(Baohatinh.vn) - Chuyến khảo sát của các doanh nghiệp lữ hành đến từ tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế nhằm tìm hiểu sản phẩm dịch vụ du lịch, xây dựng tour, tuyến về với Hà Tĩnh.
Trong 2 ngày (26 và 27/9), Trung tâm Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp và Xúc tiến đầu tư (Văn phòng UBND tỉnh) tổ chức đoàn doanh nghiệp du lịch, cơ quan truyền thông các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế đến khảo sát, trải nghiệm các sản phẩm, dịch vụ du lịch Hà Tĩnh.
Theo đó, đoàn gồm 35 doanh nghiệp du lịch đã tham quan, trải nghiệm tại các điểm đến: Hồ Kẻ Gỗ (Cẩm Xuyên), Khu du lịch sinh thái Đá Bạc Eco, cơ sở sản xuất kẹo cu đơ Phong Nga (Thạch Hà); Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc (Can Lộc); Khu nghỉ dưỡng Phú Minh Gia, Khu du lịch Xuân Thành, khách sạn Sông Lam Waterfont (Nghi Xuân).
Đoàn cũng khảo sát các dịch vụ lưu trú, ăn uống, giải trí... tại một số khu, điểm du lịch.
Kết thúc chương trình, đoàn khảo sát đã có buổi tổng kết, trao đổi, góp ý nhằm giúp nâng cao, hoàn thiện các sản phẩm du lịch của Hà Tĩnh.
Theo đó, các thành viên cho rằng, Hà Tĩnh có nhiều điểm đến hấp dẫn, cơ sở hạ tầng ngày càng được đầu tư quy mô, khang trang và đồng bộ. Tuy nhiên, Hà Tĩnh cần phát huy hơn nữa lợi thế trong tạo ra những sản phẩm hấp dẫn thế mạnh về những câu chuyện con người quê hương núi Hồng, sông La như: truyền thống hiếu học, làng khoa bảng, ký ức chiến tranh...
Đồng thời, tăng cường hơn nữa việc quảng bá hình ảnh điểm đến, các sản phẩm hấp dẫn một cách rộng rãi, nhất là đối với thị trường quốc tế....
Tại buổi tổng kết, ông Trần Nguyễn Huỳnh - Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp và Xúc tiến đầu tư (Văn phòng UBND tỉnh) cảm ơn các thành viên đoàn đã dành sự quan tâm và thời gian để thực hiện chuyến khảo sát.
Đồng thời, mong sau chuyến đi, các doanh nghiệp du lịch đến từ các tỉnh bạn sẽ dành nhiều hơn sự quan tâm trong việc quảng bá giới thiệu du lịch Hà Tĩnh đến du khách trong và ngoài nước. Qua đó, kiến tạo các tour, tuyến đưa du khách về với Hà Tĩnh trong thời gian tới.
Phải mất hàng chục năm, cùng với sự kiên trì và đôi bàn tay khéo léo, người dân ở Hà Tĩnh mới có thể tạo nên những cổng nhà, hàng rào bằng xây xanh cực kỳ ấn tượng và đẹp mắt.
“Tỉnh thành bát cảnh” - 8 cảnh đẹp, công trình của Thành Sen xưa mang theo những giá trị văn hóa, tinh thần và cả niềm tự hào của người TP Hà Tĩnh qua các thế hệ.
Những giai thoại gắn liền với vua Hàm Nghi và những báu vật nhà vua ban cho người dân xã Phú Gia (Hương Khê, Hà Tĩnh) được bà con lưu truyền qua nhiều thế hệ, gìn giữ cẩn thận đến ngày nay.
Đầu tư hàng chục triệu đồng cho tiểu cảnh, tăng thời gian phun bọt tuyết nhân tạo... là cách nhiều quán cà phê ở TP Hà Tĩnh thực hiện để thu hút khách hàng đến check-in mùa Giáng sinh năm 2024.
Xuất phát từ ý tưởng lưu giữ lại những những tinh hoa, truyền thống tốt đẹp của quê hương đất nước, nhà giáo, Tiến sĩ Nguyễn Quang Cương, xã Bình An, huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) trong 50 năm đã dày công sưu tầm hàng ngàn hiện vật, tài liệu, bút tích quý hiếm.
Đầu đông, những cây mỹ nhân trên đất Thành Sen nở hoa rực rỡ. Cánh hoa mỏng manh mang sắc hồng thắm trải dài trên nhiều góc phố làm bao người đắm say...
