Thói quen ăn uống âm thầm tàn phá sức khỏe

(Baohatinh.vn) - Ăn không đúng giờ, ăn quá no hoặc quá đói, làm việc khác khi ăn, nhai không kỹ, mất cân bằng khẩu vị hoặc kết hợp thực phẩm không hợp lý là những thói quen ăn uống nguy hại.

Trong Y học cổ truyền, ăn uống không đơn thuần là để no bụng hay thỏa mãn vị giác, mà còn là một phương pháp dưỡng sinh - tức giữ gìn và nuôi dưỡng sức khỏe.

Khi ăn uống đúng cách, thuận theo quy luật tự nhiên, cơ thể sẽ đạt được trạng thái cân bằng, giúp khí huyết lưu thông, tinh thần minh mẫn. Ngược lại, nếu ăn uống thiếu điều độ - còn gọi là "ẩm thực thất điều", sẽ khiến nội tạng rối loạn, khí huyết mất điều hòa, lâu ngày sinh ra bệnh tật.

Trong cuộc sống hiện đại, con người ngày càng bận rộn, nhiều người không còn chú ý đến cách ăn uống đúng đắn. Dưới đây là những thói quen phổ biến nhưng lại gây hại cho sức khỏe:

Ăn uống không đúng giờ

Bỏ bữa sáng, ăn tối quá muộn, hay ăn đêm đều làm rối loạn đồng hồ sinh học của cơ thể. Ví dụ, việc ăn khuya khiến hệ tiêu hóa phải làm việc khi lẽ ra cần nghỉ ngơi, dễ dẫn đến đầy bụng, khó ngủ, thậm chí rối loạn chuyển hóa.

Ăn quá no hoặc để bụng quá đói

Nhiều người có thói quen nhịn ăn cả ngày rồi "ăn bù" vào buổi tối. Cách ăn này khiến dạ dày bị quá tải đột ngột, gây khó tiêu, tăng nguy cơ béo phì, rối loạn chuyển hóa.

Ngược lại, để bụng quá đói làm giảm năng lượng, ảnh hưởng đến trí nhớ, khả năng tập trung và trao đổi chất.

Vừa ăn vừa làm việc khác

Xem điện thoại, đọc sách, hoặc suy nghĩ căng thẳng khi ăn sẽ làm giảm hiệu quả tiêu hóa. Theo Y học cổ truyền, khi tâm trí không "đặt vào bữa ăn", khí huyết khó điều hòa, Tỳ Vị dễ bị tổn thương.

Ăn quá nhanh, nhai không kỹ

Thức ăn chưa được nghiền nát kỹ sẽ khiến dạ dày phải làm việc nặng hơn. Về lâu dài, có thể dẫn đến đau dạ dày, viêm loét hoặc khó hấp thu dưỡng chất.

Bữa ăn thiếu sự điều hòa khí vị

Y học cổ truyền cho rằng mỗi loại hương vị đều tương ứng với một yếu tố trong ngũ hành: chua (mộc), đắng (hỏa), ngọt (thổ), cay (kim), mặn (thủy).

Khi ngũ vị được kết hợp hài hòa trong một bữa ăn, cơ thể sẽ dễ hấp thu và duy trì sự cân bằng nội tạng. Tuy nhiên, ngày nay nhiều người ăn uống chỉ theo sở thích. Việc thiếu cân bằng về khẩu vị sẽ khiến cơ thể mất điều hòa và dễ sinh bệnh.

Kết hợp thực phẩm không hợp lý

Ví dụ: Ăn quá nhiều hải sản (tính lạnh) mà không kèm các gia vị ấm như gừng, sả, tiêu... sẽ làm cơ thể dễ bị lạnh bụng, đau bụng, tiêu chảy hoặc rối loạn tiêu hóa.

Hải sản (tính lạnh) cần ăn kèm các gia vị ấm như gừng, sả, tiêu... Ảnh: Bùi Thủy
Hải sản (tính lạnh) cần ăn kèm các gia vị ấm như gừng, sả, tiêu... Ảnh: Bùi Thủy

Tóm lại, việc thay đổi thói quen ăn uống cần bắt đầu từ những việc đơn giản như:

- Ăn đúng giờ, không bỏ bữa.

- Ăn trong không gian yên tĩnh, tập trung vào bữa ăn.

- Ăn chậm, nhai kỹ.

- Đảm bảo khẩu phần ăn đa dạng, cân bằng dinh dưỡng.

- Kết hợp thực phẩm và gia vị một cách hợp lý để cân bằng tính hàn - nhiệt trong món ăn.

Đọc thêm

Ăn mít như thế nào là đúng cách?

Ăn mít như thế nào là đúng cách?

Mít là một loại trái cây mang nhiều lợi ích về sức khỏe. Hàm lượng đường trong mít là rất cao, ăn vào lúc đói có thể gây tăng đường huyết đột ngột có thể khiến bạn hoa mắt chóng mặt.
Những điều cần biết về mổ ung thư tuyến giáp

Những điều cần biết về mổ ung thư tuyến giáp

Mổ ung thư tuyến giáp là một trong những phương pháp điều trị phổ biến cho bệnh nhân ung thư tuyến giáp. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn băn khoăn về mức độ nguy hiểm của ca phẫu thuật này.
Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão

7 tiếng sau khi vào Biển Đông, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão, khả năng đạt cực đại cấp 9, sau đó vào đảo Luzon của Philippines và suy yếu.
Lụt ngập nóc nhà ở biên giới Nghệ An

Lụt ngập nóc nhà ở biên giới Nghệ An

Ảnh hưởng bão Wipha, thượng nguồn sông Cả mưa lớn khiến hàng nghìn nhà dân ở các xã biên giới Mường Xén, Tương Dương, Con Cuông... ngập từ 1,8m đến hơn 2m.
Nhiều xã biên giới Nghệ An ngập sâu

Nhiều xã biên giới Nghệ An ngập sâu

Hoàn lưu bão Wipha gây mưa lớn khiến hàng chục nhà dân ở các xã miền Tây Nghệ An bị nước tràn vào, nhiều tuyến đường liên thôn, liên xã bị chia cắt do lũ dâng cao.
Thiệt hại ban đầu do ảnh hưởng bão số 3

Thiệt hại ban đầu do ảnh hưởng bão số 3

Tính đến 17 giờ ngày 22/7, ảnh hưởng bởi bão số 3 trên đất liền (khu vực từ Hải Phòng đến Nghệ An) đã khiến 79 ngôi nhà ở bị tốc mái; 107.217 ha lúa bị ngập; một số công trình đê điều bị hư hỏng.