và tất dài để bảo vệ da khỏi các tác nhân gây dị ứng.
- Nhờ một ai đó cắt cỏ cho bạn
Hãy chắc chắn là bạn đóng kín cửa sổ và cửa chính trước và trong quá trình thợ hoặc ai đó cắt cỏ cho bạn để đảm bảo những chất gây dị ứng không có cơ hội bay vào trong nhà.
- Trồng những loại cây không gây dị ứng
Một số loại thực vật lan tỏa hạt trong không khí, nhiều loại khác phải nhờ có côn trùng mang phấn hoa đi rải rác mọi nơi. Nếu như bạn không muốn khu vườn của bạn chứa nhiều tác nhân gây dị ứng, bạn có thể trồng một số loại cây như đỗ quyên, hoa dâm bụt, cây phong đỏ và cây anh đào.
- Lắp đặt bộ lọc khí HEPA: Những bộ lọc khí hiệu quả cao có thể giữ lại những phân tử rất nhỏ, bao gồm cả phấn hoa, vì vậy chúng không thể bay theo không khí đi vào trong nhà và khiến bạn bị dị ứng.
- Giữ vật nuôi tránh xa khỏi đồ đạc: Phấn hoa có thể dính vào lông thú cưng.
Vì vậy, khi vật nuôi của bạn di chuyển quanh nhà, chúng có thể khiến phấn hoa rơi vào trong ghế, giường…trong nhà. Tốt nhất bạn nên nhốt chúng dưới sàn nhà và tắm sạch thường xuyên.
- Điều chỉnh mức độ phấn hoa hàng ngày: Mùa xuân và mùa hè chính là thời điểm tràn ngập phấn hoa. Vì vậy, tốt nhất bạn nên đóng chặt cửa và hạn chế những hoạt động bên ngoài. Nếu như bạn phải đi ra ngoài thường xuyên, hãy đeo khẩu trang.