Những trạm y tế được chọn phải đáp ứng được những yêu cầu như: phải có bác sỹ; có đủ điều kiện cơ sở vật chất cũng như trình độ chuyên môn trong quản lý, điều trị THA, ĐTĐ; và đã đăng ký trước.
Đo huyết áp cho bệnh nhân tại Trạm Y tế phường Thạch Quý, TP Hà Tĩnh. Ảnh tư liệu
Đối với bệnh THA, các trạm y tế có nhiệm vụ phát hiện sớm, chẩn đoán, điều trị và quản lý THA không có biến chứng; điều trị, quản lý THA đối với các trường hợp được tuyến trên chuyển về; xử trí và chuyển người bệnh lên tuyến trên khi vượt quá khả năng chuyên môn.
Đối với bệnh ĐTĐ, các trạm y tế có nhiệm vụ phát hiện sớm bệnh. Thực hiện xét nghiệm đường máu mao mạch cho các đối tượng nguy cơ cao; tư vấn, lập danh sách quản lý các trường hợp có nguy cơ cao, tiền ĐTĐ; chuyển tuyến trên chẩn đoán xác định các trường hợp nghi ngờ ĐTĐ; điều trị, quản lý ĐTĐ đối với các trường hợp được tuyến trên chuyển về; xử trí và chuyển người bệnh lên truyến trên khi vượt quá khả năng chuyên môn.
Trước đó, ngành Y tế đã triển khai thí điểm mô hình quản lý và điều trị bệnh THA tại 4 Trạm Y tế xã, phường: Thạch Quý (TP Hà Tĩnh), Hương Vĩnh (Hương Khê), Kỳ Ninh (TX Kỳ Anh), Trung Lễ (Đức Thọ). Sau gần 2 năm triển khai mô hình điểm về quản lý, điều trị THA tại Trạm y tế, vừa đem lại nhiều lợi ích cho người dân vừa giảm tải bệnh viện tuyến trên.