3 nhà khoa học Việt vào bảng xếp hạng thế giới

Các phó giáo sư Trần Xuân Bách, Lê Hoàng Sơn và Phùng Văn Phúc được gắn huy hiệu “Rising Star” - ngôi sao khoa học đang lên xuất sắc nhất thế giới.

Website Research.com, cổng thông tin điện tử uy tín dành cho các nhà khoa học thế giới, vừa công bố kết quả xếp hạng các nhà khoa học có thành tích xuất sắc trong công bố khoa học. Đây là lần đầu tiên bảng xếp hạng “Best Rising Stars of Science in the World” được công bố.

Bảng xếp hạng gồm danh sách 1.000 nhà khoa học hàng đầu từ tất cả lĩnh vực nghiên cứu chính, trong đó thống kê chỉ xét nhà khoa học có công bố đầu tiên trong 13 năm trở lại đây (tức từ năm 2012 đến nay). Trong số 5 nhà khoa học đang làm việc tại Việt Nam có tên, 3 nhà khoa học trong nước và 2 người nước ngoài.

Trong đó, PGS Trần Xuân Bách, Đại học Y Hà Nội, là nhà khoa học của Việt Nam duy nhất có mặt trong top 10 nhà khoa học đầu bảng (xếp hạng 3), lĩnh vực y học cộng đồng. Trần Xuân Bách trở thành phó giáo sư trẻ nhất Việt Nam ở tuổi 32 năm 2016. Ông có hơn 300 bài báo trên các tạp chí quốc tế được đánh giá cao về khoa học sức khỏe toàn cầu.

3 nhà khoa học Việt vào bảng xếp hạng thế giới

PGS.TS Trần Xuân Bách. Ảnh: NVCC

PGS.TS Lê Hoàng Sơn, Đại học Quốc gia Hà Nội, xếp hạng 190, lĩnh vực khoa học máy tính. PGS Sơn công bố hơn 180 công trình, bài báo trên các tạp chí nước ngoài trong danh mục ISI. Ông lọt vào top 10.000 nhà khoa học xuất sắc nhất của thế giới trong 3 năm liên tiếp 2019, 2020, 2021.

3 nhà khoa học Việt vào bảng xếp hạng thế giới

PGS.TS Lê Hoàng Sơn. Fb nhân vật

PGS.TS Phùng Văn Phúc, Đại học Công nghệ TP HCM, xếp hạng 958, lĩnh vực kỹ thuật cơ khí và hàng không vũ trụ. PGS Phúc là nhà khoa học Việt quen thuộc trong các bảng xếp hạng thế giới, ông có 4 năm liền vào danh sách 100.000 nhà khoa học ảnh hưởng nhất thế giới.

3 nhà khoa học Việt vào bảng xếp hạng thế giới

PGS.TS Phùng Văn Phúc. Ảnh: Thanhuytphcm.vn

Hai nhà khoa học nước ngoài là Mohammad Ghalambaz (xếp hạng 571) và Hossein Moayedi (xếp hạng 773) đều đến từ ĐH Tôn Đức Thắng. Bảng xếp hạng còn có tên nhà khoa học Việt đang làm việc tại nước ngoài là GS Bùi Tiến Diệu (xếp hạng 78, Mỹ).

Trong bảng xếp hạng này, Trung Quốc là quốc gia có nhiều nhà khoa học trong danh sách nhất (344), sau đó là Mỹ (209), một số quốc gia khác như Australia (41), Đức (38), Hàn Quốc (15), Nhật Bản (4). Nhà khoa học dẫn đầu bảng xếp hạng là Mohsen Sheikholeslami (Iran). Top 10 nhà khoa học dẫn đầu đến từ các quốc gia: Trung Quốc (4), Mỹ (2), Việt Nam, Singapore, Italy, Iran (1).

3 nhà khoa học Việt vào bảng xếp hạng thế giới

5 nhà khoa học đang làm việc tại Việt Nam có mặt trong danh sách. Ảnh chụp màn hình

Vị trí một nhà khoa học trong bảng xếp hạng được đánh giá dựa trên chỉ số General H-index (chỉ số đánh giá trên cơ sở các bài báo khoa học và giá trị trích dẫn trên tất cả các chuyên ngành), tỷ lệ đóng góp trong lĩnh vực nhất định, bên cạnh các giải thưởng và thành tựu của các nhà khoa học.

Với đợt xếp hạng lần này, Research.com đã xem xét dữ liệu của 166.880 nhà khoa học có năng suất công bố và trích dẫn hàng đầu thế giới. Chỉ 1.000 nhà khoa học hàng đầu có chỉ số H cao nhất mới được đưa vào bảng xếp hạng (chỉ số H được sử dụng dữ liệu từ Google Scholar và Microsoft Academic Graph). Research.com cho biết, họ cũng đối chiếu chéo và kiểm định từng nhà khoa học thông qua một số tiêu chí phụ khác như số lượng bài báo tại các tạp chí lớn, kỷ yếu hội nghị để xem xét các tác động của họ trong một số chuyên ngành nhất định.

Theo Như Quỳnh/VNE

Đọc thêm

Hành trình từ ý tưởng đến khoảnh khắc vinh danh của những chủ nhân Giải thưởng VinFuture 2024

Hành trình từ ý tưởng đến khoảnh khắc vinh danh của những chủ nhân Giải thưởng VinFuture 2024

4 công trình đến từ 10 nhà khoa học trên thế giới đã vượt qua gần 1.500 đề cử từ hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ, nhận giải thưởng VinFuture 2024 trị giá 4,5 triệu USD. Nhiều công trình, từ ý tưởng đến giải thưởng danh giá là quãng thời gian gần cả đời người với hành trình kiên trì vượt qua thử thách, định kiến và cả những thất bại để tận hiến cho khoa học và sự tiến bộ nhân loại.
Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Trước những vấn đề cấp thiết đang hiện hữu, các nhà khoa học từng nhận giải VinFuture dự đoán những nghiên cứu đột phá trong lĩnh vực biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường, an ninh năng lượng hay sức khỏe toàn cầu… sẽ là những ứng cử viên tiềm năng cho Giải thưởng VinFuture 2024 danh giá.
Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Sau video robot nhỏ thuyết phục "đồng đội" bỏ việc, nhiều người lo ngại viễn cảnh robot tích hợp AI có thể nổi loạn và tự ra quyết định.
Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Sau 3 mùa gây tiếng vang, các nhà khoa học trong nước kỳ vọng sự trở lại của Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024 với chuỗi hoạt động kết nối khoa học công nghệ, đặc biệt là “Chuỗi Đối thoại Khám phá tương lai VinFuture” hứa hẹn mang đến “cơ hội vàng” để tiếp cận tri thức toàn cầu và hợp tác phát triển.
Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất được làm từ kyawthuite, loại khoáng chất màu đỏ cam trong suốt chỉ có một mẫu vật đặt ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Los Angeles.