10 ý tưởng đầy tiềm năng có thể giúp tương lai của loài người trở nên tốt đẹp hơn

Bạn phát chán khi ngày nào cũng nghe tin tức tồi tệ về môi trường ô nhiễm, về căn bệnh ngày càng lạ và không có thuốc chữa? Những ý tưởng dưới đây có thể khiến bạn lạc quan và tin tưởng vào tương lai đấy.

Mới đây, BBC Future đã tổ chức Ngày hội Ý tưởng thay đổi tương lai tại Sydney, với các khách mời đến từ mọi nơi trên thế giới trình bày những ý tưởng để làm tương lai trở nên tươi đẹp hơn. Dưới đây là một trong số những ý tưởng tuyệt vời được tổng hợp lại.

1. Chống lại cuộc xâm lược của vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh

Hiện nay, sự phát triển của vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh đang là một vấn đề đáng lo ngại đối với ngành y tế trên toàn thế giới.

Nhiều nhà khoa học đã tiến hành nhiều nghiên cứu để đối phó với vấn đề này. Heather Hendrickson tại ĐH Massey và đồng nghiệp đã cho ra một đề xuất rất có triển vọng để đối phó với vấn nạn này. Cụ thể, phương án của họ là tiêm virus vào cơ thể con người.

Tất nhiên, đây không phải là virus gây bệnh, mà là loại virus ăn vi khuẩn hay còn được Heather gọi là "virus ninja". Chúng sẽ tấn công các vi khuẩn kháng thuốc khi kháng sinh không còn tác dụng nữa.

10 y tuong day tiem nang co the giup tuong lai cua loai nguoi tro nen tot dep hon

Tiêm virus vào người – dĩ độc trị độc

2. Máy bay phản lực siêu thanh có thể cạnh tranh với tên lửa

Tái sử dụng tên lửa là một việc làm khá... kinh tế. Tuy nhiên có một cách rẻ, tiện lợi hơn để phóng vệ tinh và vận chuyển hàng hóa, đó chính là sử dụng máy bay siêu thanh có tốc độ gấp 5 lần tốc độ âm thanh.

Michael Smart thuộc ĐH Queensland cho rằng trong tương lai, con người có thể sử dụng phản lực siêu thanh để di chuyển. Nhưng trong tương lai gần hơn, nó có thể dùng để vận chuyển hàng hóa và để phóng vệ tinh vào vũ trụ.

10 y tuong day tiem nang co the giup tuong lai cua loai nguoi tro nen tot dep hon

Phản lực siêu thanh – phương tiện giao thông của tương lai.

3. Tái chế rác điện tử tại mỗi thành phố

Nhà nghiên cứu Veena Sahajwalla muốn thay đổi nhận thức của chúng ta về những đồ dùng điện tử bỏ đi: chúng không phải rác mà là những thứ cực kì giá trị.

Hãy nhìn vào một cái điện thoại cũ, bạn thấy nó là một thứ vô dụng, nhưng những nhà khoa học thấy nó chứa những kim loại quý hiếm có thể được tái sử dụng! Việc thành lập một nhà máy tái chế đồ điện tử có thể tiết kiệm rất nhiều chi phí cho ngành công nghiệp điện tử.

10 y tuong day tiem nang co the giup tuong lai cua loai nguoi tro nen tot dep hon

Bãi rác này nếu được chọn lọc và tái sử dụng thì có thể có giá trị rất cao

4. Du lịch vũ trụ một cách thân thiện

Khi bạn muốn đi tham quan vũ trụ, chắc chắn điều đầu tiên bạn nghĩ là bạn sẽ phải bó buộc bản thân trong một cái hộp kim loại kín mít, với một bộ đồ phi hành gia vừa ... phi thời trang vừa lùng bùng.

Rachel Armstrong thuộc ĐH Newcastle đề xuất rằng chúng ta nên biến con tàu vũ trụ thành một nơi trông như Trái đất, với đầy đủ hệ sinh thái gồm đất, nước, cây cối và các dạng sống hữu cơ. Điều đó sẽ khiến cho chuyến du hành vũ trụ trở nên thú vị hơn nhiều.

10 y tuong day tiem nang co the giup tuong lai cua loai nguoi tro nen tot dep hon

Bạn có muốn tham quan vũ trụ trong một con tàu như thế này không?

5. Máy móc biết tự học hỏi

Máy móc biết tự học hỏi có thể được coi là dạng cao nhất của trí thông minh nhân tạo. Các nhà nghiên cứu từ khắp các công ty lớn trên thế giới như Google, Microsoft hay IBM đang nỗ lực đưa ra chìa khóa cho việc "dạy" người máy biết học hỏi từ môi trường xung quanh.

Điều kích thích trí tò mò của mọi người là: khi máy móc tự đưa ra một quyết định, thì quyết định đó là do đâu? Và hậu quả nó mang lại có khi nào trở thành thảm họa?

10 y tuong day tiem nang co the giup tuong lai cua loai nguoi tro nen tot dep hon

Máy móc biết học hỏi vừa kích thích trí tò mò, vừa gây nên một nỗi sợ vô hình đối với con người

6. Tạo ra não nhân tạo trong phòng thí nghiệm

Ý tưởng này nghe như được xuất phát từ một bộ phim kinh dị nào đó. Nhưng các nhà khoa học hiện tại đã có thể tạo ra những bộ não tí hon trong phòng thí nghiệm từ tế bào da với đầy đủ các neuron, vỏ não và thùy não.