120 hội viên Hội Nông dân TX Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) thi gói và nấu 1.800 chiếc bánh chưng dâng Thánh tại lễ hội đền Cả - Dinh đô Quan Hoàng Mười năm 2024.
BQL Khu di tích đền thờ Chế thắng Phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu (xã Kỳ Ninh, TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) đang triển khai nhiều phần việc để phục vụ du khách trong mùa lễ hội lớn nhất năm.
Với nhiều giá trị văn hóa, tâm linh, di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia đền Chợ Củi (xã Xuân Hồng, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) là địa chỉ thu hút du khách gần xa, nhất là vào mùa lễ hội.
Hội thi “Nghiệp vụ buồng trong cơ sở lưu trú Hà Tĩnh năm 2024" do Hiệp hội Du lịch tỉnh tổ chức nhằm tôn vinh và nâng cao chất lượng đội ngũ làm nghề phục vụ tại các cơ sở du lịch.
Lễ hội đền Chợ Củi (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) dự kiến diễn ra từ ngày 5/11 - 10/11/2024 (tức ngày 5/10 - 10/10 âm lịch) với nhiều hoạt động văn hóa, thể thao hấp dẫn, đặc sắc.
Được triển khai sưu tầm trong suốt khoảng 10 năm, các phiên bản mộc bản, bản rập mộc bản trên giấy dó đã lưu lại những tư liệu quý về Đại thi hào Nguyễn Du trong suốt 18 năm làm quan dưới triều Nguyễn
Vườn chim nhân tạo dần hình thành giữa TP Hà Tĩnh sẽ là quần thể sinh thái sống động, nơi bảo tồn chim trời và tạo điểm tựa để phát triển du lịch sinh thái, trải nghiệm.
Ẩn mình giữa những dãy núi, đồi chè Nam Sơn như một "viên ngọc xanh" lấp lánh giữa khung cảnh thiên nhiên thanh bình của miền quê nông thôn mới Kỳ Trung (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh).
Kỳ nghỉ lễ Quốc khánh năm nay, các khu, điểm du lịch trên toàn tỉnh Hà Tĩnh đã thu hút khoảng 220.242 lượt khách tham quan, nghỉ dưỡng, tăng 265% so với cùng kỳ năm 2023.
Thời tiết thuận lợi trong kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 giúp biển Thiên Cầm (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) thu hút hàng chục nghìn khách du lịch về tham quan, nghỉ dưỡng.
Những con đường, tuyến phố gắn liền với tên tuổi của các anh hùng, liệt sỹ trong phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh, hôm nay được xây dựng khang trang, sạch đẹp, là minh chứng cho sự phát triển của TP Hà Tĩnh trẻ trung, năng động.
Trong ngày đầu kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9, hàng ngàn du khách thập phương đã về tri ân các anh hùng liệt sĩ tại Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh).
Trải nghiệm đón bình minh trên biển Thiên Cầm (Hà Tĩnh) với các hoạt động như: tắm biển, tập thể dục thể thao, đi chợ hải sản... là lựa chọn của nhiều du khách gần xa.
Đoàn kết, chung sức đồng lòng cùng các cấp, người dân thôn giáo toàn tòng (thôn 7, xã Quang Thọ, Vũ Quang, Hà Tĩnh) đã cùng nhau xây dựng một miền quê thanh bình, đáng sống.
Để lễ kỷ niệm 300 năm ngày sinh Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác diễn ra thành công, các cấp ngành và địa phương Hà Tĩnh đang tích cực triển khai công tác chuẩn bị.
Từ một vùng đất cằn cỗi, đồi núi hoang sơ, thôn Xuân Sơn, xã Cổ Đạm (Nghi Xuân – Hà Tĩnh) hôm nay đã vươn mình trở thành khu dân cư kiểu mẫu đáng sống...
Đón nhận “luồng gió mới” từ những chủ trương chính sách của các cấp, ngành trong phát triển du lịch, gần đây, nhiều cá nhân ở Hà Tĩnh đã mạnh dạn xây dựng nhiều mô hình, sản phẩm hấp dẫn, góp phần thu hút du khách.
“Tôi có thể hiểu được tiếng các loài chim và đã hỗ trợ xây dựng được hơn 20 mô hình bảo tồn chim trời với hàng chục loài, tạo nên những mô hình du lịch sinh thái nổi tiếng thu hút du khách. Tôi mong muốn giúp Hà Tĩnh xây dựng mô hình này”, ông Lê Danh Cương chia sẻ.
Quần thể Khu di tích Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác tại huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa - lịch sử về Đại danh y và là điểm đến văn hóa tâm linh của người dân muôn phương.