5 thảm họa kinh hoàng có thể hủy diệt mọi nguồn sống trên Trái đất

Trái đất chúng ta đang chịu ảnh hưởng từ hoạt động của con người, gây ra hiện tượng biến đổi khí hậu, nóng lên toàn cầu, hiệu ứng nhà kính… Nhưng hiện tượng dưới đây nếu xảy ra có thể phá hủy hoàn toàn môi trường sống của chúng ta.

5 tham hoa kinh hoang co the huy diet moi nguon song tren trai dat

1. Va chạm với vật thể ngoài vũ trụ

5 tham hoa kinh hoang co the huy diet moi nguon song tren trai dat

Chúng ta biết rằng, có khá nhiều thiên thạch và sao chổi bị hút bởi những hành tinh lớn trong Hệ Mặt trời.

Và nếu 1 thiên thạch nào đó có kích thước đường kính ít nhất 10km tiến đến va chạm với Trái đất thì có thể gây ra những hậu quả thảm khốc cho hành tinh chúng ta.

2. Tiến gần hơn đến Mặt Trời

Nếu vì một lý do nào đó, Trái đất di chuyển đến gần Mặt trời hơn thì những hiệu ứng từ đó sẽ trở thành thảm họa.

5 tham hoa kinh hoang co the huy diet moi nguon song tren trai dat

Khi khoảng cách còn lại từ Trái đất tới Mặt trời là khoảng vài chục triệu km, chúng ta sẽ thấy các đại dương bốc hơi, tỷ lệ khí CO2 tăng vọt, cùng với đó là hiệu ứng nhà kính khiến nhiệt độ tăng gây thảm họa chết người.

Chính bởi hiệu ứng nhà kính này mà ta có thể hiểu lý do vì sao sao Kim - có nhiều nét tương đồng với Trái đất - nằm gần Mặt Trời hơn khoảng 30% lại trở thành một cái lò Hỏa Diệm Sơn đúng nghĩa.

Nhiệt độ trên bề mặt hành tinh này lên tới 465 độ C - và là nhiệt độ cao nhất được ghi nhận trên bề mặt của một hành tinh trong hệ Mặt Trời chúng ta.

3. Nếu Trái đất ngừng quay

Chúng ta biết rằng Trái đất luôn tự quay quanh trục của nó với vận tốc đầy kinh ngạc 1.670 km/h.

Nhưng việc va chạm với một vật thể khổng lồ ngoài không gian nếu xảy ra có thể khiến Trái đất ngừng quay và gây nên những hậu quả nghiêm trọng khác.

5 tham hoa kinh hoang co the huy diet moi nguon song tren trai dat

Đó là bầu khí quyển theo đà sẽ tạo nên những cơn cuồng phong với tốc độ khoảng 1.600 km/h, có thể phá hủy mọi thứ trên đường đi. Sức mạnh của những cơn lốc như vậy cũng gây ra tình trạng ma sát đáng kể có thể làm tăng nhiệt độ bề mặt hành tinh.

Nhưng điều tồi tệ nhất vẫn còn ở phía trước. Bởi vì, ở giai đoạn tiếp theo, một bên Trái đất khi không còn tự quay sẽ phải chịu sự thiêu đốt của các tia sáng Mặt trời kéo dài. Như vậy, một nửa bên này Trái đất sẽ có nhiệt độ cực nóng, còn nửa bên kia lại đóng băng.

Sự chênh lệch lớn về nhiệt độ như vậy sẽ gây ra các cơn lốc xoáy hủy diệt. Nhưng trước đó, mọi sự sống trên Trái đất sẽ bị diệt vong rồi.

4. Lực hấp dẫn bỗng nhiên biến mất

Lực hấp dẫn là một trong những thành phần quan trọng của vũ trụ. Bởi nhờ đó mà vật chất được liên kết lại thành một khối như các nguyên tử hydro và heli tạo thành các ngôi sao, hay như các hạt bụi vũ trụ tạo nên hành tinh chứa đá tựa Trái đất.

5 tham hoa kinh hoang co the huy diet moi nguon song tren trai dat

Nhưng nếu một ngày, các quy luật vật lý như lực hấp dẫn không còn ở trạng thái như chúng ta biết, thì tất cả các dạng sống sẽ biến mất trên hành tinh chúng ta.

Khi vật chất sẽ không còn liên kết với nhau nữa, các hành tinh và ngôi sao sẽ tan thành hư vô cùng với tất cả những gì chúng chứa trên đó. Vũ trụ sau đó chỉ là một tập hợp vật chất phân tán một cách hỗn độn.

5. Các vụ nổ tia gamma

5 tham hoa kinh hoang co the huy diet moi nguon song tren trai dat

Các nhà khoa học cho rằng vụ nổ dữ dội nhất trong vũ trụ là vụ nổ tia gamma.

Vụ nổ tia gamma là hiện tượng phổ biến trong vũ trụ, giải phóng 1 nhiệt lượng vô biên. Nếu chạm đến Trái đất, một nguồn năng lượng như vậy sẽ đốt cháy tầng ozone và hầu hết các dạng sống nơi đây sẽ bị thiêu đốt bởi những bức xạ Mặt trời.

Ngoài ra, nhiệt độ cũng tăng lên và các cơn lốc xoáy hình thành sẽ phá hủy bề mặt Trái đất nhanh chóng.

Nhưng một viễn cảnh như vậy sẽ khó có cơ hội xảy ra, bởi vì một vụ mổ tia gamma nếu chạm tới Trái đất từ một khoảng cách 100 năm ánh sáng sẽ trở nên yếu ớt khiến bầu khí quyển dễ dàng chặn lại.

Tạm kết:

Theo các chuyên gia, những kịch bản này còn lâu mới trở thành hiện thực nhưng Ngày tận thế về môi trường, biến đổi khí hậu sẽ không xa đâu bởi chính những hành động phá hoại hành tinh mỗi ngày của bạn.

Vì vậy, hãy chung tay bảo vệ môi trường, bảo vệ Trái đất vì sự sống còn của toàn nhân loại.

Theo Trí thức trẻ

Đọc thêm

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Trước những vấn đề cấp thiết đang hiện hữu, các nhà khoa học từng nhận giải VinFuture dự đoán những nghiên cứu đột phá trong lĩnh vực biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường, an ninh năng lượng hay sức khỏe toàn cầu… sẽ là những ứng cử viên tiềm năng cho Giải thưởng VinFuture 2024 danh giá.
Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Sau video robot nhỏ thuyết phục "đồng đội" bỏ việc, nhiều người lo ngại viễn cảnh robot tích hợp AI có thể nổi loạn và tự ra quyết định.
Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Sau 3 mùa gây tiếng vang, các nhà khoa học trong nước kỳ vọng sự trở lại của Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024 với chuỗi hoạt động kết nối khoa học công nghệ, đặc biệt là “Chuỗi Đối thoại Khám phá tương lai VinFuture” hứa hẹn mang đến “cơ hội vàng” để tiếp cận tri thức toàn cầu và hợp tác phát triển.
Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất được làm từ kyawthuite, loại khoáng chất màu đỏ cam trong suốt chỉ có một mẫu vật đặt ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Los Angeles.