Với sáng tạo này, các nhà khoa học nay đã có một cách tiếp cận tốt hơn đối với các bệnh lý về thần kinh như trầm cảm hay tâm thần phân liệt

10 y tuong day tiem nang co the giup tuong lai cua loai nguoi tro nen tot dep hon

Đây là sự thật chứ không phải hư cấu nữa nhé

7. Giải quyết vấn nạn thiếu nước sạch bằng phương pháp thông minh

Bạn có biết toilet nhà bạn ngốn bao nhiêu nước mỗi khi bạn nhấn nút xả không? Thế thì thông tin này sẽ làm bạn bất ngờ: toilet nhà bạn xả 3 lít nước cho mỗi lần xả nhỏ và 6 lít cho xả lớn.

10 y tuong day tiem nang co the giup tuong lai cua loai nguoi tro nen tot dep hon

Lượng nước bị bỏ phí là rất lớn. Do đó hiện nay ở nhiều quốc gia, chính phủ xây dựng các hệ thống lọc nước thải (và cả nước thải toilet nữa). Nước thải sẽ được lọc và tẩy trùng đến khi có chất lượng như... nước tinh khiết. Đây chính là giải pháp thiết thực cho các vùng khô hạn, và thậm chí nước đó có vị... hơi ngọt nữa mà.

8. Vật chất mới siêu cứng

Natalia Dubrovinskaia thuộc ĐH Bayreuth của Đức đã phát minh ra một vật chất mới siêu cứng: kim cương nano.

Đây là loại kim cương có khả năng chịu được áp suất gấp 3 lần loại kim cương khai thác ở lõi Trái đất. Ngoài ra, kim cương này khi ở dạng bột có nhiều ứng dụng trong ngành công nghiệp mỹ phẩm do tính hút ẩm tuyệt vời của nó.

Trong y học, người ta đang dùng nó để làm chất trung gian vận chuyển các loại thuốc, đặc biệt là thuốc hóa trị ung thư, đến các cơ quan đích một cách chính xác và ít làm tổn hại các cơ quan lân cận. Chưa kể, nó còn giúp đẩy nhanh quá trình phát triển xương và sụn.

10 y tuong day tiem nang co the giup tuong lai cua loai nguoi tro nen tot dep hon

Kim cương nano với những tiềm năng không giới hạn

9. Khai thác... thuốc ở Bắc Cực

Lại nói về vấn đề vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh. Hiện tại, trong khi vi khuẩn đang ngày càng đột biến thì các loại thuốc mới lại chưa được tìm ra kịp với tốc độ phát triển của chúng.

Đây chính là lí do mà một nhóm các nhà nghiên cứu thuộc ĐH Tromso (Na Uy) đã lặn lội đi đến Bắc Cực để tìm các nguồn nguyên liệu mới để tạo thuốc.

Các loài có kích cỡ khá "khiêm tốn" như vi tảo, rêu hay bọt biển lại là những nguyên liệu đầy hứa hẹn cho sự phát triển của ngành công nghiệp thuốc.

10 y tuong day tiem nang co the giup tuong lai cua loai nguoi tro nen tot dep hon

Thềm lục địa tại Bắc Cực là nơi chứa những nguyên liệu tiềm năng cho ngành công nghiệp thuốc

10. Cấy vi mạch vào não

Với sự phát triển của khoa học công nghệ hiện đại thì việc điều khiển các đồ dùng điện tử bằng một cái liếc mắt không còn là chuyện không tưởng nữa.

Để thực hiện được điều đó, chúng ta sẽ phải trải qua một cuộc đại phẫu não để cấy vào đó những thiết bị vi mạch li ti. Tuy nhiên, đại phẫu như vậy yêu cầu tay nghề rất cao, đồng thời ẩn chứa nhiều rủi ro.

10 y tuong day tiem nang co the giup tuong lai cua loai nguoi tro nen tot dep hon

Cấy vi mạch vào não đã không còn là chuyện viễn tưởng nữa rồi

Vì vậy, nhà nghiên cứu Nicholas Opie và đồng nghiệp đã phát minh ra một thiết bị ít xâm lấn não hơn gọi là "Stentrode". Nó sẽ được cấy vào phần dưới não, rồi từ đó được phóng lên não.

Trong tương lai, nó sẽ giúp ích cho những người bị liệt và có thể trong tương lai xa, mỗi chúng ta sẽ cấy một cái ‘Stentrode" vào người thì sao?

Theo Trí thức trẻ

Đọc thêm

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Trước những vấn đề cấp thiết đang hiện hữu, các nhà khoa học từng nhận giải VinFuture dự đoán những nghiên cứu đột phá trong lĩnh vực biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường, an ninh năng lượng hay sức khỏe toàn cầu… sẽ là những ứng cử viên tiềm năng cho Giải thưởng VinFuture 2024 danh giá.
Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Sau video robot nhỏ thuyết phục "đồng đội" bỏ việc, nhiều người lo ngại viễn cảnh robot tích hợp AI có thể nổi loạn và tự ra quyết định.
Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Sau 3 mùa gây tiếng vang, các nhà khoa học trong nước kỳ vọng sự trở lại của Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024 với chuỗi hoạt động kết nối khoa học công nghệ, đặc biệt là “Chuỗi Đối thoại Khám phá tương lai VinFuture” hứa hẹn mang đến “cơ hội vàng” để tiếp cận tri thức toàn cầu và hợp tác phát triển.
Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất được làm từ kyawthuite, loại khoáng chất màu đỏ cam trong suốt chỉ có một mẫu vật đặt ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Los Angeles.