Airbus hợp tác với Việt Nam phát triển ngành công nghiệp vũ trụ

Vừa qua, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ký một bản ghi nhớ với Airbus về việc hợp tác trong lĩnh vực không gian vũ trụ.

Airbus hợp tác với Việt Nam phát triển ngành công nghiệp vũ trụ

Vệ tinh Astrobus-S trên không gian. (Nguồn: Airbus)

Các lĩnh vực hợp tác tiềm năng giữa Airbus và Bộ Khoa học và Công nghệ bao gồm trao đổi thông tin về các vấn đề liên quan đến quan sát Trái Đất, tổ chức, tham gia các sự kiện khoa học công nghệ và nghiên cứu công nghệ vệ tinh.

Ông Nicolas Chamussy, Giám đốc Space Systems của Airbus cho biết: “Airbus và Việt Nam từng là đối tác với dự án vệ tinh VNREDSat-1 và ý định thư này sẽ tạo điều kiện cho hãng hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp vũ trụ tại Việt Nam. Bản ghi nhớ này sẽ tạo điều kiện cho hai bên tiếp tục hợp tác về các chủ đề liên quan đến quan sát Trái Đất và công nghệ vệ tinh, đồng thời giúp củng cố hơn nữa mối quan hệ hợp tác song phương.”

Năm 2010, Airbus được trao hợp đồng phát triển, sản xuất và phóng vệ tinh quan sát trái đất đầu tiên của Việt Nam. VNREDSat-1 đã được phóng thành công vào tháng 5/2013, giúp Việt Nam theo dõi và nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, dự báo và thực hiện các biện pháp phòng chống thiên tai, tối ưu hóa việc quản lý tài nguyên thiên nhiên.

Là một phần của chương trình VNREDSat-1, Airbus và Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VAST) đã thiết lập quan hệ hợp tác song phương bao gồm các chương trình đào tạo lý thuyết và thực hành cũng như chuyển giao công nghệ cho các kỹ sư Việt Nam.

Ở Việt Nam, ngoài vệ tinh VNREDSat-1, Airbus đã gặt hái được nhiều thành công đối với máy bay thương mại và máy bay trực thăng. Trong lĩnh vực giáo dục, Airbus đang hỗ trợ phát triển hai chương trình đào tạo mới tại Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH), giúp Việt Nam đáp ứng các yêu cầu ngày càng tăng đối với các kỹ sư và chuyên gia hàng không vũ trụ./.

Theo vietnam+

Đọc thêm

Chế tạo robot giúp đo lường tốc độ tan chảy của thềm băng Nam Cực

Chế tạo robot giúp đo lường tốc độ tan chảy của thềm băng Nam Cực

Các kỹ sư của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ NASA đang tiến hành thiết kế một đội robot thăm dò dưới nước để đo tốc độ tan chảy của các dải băng lớn chung quanh Nam Cực; từ đó đưa ra những đánh giá tác động của tình trạng nói trên với hiện tượng nước biển dâng cao.
Kính hiển vi nhanh nhất thế giới

Kính hiển vi nhanh nhất thế giới

Nhóm nhà vật lý tại Đại học Arizona phát triển kính hiển vi điện tử nhanh nhất thế giới, có thể chụp electron di chuyển với tốc độ 7.920.000 km/h.
Việt Nam sắp phóng vệ tinh radar đầu tiên

Việt Nam sắp phóng vệ tinh radar đầu tiên

LOTUSat-1, vệ tinh radar đầu tiên của Việt Nam đã hoàn thành công tác thiết kế, chế tạo, dự kiến có thể phóng lên vũ trụ vào cuối năm nay hoặc đầu năm sau.
Phát hiện dược chất quý từ trứng cầu gai vàng

Phát hiện dược chất quý từ trứng cầu gai vàng

Lần đầu tiên các nhà khoa học tại Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên phát hiện trong loài cầu gai vàng có nhiều hợp chất có dược tính tiềm năng, tìm cách nghiên cứu chiết xuất.